CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN
4.1. Các kết quả nghiên cứu chính
Bài nghiên cứu kiểm định tỷ suất sinh lời dài hạn của các công ty IPO tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Khi so sánh các hệ số CAR báo cáo trong bảng 3.2 với các hệ số BHAR báo cáo trong Bảng 3.3, tỷ suất sinh lời thấp dài hạn của các công ty IPO tại HOSE là cao hơn nhiều khi tính theo hệ số BHAR. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Fama (1998), Mitchell và Stafford (2000), các tác giả cho rằng thước đo BHAR có thể khuếch đại tỷ suất sinh lời thấp hoặc cao hơn, ngay cả khi nó phát sinh chỉ trong một khoảng thời gian. Theo kết quả tính t-stat của mẫu nghiên cứu, hệ số CAR trong tất cả các giai đoạn một, hai, ba năm sau IPO đều khơng có ý nghĩa thống kê. Do đó, tác giả không dùng hệ số CAR mà sử dụng hệ số BHAR làm biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại tỷ suất sinh lời bất thường từ sự kiện niêm yết lần đầu ra công chúng, và tỷ số này nhạy cảm khi tính bằng các phương pháp và cách tính trọng số khác nhau, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ suất sinh lời được tính bằng tỷ suất sinh lời bất thường từ việc mua và nắm giữ cổ phiếu theo trọng số tương đương (EWBHARs) có ý nghĩa thống kê trong suốt 3 năm sau IPO, do đó đây là cách tính phù hợp nhất để xác định tỷ suất sinh lời bất thường trong dài
hạn của các công ty IPO tại sàn HOSE.
Từ kết quả hồi quy đa biến, cho thấy cả 5 nhân tố nghiên cứu đều tác động đến tỷ suất sinh lời dài hạn của các công ty IPO tại HOSE. Cụ thể, tỷ suất sinh lời ban đầu, lợi nhuận gộp, quy mô công ty tỷ lệ nghịch, còn quyền sở hữu của tổ chức và tuổi công ty tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời bất thường trong dài hạn, trong đó tác động của quyền sở hữu của tổ chức là không đáng kể. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.