Nguồn Switching Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế tạo, lắp đặt mạch điện tử nâng cao (Nghề Điện tử công nghiệp) (Trang 29 - 32)

1.1. Khái niệm

Nguồn switching hay thường gọi là nguồn xung hay nguồn tổ ong là là tên gọi thường dùng để phân biệt giữa nguồn dùng biến áp xung và biến áp thường là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung. Tùy theo mức điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng, các nhà sản xuất đã tính tốn và thiết kế với mức điện áp ra mong muốn. Một số điện áp ngõ ra một chiều thường dùng như 5VDC, 9VDC, 12VDC, 24VDC, 48VDC...

Nguồn xung 12V - 34A chống nước

Nguồn xung được thiết kế dựa trên chuyển mạch tần số cao dùng biến áp xung cho hiệu suất cao, tối giản được về kích thước và trọng lượng khi thiết kế, trong mạch sử dụng linh kiện chuyển mạch tần số cao ít suy hao như mosfet hoặc transistor high speed, biến áp xung nhỏ gọn. Có 2 kiểu thiết kế nguồn xung, thiết kế rời riêng biệt để cung cấp đến thiết bị như dùng nguồn để thắp sáng LED, điều khiển motor, đóng ngắt thiết bị và thiết kế mạch nguồn xung được tích hợp sẵn trong board mạch các thiết bị điều khiển tạo ra các điện áp như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 24V...để làm nguồn nuôi cho các IC hoạt động...

Nguồn tổ ong

1.2. Mch Switching ngun boost

- Mạch boost converter cho điện áp DC đầu ra cao hơn đầu vào (cùng dấu). Sơ đồ nguyên lý mạch boost converter như sau:

- Hoạt động cơ bản như sau: Khi cơng tác đóng, dịng qua cuộn dây tăng dần lên. Khi cơng tắc mở ra, dịng qua cuộn dây giảm (do có thêm tải) khiến điện áp cuộn dây tăng lên. Điện áp này đặt vào tụ khiến cho tụ được nạp với điện áp lớn hơn điện áp Vin.

- Lưu ý rằng năng lượng đầu ra chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng năng lượng đầu vào, do đó ở mạch boost converter dịng đầu ra phải nhỏ hơn dòng đầu vào (do áp đầu ra lớn hơn áp đầu vào).

1.3. Mch Switching buck

- Buck converter: Đây là loại thông dụng nhất trong các loại nguồn switching. Người ta sử dụng nó trong các mạch với đầu vào DC lớn (24-48V) với các mức đầu ra 15V, 12V, 9V, 5V... với hao phí điện năng rất thấp. Buck converter sử dụng một transistor để đóng cắt liên tục theo chu kỳ điện áp đầu vào qua một cuộn dây. Sơ đồ nguyên lý cơ bản như sau:

- Hai hình bên dưới mơ tả hoạt động của mạch ở 2 trạng thái nạp và xả của cuộn dây. Ta sẽ tính dịng qua điện trở LOAD (tải) ở hai trạng thái.

+ Trạng thái nạp: Do chênh lệch điện thế giữa 2 điểm SW và V0, dòng qua cuộn dây tăng dần lên, tụ C0 đồng thời được nạp. Dịng điện qua LOAD tính theo công thức I(LOAD)=I(L)-I(C0).

+ Trạng thái xả: Nguồn Vin bị ngắt ra, lúc này dòng cấp cho tải LOAD sẽ là dòng xả của cuộn dây và của tụ C0. I(LOAD)=I(L)-I(C0) (dấu - vì chiều quy ước của I(C0) chảy về C0).

Với cuộn dây có điện cảm đủ lớn và tụ có điện dung đủ lớn, ta sẽ có điện áp ra tải V0 gần như phẳng (gợn sóng chỉ cỡ mV) V0=I(LOAD)*R(LOAD).

2. Mạch bảo vệ2.1. Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế tạo, lắp đặt mạch điện tử nâng cao (Nghề Điện tử công nghiệp) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)