Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008) trong bài nghiên cứu “Cơ cấu vốn và

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” đã sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của 50 cơng ty phi tài chính đang niêm yết trên HOSE có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 9 năm 2008. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp qua chỉ tiêu ROE, ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị tác động bởi cơ cấu vốn vàcơ cấu vốn đo

lường qua các tỷsốnợ, bao gồmtỷsốnợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD), tỷsốnợ

dài hạn trên tổng tài sản(LTD), và tỷsố nợ trên vốn chủ sở hữu(D/E) có mốiquan

hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp ROE và ROA. Ngoài ra, tốc độ

tăng trưởng(growth) và quy mơ của doanh nghiệp(size) thì khơng có ý nghĩa thống kê trong các mơ hình nghiên cứu.

Nguyễn Thị Ngọc Hà (2010), nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn (Đo lường

bằng tổng vốn trên vốn chủ sở hữu) đến tỷ suất sinh lợi của 152 công ty niêm yếttại

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình

phương nhỏ nhất (OLS) để thực hiện các phép tính hồi quy. Bài nghiên cứu lựa

chọnmẫu số liệu hai năm, gồm năm 2007 và năm 2008,để phân tích và xem xét tác

động của cấu trúc vốn đến tỷ suất sinh lợi ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy địn

bẩy tài chính tác động cùng chiều đến ROE.Do đó việc sử dụng nợ sẽ làm gia tăng

khả năng sinh lợi của công ty.

Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) đã nghiên cứu với mô hình tương tự Trần Hùng

dựng đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) từ năm 2006 đến năm 2010. Mẫu nghiên cứu gồm 40 cơng ty, với phương pháp bình phương nhỏ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến yếu tố tài chính được đo lường qua các tỷ lệ nợ (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) tác động ngược

chiều đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh ROA.

Đặng Thị Diễm Kiều (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả

hoạt động kinh doanh của 172 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong 6 năm (2006 – 2011) theo phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ số nợ ngắn hạn STD tác động cùng chiều lên EPS, tác động ngược chiều lên ROA, và khơng có ý nghĩa với ROE và Tobin’s Q. Tỷ số nợ dài hạn LTD tác động cùng chiều lên Tobin’s Q, tác động ngược chiều lên EPS, ROE và ROA. Cuối cùng là tỷ số tổng nợ TD tác động cùng chiều lên Tobin’s Q, tác động ngược chiều lên ROE và ROA, và khơng có ý nghĩa với EPS. Như vậy nợ tác động làm giảm mức sinh lợi dựa trên số liệu sổ sách và tác động làm gia tăng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu cơng ty.

Tóm lại, những lập luận của các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định cấu

trúc vốn và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả các nghiên

cứu cho thấy cấu trúc vốn tác động cùng chiều, ngượcchiều hoặc khơng có ý nghĩa

với hiệu quả hoạt động.Vì vậy, luận văn này xem xéttác động của cấu trúc vốn đến

hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng

khoán TP.HCM để cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 25 - 27)