1.5.1. Vị trí và vai trị của PCA đối với tài phán quốc tế
Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, PCA đã trải qua những thời kỳ
khó khăn và đơi khi bị rơi vào trạng thái gần như bị lãng quên, trong suốt khoảng 40 năm kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, chỉ có 1 vụ việc được đưa ra giải quyết tại
PCA. Tuy nhiên, với sự kiên trì và cố gắng nỗ lực không ngừng của các quốc gia
thành viên, PCA đã dần lấy lại uy tín và khẳng định vai trị của mình trong lĩnh vực tài phán quốc tế. Cụ thể chỉ trong 12 năm đầu của thế kỷ 21, đã có 152 thủ tục trọng tài được đưa đến PCA so với 34 thủ tục của 100 năm đầu kể từ khi thành lập. Trong thủ tục trọng tài đa quốc gia những năm gần đây, PCA được thấy hoạt động nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử của PCA, kể cả thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các bên cá nhân, PCA đã tiến hành xét xử tại Trọng tài theo các nguyên tắc của UNCITRIAL nhiều hơn bất kỳ tổ chức nào khác [53].
Vai trò của PCA trong tài phán quốc tế không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về số lượng các vụ việc tranh tụng, các yêu cầu tư vấn và chỉ định trọng tài trong những
năm gần đây. Câu hỏi đặt ra là vai trò của PCA như là một Cơ quan tài phán trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp quốc tế cùng với các cơ quan tài phán khác. Câu trả lời thể hiện ở những con số, ở xu hướng tăng trưởng và ở bất kỳ điều gì làm gia tăng sự xuất hiện của PCA so với các cơ quan tài phán khác. Sau tất cả, tính hữu ích của bất kỳ tổ chức nào cuối cùng được xác định bởi người sử dụng nó. Và số vụ việc mà PCA đã giải quyết là minh chứng khá rõ ràng cho tính hữu ích và khả năng của PCA.
Đóng góp cụ thể của PCA trong giải quyết các tranh chấp quốc tế là gì? Đầu tiên, PCA đã thấy trước được sự gia tăng số lượng của các vụ việc. Trong các thiết chế giải quyết các tranh chấp quốc tế khác, Tịa án Cơng lý quốc tế liên tục nhận được các vụ việc mới với một tốc độ gia tăng ổn định số lượng các vụ việc được đăng ký. Tại Washington, Trung tâm quốc tế để giải quyết các tranh chấp đầu tư đã đăng ký trung bình 30 vụ việc trong 10 năm trở lại đây, gấp ba lần mức trung bình của 10 năm trước. Khơng có nghi ngờ gì về sự bùng nổ của các Hiệp ước đầu tư song phương trong những năm 1990, minh chứng thể hiện thông qua hai tổ chức là Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) và PCA. Những dữ liệu từ Trọng tài thương mại quốc tế cho thấy một xu hướng tương tự, các tổ chức như AA, Tòa án trọng tài Quốc tế London, và Phịng thương mại quốc tế có sự gia tăng đáng kể các vụ việc, phần lớn xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, việc mở rộng của PCA như là một xu hướng chung của tất cả các tổ chức, phản ánh một sự gia tăng toàn cầu về nhu cầu ngày càng tăng về giải quyết tranh chấp quốc tế.
Với sự linh hoạt của mình, PCA có thể tự do điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu giải quyết các loại tranh chấp phát sinh cùng với sự vận động và phát triển của quốc tế, minh chứng cho sự linh hoạt này thể hiện trong các ví dụ sau:
Thứ nhất, Khi mà số lượng các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng trong đó
có sự tham gia của các Quốc gia hoặc các Dân tộc có quyền tự quyết ngày càng gia tăng và phần lớn các tranh chấp phát sinh liên quan đến Hợp đồng chứ không phải là Điều ước, điều này tạo ra mối quan tâm phổ biến và cấp bách cho các chính phủ thường xuyên tham gia vào các hợp đồng có giá trị lớn. Tuy nhiên tại thời điểm đó khơng có tổ chức chuyên biệt trọng tài thương mại liên quan đến Quốc gia, PCA ra
đời đã giải quyết một số lượng lớn các tranh chấp hợp đồng liên quan đến các Quốc gia hoặc các Dân tộc có quyền tự quyết;
Thứ hai, trong một bối cảnh mới của thế giới, xung đột vũ trang ngày một
gia tăng và đây thường là xung đột giữa một phòng trào vũ trang trong phạm vi lãnh thổ của một nước chống lại quyền lực của chính nhà nước đó, một tranh chấp nằm ngồi thẩm quyền của bất kỳ tổ chức chuyên tránh nào nhưng lại rất khẩn trương cần được giải quyết. Những người soạn thảo Công ước La Haye 1899 đã nhìn thấy trước bối cảnh đó và đã tạo ra một phương tiện để giải quyết hịa bình các tranh chấp, tất nhiên khơng có khái niệm một nhà nước chịu phân xử với một phịng trào tìm cách ly khai, thậm chí nhỏ hơn nữa là một bên thương mại cá nhân. Nhưng bằng cách thiết lập một tổ chức linh hoạt, PCA sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp như trên.
Thứ ba, nói đến vai trị của PCA trong tài phán quốc tế khơng thể khơng kể
đến những đóng góp của PCA vào việc ngăn chặn xung đột giữa các quốc gia, duy trì hịa bình và an ninh thế giới, điều này thể hiện khá rõ trong các vụ việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán
trên biển đảo mà PCA đã và đang giải quyết như: vụ tranh chấp liên quan đến ngư
trường bờ Bắc đại tây dương giữa Anh và Mỹ năm 1910; vụ tranh chấp đảo Timor
giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha năm 1914; vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà
Lan năm 1928. Sau khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ra đời, cùng với đó Tịa án luật biển được thành lập với rất nhiều những ưu điểm được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn của các tranh chấp liên quan đến biển đảo đã được giải quyết trước đó, nhưng PCA vẫn tiếp tục nhận được những yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến biển đảo như vụ tranh chấp quần đảo Hanish giữa Eritrea và Yemen năm 1998 và 1999; vụ tranh chấp chủ quyền các đảo xung quanh eo biển Malacca giữa Sigapore và Malaysia năm 2003; vụ tranh chấp biên giới trên biển giữa
Barbados và Trinidad & Tobago năm 2006; vụ việc tranh chấp liên quan đến phân
định biên giới trên biển giữa Guyana và Suriname năm 2004-2007; tranh chấp liên quan đến môi trường biển giữa Ireland và Vương quốc Anh năm 2008; hiện tại PCA
đang giải quyết theo UNCLOS tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Chagos
giữa Cộng hòa Mauritius và Vương quốc Anh năm từ 2010; vụ tranh chấp liên quan
đến ranh giới trên biển giữa Cộng hòa Bangladesh và Ấn Độ từ năm 2009; và tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và Philippines năm 2013. Những dẫn
chứng trên đây phần nào đã cho thấy khả năng và tính ưu việt của PCA so với các
thiết chế tài phán khác trong giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này.
1.5.2. Vai trò của PCA đối với việc phát triển pháp luật quốc tế
Thông qua hoạt động xét xử, PCA khơng chỉ góp phần vào giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, mà PCA cịn đóng một vai trị quan trọng trong việc giải thích và phát triển pháp luật quốc tế.
Như mục đích từ ban đầu của những nhà soạn thảo Công ước La Haye 1899 và Cơng ước La Hay 1907 là tìm kiếm một giải pháp hịa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, sự ra đời của PCA với tư cách là cơ quan trọng tài quốc tế đầu tiên cùng với cơ chế giải quyết tranh chấp tại PCA đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các thiết chế trọng tài quốc tế sau này. Có thể nói Cơng ước La
Haye 1899 đã tổng hợp gần như tồn bộ các khía cạnh đã trở thành văn hóa trọng
tài quốc tế [53] trên tồn thế giới, trên tinh thần đó, các quy tắc trọng tài của PCA đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Trọng tài thương mại quốc tế đồng thời cũng chịu tác động của các Quy tắc trọng tài ra đời sau đó mà tiêu biểu là các Quy tắc trọng tài của UNCITRAL, các quy tắc trọng tài của UNCITRAL đã có ảnh hưởng lớn đến Trọng tài quốc tế của PCA và sự phát triển của các quy tắc trọng tài của PCA, điều này được thể hiện trong hoạt động xét xử cũng như trong các Quy tắc của PCA ban hành sau Công ước La Haye 1899, Công ước La Hay 1907.
Các Công ước La Haye 1899, Công ước La Hay 1907 cùng với hệ thống các Quy tắc xét xử và các văn bản pháp lý ban hành sau đó của PCA đã đóng góp một cơng cụ pháp lý vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Và trong q trình hoạt động, PCA khơng ngừng cập nhật, nghiên cứu và phát triển các Quy tắc của mình cho phù hợp với sự vận động và phát triển của đời sống quốc tế. Có thể kể đến một loạt các quy tắc ban hành từ năm 1990 trở lại đây như đã được đề cập tại mục 1.2.5
ở trên. PCA không chỉ đơn thuần là ban hành các Quy tắc mới phù hợp với các hồn cảnh mới của quốc tế mà cịn phát triển và tổng hợp các quy tắc này để tạo thuận lợi cho các bên lựa chọn khi tham gia tố tụng trọng tài tại PCA, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 đã tổng hợp một số các Quy tắc trọng tài ban hành trước đó của PCA và trên tinh thần có tham khảo các quy tắc mới nhất của UNCITRAL là một trong các minh chứng mới nhất cho hoạt động phát triển pháp luật quốc tế của PCA.
Như vậy, thông qua các hoạt động của mình, PCA khơng chỉ góp phần phát triển pháp luật quốc tế mà cịn khẳng định được tính đúng đắn và phù hợp của các văn bản đó trong đời sống quốc tế.
Chương 2
THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ LUẬT ÁP DỤNG CỦA PCA 2.1. Luật áp dụng
2.1.1. Nguyên tắc thủ tục
Trước hết, luật áp dụng trong quá trình xét xử sẽ được các bên lựa chọn bằng việc quyết định chấp thuận áp dụng những nguyên tắc thủ tục cụ thể.
Các nguyên tắc thủ tục hiện nay cũng như các nguyên tắc của PCA (xuất phát từ các nguyên tắc của UNCITRAL) tạo ra sự linh hoạt trong vấn đề thủ tục cho tồ trọng tài và các bên. Có rất ít các điều khoản bắt buộc, nghĩa là, các bên có thể thơng qua thoả thuận để thay đổi những quy định thủ tục. Tất cả các nguyên tắc của PCA đều quy định, tồ có thể điều hành việc xét xử theo cách mà toà cho rằng thích hợp, miễn là thoả mãn yêu cầu được quy định tại Điều 15 khoản 1 UNCITRAL: “the parties are treated with equality and that, at any stage of the proceedings, each party is given a full opportunity of presenting its case” (tạm dịch: các bên đều được đối xử công bằng và tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng mỗi bên có được cơ hội đầy đủ để trình bày vụ việc của mình). Trong các tranh chấp thương mại cá nhân, và cũng có thể đặt trường hợp trong các tranh chấp khác, tồ trọng tài có thể áp dụng hoặc tham khảo luật trọng tài của nơi diễn ra xét xử để bổ sung vào phần “luật áp dụng”. Trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, thoả thuận thủ tục xét xử hoặc các nguyên tắc adhoc sẽ được các bên thảo ra, trình lên trọng tài để bổ sung vào các ngun tắc chính mà khơng tham khảo đến luật của địa phương.
2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng
Theo quy định của PCA, toà án trọng tài sẽ áp dụng luật do các bên thoả thuận, nếu khơng có sự thoả thuận nào, tồ sẽ áp dụng: hoặc là các nguyên tắc áp dụng của luật quốc tế thông thường, hoặc là bất cứ phần luật nào được quy định theo nguyên tắc chọn luật.
Trong trường hợp vụ việc liên quan đến tổ chức quốc tế, toà sẽ áp dụng trực tiếp các quy định thích hợp của tổ chức có liên quan và luật của các tổ chức quốc tế;
trong trường hợp các bên trong vụ việc là cá nhân, toà sẽ chú ý trực tiếp vào các thuật ngữ trong ký kết, thoả thuận được nhắc đến.
2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tại PCA
2.2.1. Theo Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye1907
2.2.1.1. Sơ đồ quy trình trình tự thủ tục tố tụng theo Cơng ước La Haye 1899 [48] và Công ước La Haye 1907 [49]
Quy trình thủ tục tổ tụng theo Công ước La Haye 1899 và Công ước La Haye 1907 có thể biểu đạt theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ. 2.1. Quy trình thủ tục tố tụng theo Công ước Lahaye 1899
và Công ước Lahaye 1907
Các bƣớc Nội dung
thực hiện
Ngƣời thực hiện Văn bản
áp dụng
Bước 3 Thành lập HĐTT Các Bên liên quan đến tranh chấp hoặc HĐTT Điều 32, 35 La Haye I Điều 54, 55, 59 La Haye II
Bước 2 Giải quyết vấn đề liên quan đến Compromis Tòa trọng tài Điều 53 La Haye II
Bước 1 Ký Thỏa thuận trọng tài (Compromis) Các Bên liên quan đến tranh chấp Điều 31 La Haye I Điều 52 La Haye II
Bước 5 Tiến hành trình tự thủ tục tố tụng Các Bên liên quan đến tranh chấp và HĐTT Điều 39-50 La Haye I Điều 86-90 La Haye II
Bước 6 Ban hành phán quyết trọng tài Hội đồng trọng tài Điều 52-57 La Haye I
2.2.1.2. Nội dung quy trình
Những quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp của Tòa
trọng tài thường trực La Haye đã được quy định trong Công ước La Haye I và được
quy định cụ thể hơn trong Công ước La Haye II. Theo các Cơng ước La Haye I và La
Haye II, trình tự thủ tục giải quyết một vụ tranh chấp bao gồm các bước sau đây:
Bƣớc 1: Ký Thỏa thuận trọng tài (Compromis): Ký “Compromis”. Điều 31
Công ước La Haye 1899 quy định các bên tham gia tranh chấp muốn giải quyết tại Tòa trọng tài thường trực phải ký một “Compromis” trong đó nói rõ nội dung tranh chấp, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài viên đồng thời cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc mọi phán quyết của Trọng tài. Điều 52 Công ước La Haye 1907 quy định cụ thể hơn về nội dung của “Compromis”. Ngồi những nội dung trên, “Compromis” cịn phải quy định thời gian cụ thể chỉ định Trọng tài viên, hình thức, cách thức và thời gian tiến hành tố tụng và số tiền mỗi bên phải đặt cọc trước để thanh tốn chi phí trọng tài. Nội dung “Compromis” còn quy định về cách thức chỉ định Trọng tài viên, những quyền quyết định đặc biệt của Tịa, nơi tiến hành giải quyết, ngơn ngữ sẽ được sử dụng,...
Bƣớc 2: Giải quyết các vấn đề có liên quan đến “Compromis”. Việc giải
quyết các vấn đề phát sinh từ “Compromis” không được Công ước La Haye 1899 đề cập nhưng được quy định tương đối cụ thể tại Công ước La Haye 1907. Theo Điều 53 Cơng ước La Haye 1907 thì Tịa trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có
liên quan đến “Compromis” nếu các bên có yêu cầu. Trong một số trường hợp đặc
biệt, việc thay đổi nội dung của “Compromis” cũng được giải quyết dù chỉ có một
bên tham gia tranh chấp u cầu. Ví dụ: Tranh chấp bị ràng buộc bởi một Hiệp định về trọng tài được ký kết sau thời điểm Cơng ước La Haye 1907 có hiệu lực trong đó quy định thẩm quyền thay đổi “Compromis” thuộc về Tòa trọng tài.
Để giải quyết các vấn đề có liên quan đến “Compromis” một Ủy ban gồm 5