Khả năng ứng dụng và triển khai

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí trường THPT (Trang 30 - 40)

Có thể áp dụng và triển khai ở mỗi giáo viên giảng dạy môn vật lí các khối lớp và các trường học trong Huyện, trong tỉnh, vì đây là một cách làm không quá khó gì và nó gần gũi với chúng ta, với các giáo viên, không đòi hỏi yêu cầu gì cao và cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên .

4. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của xã hội và là hành vi đạo đức nó gắn liền với nhau. Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện cho HS phấn khởi học tập, phát huy mọi tiềm năng tư duy, ngược lại nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến HS về mọi mặt, HS chán trường học dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS là cần thiết, nhưng phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Phải có đầy đủ những yếu tố này thì việc giáo dục ý thức các em tốt hơn .

*Kiến nghị với nhà trường :

-Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục BVMT cho các em HS và xem đây là nhiệm vụ của các giáo viên.

-Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về môi trường cho các em tham gia .

-Tất cả giáo viên đều phải giáo dục các em chứ không phải là nhiệm vụ của riêng ai.

-Tạo mọi điều kiện để các em thực hiện tốt việc phân loại rác .

*Kiến nghị với sở giáo dục :

- Thanh tra, kiệm tra các môn học có giáo dục BVMT.

- Coi công tác vệ sinh môi trường là tiêu chí đánh giá xếp loại trường học.

* Kiến nghị cấp xã :

-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường dưới nhiều hình thức .

-Tạo mọi điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về môi trường .

-Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình các em HS . -Trang bị xe thu gom rác thải cho địa phương .

BÀI SOẠN MẪU VẬT LÍ 10 THPT TÍCH HỢP GDMT

BÀI 26: THẾ NĂNG

(SGS cơ bản)

A. SƠ ĐỒ LÔGIC XÂY DỰNG KIẾN THỨC THẾ NĂNG CÓ TÍCH HỢP GDMT A. BÀI SOẠN Thế năng trọng trường Trọng trường Định nghĩa thế năng trọng trường Biểu thức = mgz

Biến thiên thế năng và công của trọng lực

= (M) - (N) Nước chảy ở nơi đất dốcGDMT: Sinh công bào mòn đất, gây sạt lở (sói mòn và làm

đất bạc mầu). Trồng cây chống sói mòn,…

Thế năng trọng trường Thế năng đàn hồi

Trường THPT Mường Chiềng Tên bài học Thế Năng

Ngày 26 tháng 02 năm 2014 Lớp: 10A1 Tiết thứ 44

I. Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Hiểu khái niệm trọng trường và biểu hiện của trọng trường. Khái niệm trọng trường đều;

- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức thế năng này. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực;

- Nêu được đơn vị đo thế năng;

- Hiểu được công thức công của lực đàn hồi, công thức tính thế năng đàn hồi.

- Hiểu đượớc sự biến thiên thế năng của nước trong tự nhiên có thể sinh công có ích song cũng có thể gây ra tác động có hại .

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được các khái niệm trọng trường, thế năng trọng trường, công của trọng lực, thế năng đàn hồi để giải thích các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên;

- Vận dụng được các công thức tính thế năng trọng trường, công thức

MN

A =

t

w (M) - wt (N), công thức tính thế năng đàn hồi ; - Giáo dục môi trường: Giải thích tác động làm sói mòn đất khi nước

chảy và biện pháp khắc phục. Giải thích vai trò của cây cối trong việc chống sói mòn đất.

3. Thái độ:

Quan tâm trồng cây, ý thức bảo vệ rừng.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Biên soạn nội dung câu hỏi 1- 5 SGK thành các câu trắc nghiệm; - Dụng cụ thí nghiệm về thế năng của trọng trường, của lực đàn hồi. - Chuẩn bị các hình ảnh về sói mòn đất, hình ảnh về tác dụng chống

sói mòn đất của rừng (có được một đoạn video ngắn về lũ thì tốt).

2. Học sinh

- Làm thí nghiệm về thế năng của lực đàn hồi.

3. Gợi ý ứng dụng CNTT

- Hình ảnh thế năng của nước trong nhà máy thuỷ điện, búa máy,… Hình ảnh về sói mòn đất, về sự tàn phá của nước lũ, về tác dụng cản lũ của rừng…

III. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 (3 phút): Kiệm tra bài cũ.

Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

-Đ ộng năng là gì? Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng? - Nhận xét câu trả lời của bạn

- Cho nhận xét: Biến thiên động năng của một vật đang rơi?

-Nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời - Nhận xét đánh giá

Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm trọng trường

Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

- Đọc mục 1. Trọng trường và cho nhận xét về biểu hiện của trọng trường.

- Lấy các ví dụ thực tế về biểu hiện của trọng trường, sự sinh công của trọng lực

- Yêu cầu HS đọc mục 1.

-Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm trọng lực, trọng trường, trọng trường đều;

- Yêu cầu HS lấy ví dụ và nhận xét

Hoạt động 3 (10 phút): Thế năng trọng trường. Biểu thức tính thế năng trọng

trường.

máy. Tìm các ví dụ tương tự và khái quát, tự nêu được kháI niệm thê năng trọng trường.

- Đọc SGK và nêu lên biểu thức tính thế năng trọng trương

- Nhận xét câu trả lời của bạn. Trả lời câu hởi C3.

đưa ra các câu hỏi gợi ý.

-Hướng dẫn HS đọc SGK và rút ra công thức tính thế năng trọng trường

t

w = mgz. Nhận xét câu trả lời của HS. Kết luận về thế năng trọng trường

Hoạt động 4 ( 7 phút): Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

- Sử dụng công thức (26.2) để tính công của trọng lực khi một vật có khối lượng m rơi tử điểm M có độ cao

M

z tới điểm N có độ cao zN. Phát biểu kết luận khái quát và các hệ quả. Trả lời câu hỏi C4, C5

- Yêu cầu HS đọc mục 3. và cho nhận xét; Hướng dẫn HS thảo luận.

- Nhận xét các câu trả lời của HS, đưa ra kết luận

Hoạt động 5 (10 phút):Tích hợp GDMT sói mòn đất, sự tàn phá của nước lũ.. Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

- Nêu các ví dụ lợi dụng thế năng dòng nước, các tác động có hại của thế năng của nước ( cối giã gạo nước, cọn nước, nhà máy thuỷ điện; sói mòn

-Nhận xét câu trả lời của HS, giới thiệu hình ảnh nhà máy thuỷ điện, sói mòn đất, ruộng bậc thang , vai trò của

đất, sự tàn phá của nước lũ, biện pháp chống sói mòn đất và hạn chế tác hại của lũ…)

rừng. Hướng dẫn HS tự tìm hiểu thêm

Hoạt động 6 ( 5 phút): Thế năng đàn hồi. Công của lực đàn hồi. Thế năng đàn

hồi

Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

-Nhắc lại các hiểu biết về thế năng đàn hồi đã học ở lớp 8. Cho các ví dụ thực tế khi một vật biến dạng thì sinh công.

-Đọc SGK, phát biểu công thức tính công của lực đàn hồi.

- Phát biểu định nghĩa về thế năng đàn hồi, nêu biểu thức

- Đặt câu hỏi để kiệm tra hiểu biết của HS về thế năng đàn hồi đã học ở lớp 8, yêu cầu HS cho ví dụ.

-Yêu cầu HS phân tích hình vẽ 26.4, đọc SGK và giảI thích ý nghĩa của công thức 26.6.

- Yêu cầu HS khát quát, phát biểu thế năng đàn hồi và đưa ra biểu thức tính.

Hoạt động 7 (3 phút): Vận dụng, củng cố

Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

-Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng: a. trọng trường; b. đàn hồi. - Nhận xét câu trả lời của bạn

- Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. Phát biểu kết luận.

Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Những chuẩn bị cho bài sau.

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà - Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

IV. Giới thiệu một số tài liệu phục vụ GDMT

1. Công thức đơn giản tính công suất của nhà máy thuỷ điện:

công xuất của một máy thủy điện được xác định bởi chiều cao của thác nước h,

lưu lượng của dòng chảy trong một đơn vị thời gian       t m : N = t mgh .

Đập thủy điện Hòa Bình và một phần lòng hồ Hòa Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Giang. Tư liệu dạy học Vật lí 7. Nhà xuất bản giáo dục – 2004.

2. PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hằng ( Chủ biên ) – PGS. Nguyễn Phi Hạnh – PGS.TS. Đặng Văn Đức. Giáo dục môi trường qua môn Vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Hà Nội – 2003. .

3. Tác giả Nguyễn Đình Khoa.Môi trường sống và con người. Nhà xuất bản Hà Nội – 1987.

4. Lê Thông( Chủ biên ) – Nguyễn Hữu Dũng. Dân số môi trường tài nguyên. Nhà xuất bản giáo dục – 2000.

5. Website:

- vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_môi_trường

- www.iesd.gov.vn/

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí trường THPT (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w