- Tác động không mong muốn củ aq trình thực hiện cơng nghiệp hóa,
4.1.1.2. Đổi mới tiến trình, phương cách thực thi chính sách đầu tư vốn
sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer
Việc thiếu vốn sản xuất, ăn trước trả sau, nợ nần đeo đẳng đối với đa số hộ Khmer nghèo ở vùng Tây Nam Bộ là một thực trạng. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đầu tư vốn sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ nhằm phát triển kinh tế hàng hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp, đưa đồng bào thốt khỏi cảnh đói nghèo. Đây là chính sách có ý nghĩa to lớn, quyết định cho sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện chính sách này cần phải được đổi mới, điều chỉnh một số vấn đề cụ thể như:
(1), phải sớm khắc phục tình trang chậm triển khai hoặc triển khai khơng đến nơi, đến chốn; tình trạng chính sách chưa được thể chế hóa một cách cụ thể, tồn diện và chưa được thực hiện không nhất quán; định mức các chính sách hỗ trợ và mức vay phát triển sản xuất cịn thấp, nhiều chính sách chỉ đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn, chưa đáp ứng các yếu tố bảo đảm phát triển bền vững; các chính sách này chủ yếu cũng chỉ mới hạn chế được sự suy thoái và sự cách biệt giữa các vùng, chưa tạo được động lực phát triển, chưa có giải pháp và mức đầu tư hợp lý để đưa đồng bào Khmer theo kịp với các dân tộc khác trên địa bàn.
(2), Tuy đã có nhiều nguồn vốn được triển khai trên địa bàn, nhưng việc các hộ Khmer nghèo ở vùng Tây Nam Bộ tiếp cận được nguồn vốn là vấn đề khơng dễ. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước, các Bộ ngành và chính quyền các địa phương cần chú trọng hơn nữa việc đổi mới qui trình, thủ
tục cho vay, nhằm tạo điều kiện giúp cho người dân tộc nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất.
(3), Nhà nước, các Bộ ngành và chính quyền các địa phương cần nghiên cứu mạng lưới ngân hàng và các hình thức tín dụng ở vùng nơng thơn Khmer sao cho đồng bào vay được vốn để tháo gỡ khó khăn, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo và trợ giúp cho sự phát triển là quan trọng và bức bách. Nên chăng Nhà nước thành lập những hình thức Quỹ hoặc hình thành ngân hàng phát triển vùng tộc người thiểu số với thể lệ chiếu cố đến đặc thù vùng dân tộc.
Chủ trương, chính sách và các giải pháp cụ thể để hỗ trợ vốn sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề phù hợp với từng địa bàn, giúp cho đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển, có cơ hội thốt nghèo, vươn lên đạt trình độ chung của vùng và cả nước là một chương trình hành động lớn, khơng ít thử thách và địi hỏi cả cái tâm lẫn cái tầm thật lớn, thật xa của Đảng, Nhà nước và của giới lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ.