Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Kể từ năm 2000 đến 2008 Việt Nam đã ký 16 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với 16 quốc

gia và vùng lãnh thổ (tham khảo Phụ lục 2.2).

Việc ký kết các Hiệp định trên đã tạo cho trẻ em Việt Nam có nhiều cơ hội được chăm sóc ni dạy tốt hơn thơng qua việc công dân của các quốc gia này nhận trẻ em Việt Nam làm con

nuôi. Cũng như tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở đảm bảo mối quan hệ cho việc nhận con ni có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

31

Hiện nay Việt Nam đã nhận được đề nghị của rất nhiều nước thành viên Công ước Lahay 1993 về việc hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Việt Nam đang xem xét một cách tổng thể lộ trình mở rộng hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên của Công ước Lahay 1993.

Quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước được thể hiện thông qua số lượng trẻ em được người nước ngồi nhận ni trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu khi mới có sự hợp tác của các nước, số lượng trẻ Việt Nam được người nước ngồi nhận ni cũng cịn hạn chế. Tham khảo số liệu trẻ em Việt Nam được phân bổ theo các quốc gia nhận nuôi thông qua bảng sau:

Biểu đồ 2.1: Số liệu trẻ em Việt Nam phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ 1998-2003 [3]

Nội dung chính của các Hiệp định này bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:

32

Trong mỗi Hiệp định có cách đề cập khác nhau về hình thức, nhưng cơ bản nội dung chính đều đề cập đến các vấn đề chung như phạm vi áp dụng, các nguyên tắc nuôi con nuôi và một số nội dung như về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, ngơn ngữ sử dụng, việc bảo vệ trẻ em hay các biện pháp phòng ngừa các hành vi bất hợp pháp từ việc nhận ni con ni.

b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi và tổ chức đƣợc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con ni

Qui định các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ký kết Hiệp định về nuôi con nuôi chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này trong việc cho và nhận con ni. Thường thì cơ

quan Trung ương của các bên là cơ quan thực thi Hiệp định. Cụ thể ở Việt Nam là Cục Con nuôi

thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan trung ương làm đầu mối giải quyết các vấn đề về ni con ni nói chung và ni con ni có yếu tố nước ngồi nói riêng.

Ngồi ra qui định các tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động: là các tổ chức con nuôi được thành lập hợp pháp và hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa hai nước ký kết Hiệp định. Các tổ chức này được qui định một số chức năng để thực hiện một số cơng việc trong qui trình cho và nhận con ni. Các tổ chức này hoạt động vì mục đích nhân đạo và phi lợi nhuận.

Đến năm 2012, Bộ Tư pháp Việt Nam đã cấp phép cho 25 tổ chức con ni nước ngồi

hoạt động tại khoảng 46 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Vai trò của cơ quan Trung ương trong hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam ngày càng chuyển biến rõ nét. Quan hệ giữa Cục Con nuôi và các Cơ quan trung ương của các nước nhận con nuôi được tăng cường và củng cố, tạo sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong q trình quản lý các tổ chức ni con ni quốc tế và giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Quan hệ hợp tác với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế khác cũng được hình thành và phát triển, tạo được quan hệ tin cậy và thu hút nguồn lực vật chất không nhỏ hỗ trợ lại chỗ Việt Nam. Hiện nay cơ

quan trung ương Italy, Pháp đang đề xuất hỗ trợ Cục Con nuôi Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tư vấn tâm lý xã hội đối với việc giải quyết ni con ni có yếu tố nước ngồi và tìm mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

c. Luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi

Luật của nước gốc (nước cho con nuôi) được áp dụng đối với các vấn đề như: điều kiện

33

con nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; người nhận nuôi con nuôi tuân theo pháp luật của nước tiếp nhận và nước gốc.

Trong các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và các nước thường áp dụng hình thức và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trọn vẹn. Nuôi con nuôi trọn vẹn là quan hệ phát sinh những hệ quả pháp lý sau: phát sinh quan hệ cha mẹ và con, kể cả quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con ni; chấm dứt hồn tồn mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi, kể cả quan hệ thừa kế theo pháp luật; sự đồng ý của cha mẹ đẻ và những người có quyền đồng ý cho trẻ làm con ni có giá trị vĩnh viễn khơng thể hủy bỏ.

Các Hiệp định này còn qui định trẻ em Viêt Nam được người nước ngồi nhận làm ni sẽ có quốc tịch nước nhận, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi đến tuổi thành niên theo qui định của pháp luật trẻ em đó có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình.

d. Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi

Phần lớn các Hiệp định đều qui định về các nội dung như: hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi, trách nhiệm của cơ quan Trung ương nước tiếp nhận, thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi, trách nhiệm của Cơ quan nước gốc, thủ tục giới thiệu trẻ làm con nuôi, thủ tục giao nhận con nuôi và cuối cùng là việc hồn tất thủ tục ni con nuôi tại nước tiếp nhận.

- Về hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi: phải lập theo đúng qui định pháp luật của nước tiếp

nhận và nước gốc, được các cơ quan trung ương của nước tiếp nhận xác nhận. Hồ sơ của người nhận con nuôi phải được dịch ra ngôn ngữ của nước gốc, bản dịch do Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của Nước gốc chứng thực. Chi phí dịch và chứng thực bản dịch hồ sơ do người nhận con nuôi chịu.

- Trách nhiệm của Cơ quan Trung ương Nước tiếp nhận đảm bảo rằng: người nhận nuôi

con ni có đủ điều kiện cần thiết cho việc ni con ni; người nhận con ni đã có đủ các thơng tin cần thiết và đã được chuẩn bị cho việc nuôi con nuôi, đặc biệt là các thơng tin về mơi trường gia đình và xã hội ở nước gốc và trẻ em; trẻ em được phép nhập cảnh và thường trú tại nước nhận.

- Thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi: Cơ quan Trung ương của Nước tiếp nhận

gửi hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cơ quan Trung ương của Nước gốc kèm theo cơng hàm trong đó nêu rõ các thông tin về người nhận con nuôi.

34

- Trách nhiệm của cơ quan Trung ương Nước gốc: Nếu xét thấy trẻ em có đủ điều kiện

cho làm con nuôi, Cơ quan Trung ương của nước gốc chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi đến

cơ quan có thẩm quyền của nước mình để giải quyết và thông báo cho Cơ quan trung ương của Nước tiếp nhận.

- Thủ tục giới thiệu trẻ làm con nuôi: Cơ quan Trung ương của nước gốc gửi văn bản

thông báo cho cơ quan Trung ương của Nước tiếp nhận về trẻ em được giới thiệu làm con nuôi với đầy đủ các thông tin cá nhân của trẻ. Cơ quan Trung ương của Nước tiếp nhận, trong thời hạn sớm nhất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Trung ương của Nước gốc về ý kiến của người nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu.

- Thủ tục giao nhận con ni và hồn tất thủ tục ni con nuôi tại Nước nhận: Việc giao con

nuôi cho người nhận con nuôi được thực hiện theo pháp luật của nước gốc. Sau khi hồn tất thủ tục ni con nuôi theo qui định của Nước nhận, cơ quan trung ương của nước nhận phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Trung ương của nước gốc biết việc này.

e. Nghĩa vụ hợp tác

Phần này có các qui định nhằm xác định nghĩa vụ hợp tác của các bên trong việc bảo vệ trẻ em như trao đổi thông tin về trẻ, hợp tác để cùng thực hiện Hiệp định cũng như thành lập nhóm cơng tác hỗn hợp gồm các thành viên của các bên để đại diện trong việc xem xét và đánh giá tình tình thực hiện Hiệp định.

Điều khoản cuối cùng của các Hiệp định qui định về hiệu lực và thời hạn hiệu lực cũng như việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định.

Đến thời điểm hiện nay, trong 16 Hiệp định hợp tác về ni con ni thì 2 Hiệp định đã hết hiệu lực (Vương quốc Thuỵ Điển, Ai-len), 1 Hiệp định vẫn cịn hiệu lực (Mỹ) nhưng phía Mỹ

đang tạm thời dừng quan hệ nuôi con nuôi với Việt Nam từ năm 2008 , cịn 3 Hiệp định chưa có hiệu lực (3 cộng đồng thuộc Vương quốc Bỉ). Như vậy, hiện nay chỉ còn 10 Hiệp định đang có

hiệu lực và 1 bản ghi nhớ hợp tác với Ailen.

Sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Lahay thì các quốc gia đã tham gia cơng ước

Lahay (tất cả các nước ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam đều đã tham gia ký

kết Cơng ước Lahay 1993) có chung một chế định để tuân thủ và việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi. Ngay trong các Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và các nước đều

35

ghi nhận khi Việt Nam tham gia Cơng ước Lahay thì hai bên sẽ tiếp tục hợp tác theo Cơng ước Lahay. Điển hình mới nhất là quan hệ về con nuôi giữa Việt Nam và Ailen, ngay khi Việt Nam tham gia Cơng ước Lahay thì giữa Việt Nam và Ailen đã ký Bản ghi nhớ việc tiếp tục hợp tác về con ni.

1.4.3. Tình hình ký kết và thực hiện Cơng ước Lahay 1993

Ngày 18 tháng 7 năm 2011 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 1103/2001/QĐ-CTN phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp

tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp với Bộ Ngoại giao hồn thành các thủ tục đối ngoại và Cơng ước này chính thức có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày

01 tháng 2 năm 2012.

Việc ra đời Luật Nuôi con nuôi 2010 và ký kết Công ước Lahay 1993 của Việt Nam thể hiện bước tiến vượt bậc và là minh chứng chứng tỏ pháp luật Việt Nam đã nâng lên một tầm cao mới trong hội nhập quốc tế về lĩnh vực ni con ni có yếu tố nước ngồi.

a. Nội dung của Công ƣớc Lahay 1993

Công ước Lahay được lập ngày 29 tháng 5 năm 1993 thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, văn bản đều có giá trị như nhau và được gửi lưu chiểu tại cơ quan lưu trữ của

Chính phủ Vương quốc Hà Lan.

Đến thời điểm hiện tại, có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước này (tham

khảo phần Phụ lục 2.3). Hoa kỳ cũng là thành viên của Cơng ước này tuy nhiên Hoa kỳ có văn

bản công bố không nhận con nuôi của 8 nước thành viên là: Campuchia, Cape Verde, Fiji, Guatemala, Kazakhstan, Montemala, Rwanda, Senegal, Swanda, Việt Nam.

Công ước hướng đến ba mục tiêu:

- Bảo đảm việc ni con ni quốc tế vì lợi ích và tơn trọng quyền trẻ em;

- Hợp tác ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc bn bán trẻ em;

- Công nhận việc nuôi con nuôi đã tiến hành ở các quốc gia thành viên.

Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ-con cái lâu dài giữa trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên và người nhận con nuôi thường trú ở Nước thành viên và sau đó trẻ em sẽ di chuyển đến nước thường trú của cha mẹ nuôi.

36

Công ước Lahay 1993 bao gồm 7 chương với 48 điều qui địnhvề: phạm vi áp dụng;

những yêu cầu với việc nuôi con nuôi quốc tế; các cơ quan trung ương và các tổ chức được chỉ định; những yêu cầu về thủ tục đối với việc nuôi con nuôi quốc tế; công nhận và hệ quả của việc nuôi con nuôi; những qui định chung; những điều khoản cuối cùng.

b. Phạm vi áp dụng

Chỉ áp dụng với các nước ký Công ước này, tại khoản C điều 1 qui định: “Đảm bảo các

Nước ký kết sự công nhận nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước”. Tại điều 2 cũng qui định:

1. Công ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Nước nhận nhận làm con ni tại Nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại Nước nhận hay Nước gốc.

2. Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ và

con lâu dài.

c. Những yêu cầu với việc nuôi con nuôi quốc tế

Công ước nêu ra việc nuôi con nuôi quốc tế phải đảm bảo đủ các điều kiện về trẻ em và cha mẹ nuôi của nước gốc và nước nhận.

Điều 4 qui định đối với nước gốc như sau: Việc nuôi con nuôi trong phạm vi Công ước

chỉ được thực hiện các nếu cơ quan có thẩm quyền của nước gốc đã:

a) Xác định rằng trẻ em có thể được làm con ni;

b) Xác định việc nuôi con nuôi quốc tế là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các khả năng chăm sóc các em tại Nước gốc;..

c) Đảm bảo rằng:

- Khơng có bất kỳ một sự trả tiền hay bồi thường nào để có được sự đồng ý này cũng như sự đồng ý đó đã khơng bị rút lại;

- Sự đồng ý của người mẹ, nếu có yêu cầu, chỉ được đưa ra sau khi trẻ em đã được sinh ra…

37

d) Sau khi đã tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em, đảm bảo:

- Trẻ em đã được tham khảo ý kiến và đã được thông báo đầy đủ về những hệ quả của việc làm con nuôi và của việc các em đồng ý làm con ni, nếu địi hỏi phải có sự đồng ý đó;

- Đã xem xét những mong muốn và ý kiến của trẻ em.

Tại điều 5 qui đinh đối với nước nhận:

Việc nuôi con nuôi trong phạm vi Công ước sẽ chỉ diễn ra nếu các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận:

a) Xác nhận cha mẹ ni tương lai có đủ tư cách và thích hợp để ni con ni;

b) Được đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã được tham vấn ở mức độ cần thiết;

c) Xác nhận trẻ em được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại quốc gia đó.

d. Các cơ quan trung ƣơng và các tổ chức đƣợc chỉ định

Mỗi nước tham gia Cơng ước đều phải có cơ quan Trung ương về ni con nuôi quốc tế và chỉ định cơ quan Trung ương này thực hiện các nghĩa vụ và là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi quốc tế. Qui định các tổ chức được chỉ định và giao phó trong hoạt động ni con ni quốc tế. Trích điều 6: “ Mỗi nước ký kết phải chỉ định một cơ quan Trung ương để thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước qui định cho cơ quan như vậy”.

Trích điều 7: “Các cơ quan Trung ương phải hợp tác với nhau và thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó để đảm bảo bảo vệ trẻ em và thực hiện các mục đích

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam (Trang 37)