Xử lý dữ liệu và phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của quyết định cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Đầu tiên, toàn bộ dữ liệu thu thập trên báo cáo tài chính đã được kiểm tốn tại website: www.tvsi.com.vn của 312 công ty trong các ngành công nghiệp của giai đoạn 2008 – 2012, kiểm tra tính chính xác và hoàn chỉnh số liệu lần nữa theo danh sách các biến đã đề cập, các biến có dữ liệu khuyết, nghĩa là dữ liệu không đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu đều bị loại bỏ. Mỗi biến sẽ được mã hóa và số liệu sẽ được lập trên excel, sau đó, sẽ đổ dữ liệu phần mềm SPSS 20.

Số liệu thống kê mô tả được thực hiện đầu tiên cho việc đánh giá tổng thể mức độ

sử dụng địn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được

nghiên cứu.

Tiếp theo đánh giá các giả định hồi quy:

+ Thứ nhất, kiểm định đa cộng tuyến dựa trên trị số VIF. Theo quan điểm của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì VIF > 10 thì biến độc lập đó gây nên hiện tượng đa cộng tuyến.

+ Thứ hai, kiểm định tính tự tương quan, tác giả dựa vào giá trị Durbin –

Waston, thông thường giá trị này nằm trong khoảng [1;3] (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), thì mơ hình là phù hợp.

+ Thứ ba, kiểm định phần dư, kiểm định dựa trên đồ thị phân phối của phần dư, nếu giá trị trung bình càng tiến về 0 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn là gần bằng 1 thì đạt yêu cầu.

+ Thứ tư, kiểm định giả định liên hệ tuyến tính, kiểm định này dựa trên đồ thị

phân phối, thông thường đồ thị phân phối khơng hình thành bất kỳ quy luật nào mới đạt yêu cầu.

hình tác giả dựa vào giá trị Sig. của kiểm định trong bảng ANOVA, nếu giá trị Sig. < 0.05 (với mức ý nghĩa 5%) thì mơ hình hồi quy phù hợp.

Cuối cùng, kiểm định các hệ số hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: để kiểm định hệ số hồi quy, tác giả dùng kiểm định t. Trong kiểm định này chúng ta dùng giá trị Sig. Với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%) thì giá trị Sig. của biến độc lập bé hơn 0.05 thì biến độc lập đó ảnh hưởng có

ý nghĩa đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số hồi quy dương thì biến độc lập đó có tác

động cùng chiều biến phụ thuộc và ngược lại.

Mục tiêu chính của phân tích thống kê là dùng hồi quy đa tuyến và tương quan

các biến số để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập là địn bẩy tài

chính đối với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Mặt khác, kết

quả hồi quy tuyến tính sẽ xác định nhân tố quan trọng nào như: STDTA,

LTDTA, TDTA, LNTA có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp với mức độ ảnh hưởng đáng kể phải thấp hơn 0.05.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả trình bày mơ hình nghiên cứu và cách định lượng các

biến đồng thời mô tả xử lý dữ liệu của 312 doanh nghiệp trong ngành công

nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Nhằm mục đích kiểm

định sự ảnh hưởng của quyết định cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi nêu trên trong phần mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong kết quả chạy mơ hình hồi quy OLS sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

4.1 Mơ tả thống kê các biến nghiên cứu

Trong phần nghiên cứu này, thống kê mô tả dùng để mô tả đặc điểm chính của dữ liệu thu thập, thống kê mô tả xem xét giá trị của mỗi biến với nhỏ nhất

(minimum), cao nhất (maximum), trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard

deviation).

Bảng 4.1: Mô tả thống kê (Descriptive Statistics) Statistics

STDTA LTDTA TDTA ROA ROE GM LNTA TOBINQ N Valid 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 1560 Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 Mean .4642 .1125 .5768 6.1763 13.8599 17.3228 12.4997 .8685 Std. Deviation .22413 .15194 .22570 9.07072 39.29933 13.57024 1.41636 .33614 Minimum .02 .00 .03 -113.86 -1082.51 -165.11 .00 .22 Maximum 2.59 .73 2.83 80.80 363.20 92.72 17.27 4.53

Các kết quả trong Bảng 4.1 hiển thị bảng tóm tắt số liệu thống kê mô tả cho tất cả

các biến bao gồm các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc là

ROA, ROE, GM và Tobin’s Q và biến độc lập là STDTA, LTDTA và TDTA. Để kiểm tra xem kích thước của công ty ảnh hưởng đến các biến hiệu quả hoạt động, log cơ số e của tổng tài sản đã được thực hiện được ký hiệu là LNTA.

Kết quả mô tả thống kê cho thấy giá trị trung bình của tỷ suất sinh lời trên tổng

tài sản (ROA) cho các công ty trong ngành công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn

2008 -2012 là 6.17%, trong đó cao nhất mã chứng khoán NNC đạt 80.80%, nhỏ nhất là mã chứng khốn SCO -113.6%, giá trị trung bình của tỷ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu (ROE) 13,86%, trong đó đạt mức cao nhất là mã chứng khoán

HCI 363.20%, thấp nhất là VSG -1,082.51% và giá trị trung bình của tỷ suất lợi

92.72%, thấp nhất là mã chứng khoán là PSG -165.11%. Những kết quả này cho thấy kết quả hoạt động chưa đạt của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đây có thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu khơng chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt. Giá trị trung bình của các khoản nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA) của các doanh nghiệp trong ngành

công nghiệp là 46,42%, đạt mức cao nhất là SCO với 2.59 lần, mức thấp nhất

0.02 lần thuộc về 3 mã chứng khoán là : HTI, PSP, CTA. Giá trị trung bình của các khoản nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) là 11,25%, đạt mức cao nhất là VSG với 0.73 lần, mức thấp nhất 0.00 và giá trị trung bình của tổng số nợ trên tổng tài sản (TDTA) là 57.68% trong đó, mã chứng khốn có TDTA cao nhất là SCO với 2.83 lần, thấp nhất là mã chứng khoán CTA với tỷ lệ 0.03. Kết quả này cho thấy rằng khoảng 58% tổng tài sản của các công ty ngành công nghiệp ở Việt Nam được tài trợ bằng nợ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong ngành công nghiệp hoạt động với mức độ sử dụng địn bẩy tài chính là quan trọng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn là 46.42% trên tổng tài sản gấp 4 lần tỷ lệ nợ dài hạn là 11.25% trên tổng số tài sản, cho thấy rằng các công ty trong ngành công

nghiệp chủ yếu là sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình và ít

phụ thuộc vào nợ dài hạn.

Nguyên nhân có thể là do sự hạn chế của một thị trường tài chính tại Việt Nam. Lựa chọn duy nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam để có được nguồn tài chính dài hạn là vay trực tiếp từ các ngân hàng nhưng chúng được gắn với rất nhiều hạn

chế về điều khoản, điều kiện và sự kiểm sốt tín dụng rất gay gắt và khó khăn,

trong đó, các ngân hàng Việt Nam đều rất thận trọng đối với các khoản vay trung và dài hạn bởi rủi ro lớn trong thanh khoản cũng như là cơ cấu tài sản của bản

thân doanh nghiệp đi vay và cũng như của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp nhà nước thường dễ dàng tiếp cận với nguồn tài trợ hơn các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, bởi các quy định về thế chấp, bảo lãnh…đòi hỏi khắt

4.2 Kết quả hồi quy và thảo luận

Phân tích hồi quy đa biến là kỹ thuật thống kê được dùng để kiểm tra mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong khảo sát này biến phụ thuộc

là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua biến các ROA, ROE, GM,

Tobin’s Q, các biến độc lập là STDTA, LTDTA, TDTA, LNTA. Ba mơ hình hồi quy được chạy để kiểm định như sau:

(1) Performance I,t = β0 + β1 STDTAI,t + β2 LNTAI,t + eI,t (2) Performance I,t = β0 + β1 LTDTAI,t + β2 LNTAI,t + eI,t (3) Performance I,t = β0 + β1 TDTAI,t + β2 LNTAI,t + eI,t

Qua mô tả các biến phần trên, ta có 12 phương trình hồi quy được chạy để xác

định sự ảnh hưởng của các biến cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp. Hơn nữa, trong phương trình hồi quy, biến điều khiển được thêm vào

bằng cách lấy log của tổng tài sản để kiểm tra ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Giá trị R-bình phương trong các kết quả sau là thấp trong một

số trường hợp bởi vì cấu trúc vốn được đo bằng ba biến: STDTA, LTDTA và

TDTA được sử dụng như là một biến độc lập duy nhất trong mối quan hệ. Ta có tổng cộng bốn hồi quy cho mỗi biến phụ thuộc lần lượt là ROA, ROE, GM và Tobin’s Q phản ánh qua ba thước đo cấu trúc vốn là STDTA, LTDTA và TDTA.

Kết quả kiểm định các giả định hồi quy của pooled OLS

+ Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến phụ thuộc

Mơ hình 1 (VIF) Mơ hình 2 (VIF) Mơ hình 3 (VIF)

STDTA LNTA LTDTA LNTA TDTA LNTA

ROA 1.006 1.006 1.172 1.172 1.126 1.126

ROE 1.006 1.006 1.172 1.172 1.126 1.126

GM 1.006 1.006 1.172 1.172 1.126 1.126

Kiểm định đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy tại bảng Coefficientsa của phụ

lục 03 ở 12 phương trình hồi quy cho thấy, các biến độc lập đều có giá trị VIF

khá nhỏ, trong khi đó theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì giá trị VIF < 10 là đạt yêu cầu. Như vậy ta có thể khẳng định rằng, hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập là khơng xảy ra, vì vậy kết quả hồi quy được giải thích an tồn.

+ Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư

Biến phụ thuộc

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

Durbin Waston Durbin Waston Durbin Waston

ROA 1.690 1.567 1.639

ROE 1.962 1.948 1.961

GM 1.934 1.881 1.898

Tobin’s Q 1.846 1.869 1.848

Thông thường giá trị Durbin Waston càng gần 2 thì càng khơng có hiện tượng tự tương quan xảy ra, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng giá trị Durbin Waston trong khoảng 1 đến 3 là an tồn. Vì vậy, với kết quả thống kê trên có thể kết luận là khơng có hiện tượng tự tương quan xảy ra.

+ Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư

Biến phụ thuộc

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

Mean Std.Dev Mean Std.Dev Mean Std.Dev

ROA 1.02e-16 0.999 6.18e-17 0.999 8.85e-17 0.999

ROE -5.10e-18 0.999 -7.05e-18 0.999 8.19e-17 0.999

GM 2.47e-16 0.999 2.36e-16 0.999 -6.32e-17 0.999

Tobin’s Q -4.26e-16 0.999 -3.40e-16 0.999 -5.16e-16 0.999

Kết quả trong biểu đồ Histogram được thống kê bên trên cho thấy giá trị trung

bình của phần dư (mean) ở 12 phương trình hồi quy là rất nhỏ gần như bằng giá

giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

+ Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính

Kết quả hồi quy hình 1.3, hình 1.6, hình 1.9, hình 1.12, hình 1.15, hình 1.18, hình 1.21, hình 1.24, hình 1.27, hình 1.30, hình 1.33, hình 1.36 tại phụ lục 03, dựa trên các đồ thị phân phối này, ta nhận thấy đồ thị phân phối khơng hình thành bất kỳ quy luật nào như hyperbol, parabol, cubic…Vì vậy, có thể kết luận là giả thuyết quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Ta có bảng kết quả chạy mơ hình hồi quy qua biến phụ thuộc ROA:

Bảng 4.2: Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động qua thang đo ROA

Biến

Hiệu quả hoạt động qua thang đo ROA

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

Constant 25.725 17.092 19.508 STDTA -14.152(0.000) LTDTA -10.462 (0.000) TDTA -20.164 (0.000) LNTA -1.038 (0.000) -.779 (0.000) -.136 (0. 359) R bình phương 15.7% 6.2% 25.9% F 145.223 51.320 272.531 Sig. 0.000 0.000 0.000

Kết quả bảng 4.2 cho thấy ở cả 3 mơ hình, hệ số kỳ vọng có mối tương quan âm, điều này có nghĩa là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều rất đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty đo bằng tỷ suất

sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Với biến điều khiển là quy mô của công ty

(LNTA) cũng có tác động ngược chiều đáng kể tương tự với hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp đo lường bằng ROA. Kết quả cho thấy rằng mức độ sử dụng

địn bẩy càng cao thì càng tác động tiêu cực lên ROA.

Cụ thể: Theo kết quả hồi quy đa biến trong bảng 4.2, kiểm định F trong bảng

ANOVA có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 (với độ tin cậy 95%), vì vậy có thể khẳng định là các mơ hình hồi quy là phù hợp. Với phương sai hiệu chỉnh R2 đối với mô

hạn trên tổng tài sản (STDTA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA), tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA) có thể giải thích 15.7%, 6.2%, 25.9% cho sự biến thiên

của biến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA). Và kết quả kiểm định hệ số

hồi quy chúng ta thấy giá trị sig. của STDTA, LTDTA, TDTA, LNTA ở cả 3 mơ

hình sig.= 0.000 < 0.05 (với độ tin cậy 95%), vì vậy, ta có thể khẳng định các

biến trên ảnh hưởng có ý nghĩa đến ROA, trong đó, giá trị hệ số hồi quy của

STDTA (β = -14.152, Sig. =0.000) điều này cho biết STDTA có ảnh hưởng

ngược chiều đến ROA, nghĩa là STDTA tăng 1 lần thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp giảm xuống 14.152%, trong khi giá trị hệ số hồi quy của LTDTA ( β = -

10.462, Sig. =0.000), tương tự điều này cho biết LTDTA có ảnh hưởng ngược

chiều đến ROA, nghĩa là khi hệ số LTDTA tăng 1 lần thì ROA giảm xuống

10.462%, với hệ số hồi quy của TDTA ( β = -20.164, Sig.=0.000) cũng cho biết tác động ngược chiều với ROA, tương tự khi hệ số TDTA tăng 1 lần thì ROA giảm xuống 20.164%. Với biến quy mô doanh nghiệp (LNTA) cho thấy sự tác động ngược chiều ở cả 3 mơ hình, nghĩa là LNTA càng lớn thì càng phụ thuộc vào nợ ngắn hạn và tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ảnh hưởng ngược chiều này được giải thích là do chi phí cao từ việc sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, việc sử dụng nợ là không hiệu quả. Điều này là phù hợp với nghiên cứu của Ebaid (2009); Bokpin và cộng sự năm (2010). Trong khi

Abor (2007) tìm thấy tác động cùng chiều giữa ngắn nợ ngắn hạn trên tổng tài

sản và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SMEs) vì bản chất của ngành cơng nghiệp mà họ đang hoạt động và mức độ lãi

suất thấp.

Ta có 3 phương trình hồi quy qua thang đo ROA như sau:

(1) ROA I,t = 25.725 - 14.152* STDTAI,t - 1.038 * LNTAI,t + eI,t (2) ROA I,t = 17.092 - 10.462 * LTDTAI,t - 0.779 * LNTAI,t + eI,t (3) ROA I,t = 19.508 - 20.164 * TDTAI,t - 0.136 * LNTAI,t + eI,t

Ta có bảng kết quả chạy mơ hình hồi quy qua biến phụ thuộc ROE:

Bảng 4.3: Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động qua thang đo ROE

Biến

Hiệu quả hoạt động qua thang đo ROE

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

Constant 29.021 16.401 31.983 STDTA 10.960 (0.014) LTDTA -40.010 (0.000) TDTA -5.344 (0.253) LNTA -1.620 (0.021) 0.157 (0.835) -1.203 (0.106) R bình phương 0.7% 2.3% 0.4% F 5.298 18.563 2.900 Sig. 0.005 0.000 0.055

Bảng 4.3 cho thấy rằng các biến cấu trúc vốn được đo bằng STDTA có ảnh

hưởng cùng chiều rất mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong khi LTDTA, TDTA có ảnh hưởng

ngược chiều. Kết quả này phù hợp với Abor (2005) tìm thấy tác động cùng chiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của quyết định cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)