a. Vật liệu :
- Catalogue sản phẩm tủ điện.
- Bản vẽ thi cơng chi tiết bố trí các tủ điện tại phòng kỹ thuật điện, các bản vẽ đấu nối, các sơ đồ nguyên lý của tủ điện.
- Tủ điện để lắp đặt phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt theo bản vẽ thi công và được sự phê duyệt của chủ đầu tư.
b. Công tác chuẩn bị :
- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư và dụng cụ thi công.
- Công việc lắp đặt tủ điện chỉ được thực hiện khi phịng kỹ thuật điện đã hồn tất, vệ sinh sạch sẽ, và kế hoạch lắp đặt đã được phê duyệt.
- Kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của tủ điện khi nó được vận
chuyển đến công trường.
c. Biện pháp lắp đặt :
- Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện bằng mực phát quang hoặc bằng loại mực có màu sắc tương phản với màu sắc của tường tại vị trí lắp.
- Vận chuyển tủ điện đến nơi lắp đặt bằng các phương pháp thích hợp, như:
+ Đối với tủ điện loại treo tường, thường có kích thước nhỏ và trọng lượng bé nên có thể dùng sức người, ….để lắp đặt vào đúng vị trí.
- Sau khi lắp đặt dùng máy hút bụi vệ sinh tủ. Kiểm tra cách điện, kiểm tra các mạch
điều khiển, kiểm tra sơ đồ nguyên lý tủ để đảm bảo đóng điện an tồn. Có biện pháp
bao che tủ điện lại để chống bụi bẩn và các va chạm cơ học.
- Tiến hành đấu nối các dây động lực, dây điều khiển vào tủ. Bó dây lại sao cho gọn gàng và đảm bảo mỹ quan.
- Cung cấp các bản vẽ hồn cơng, các tài liệu liên quan, hướng dẫn và bàn giao các tài liệu vận hành cho chủ đầu tư.
3.3.3.2 Lắp đặt hệ thống ống điện âm và nổi:
a. Vật liệu:
- Catalogue sản phẩm ống và các phụ kiện dùng để lắp đặt.
- Bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm đường đi, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt
dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Vật liệu để thi công phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật và được sự phê duyệt của chủ đầu tư.
b. Biện pháp lắp đặt:
- Ống âm trong tường bê tơng :
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
+ Đường đi của tuyến ống âm phải được xác định chính xác theo vị trí cơng tắc đèn, nút nhấn điều khiển chiếu sáng, ổ cắm, … và phải theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
+ Sau khi khung sắt bên xây dựng được lắp xong. Tiến hành đặt ống và cố định
chúng vào khung sắt. Chèn thêm khung sắt phụ khi cần thiết.
+ Tuyến ống âm phải được giữ chặt bằng dây thép để chúng khỏi bị dịch chuyển trong suốt q trình đổ bê tơng, đặt dây mồi bịt kín 2 đầu và dùng keo dán cố
định các vị trí nối ống
+ Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mút xốp), và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa bê tông lọt vào bên trong hộp.
+ Hộp box cho công tắc và ổ cắm phải được giữ chặt đúng vị trí bằng dây thép
vào khung sắt sao cho mặt trước của hộp box tiếp xúc với ván khuôn.
+ Sau khi lắp xong, kiểm tra lại thêm một lần nữa để bên xây dựng tiến hành lắp ván khuôn.
+ Sau khi đổ bê tông phải tiến hành thông ống để kiểm tra các tuyến ống có bị
nghẹt khơng, nếu ống bị nghẹt thì tiến hành xử lý nghẹt như: dùng bơm nước
cao áp hoặc đi tuyến khác âm tường để thay thế tuyến ống bị nghẹt.
- Ống âm trong tường gạch :
+ Chuẩn bị dụng cụ và vật tư như ống PVC, hộp nối, máy cắt, lò xo bẻ ống, vật tư phụ, …
+ Đánh dấu vị trí cơng tắc, ổ cắm, … trên tường gạch theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
+ Đánh dấu đường đi của tuyến ống trên tường với 2 đường đánh dấu theo kích
thước ống. Dùng máy cắt để cắt tường gạch theo các đường đã đánh dấu. Sau
đó tiến hành lắp tuyến ống âm, sử dụng kẹp, đinh và dây buộc cố định vào
tường.
+ Hộp âm phải được lắp đầy bằng bột tổng hợp (hoặc mốp xốp), và dán băng keo kín bề mặt để ngăn ngừa vữa hồ lọt vào bên trong hộp.
+ Sau khi lắp xong tuyến ống âm, dùng vữa hồ để trám lại.
+ Khi lắp đặt nhiều tuyến ống song song phải có khoảng cách giữa các ống (=1/2
đường kính ống) để đảm bảo bê tơng, vữa chèn kín ống đảm bảo chắc chắn.
+ Sau khi lắp đặt ống xong phải tiến hành thông ống để kiểm tra ống nghẹt sau
khi trát vữa tường để có biện pháp xử lý trường hợp ống nghẹt.
- Lắp đặt ống nổi loại ống cứng pvc:
+ Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, …..
+ Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.
+ Đường đi của tuyến ống nổi sẽ tuân theo bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
+ Sau khi được bàn giao mặt bằng. Đánh dấu đường đi của tuyến ống nổi.
+ Tiến hành lắp đặt tuyến ống thẳng hàng, hạn chế đi cong. Tại những vị trí rẽ 90
độ, dùng box trung gian để kết nối.
+ Sử dụng các kẹp ống để cố định tuyến ống lại.
- Lắp đặt ống nổi loại ống đàn hồi flexible pvc :
+ Đi ống trực tiếp trên mặt trần thạch cao và được cố định ống vào các thanh ty
ren trên trần bằng những dây thít, các đường buông xuống công tắc ổ cắm ống
được đi âm tường và sử dụng ống cứng pvc, sau đó được kết nối giữa ống mềm
và ống cứng bằng một măng xông nối ống.
3.3.3.3 Lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm:
a. Vật liệu:
- Catalogue sản phẩm đèn, công tắc, ổ cắm.
- Bản vẽ thi cơng chi tiết: bao gồm mặt bằng, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Thiết bị để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của chủ
đầu tư.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
- Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi cơng như: giàn giáo, thang chữ A, khoan, cưa, máy cắt, thước đo, thiết bị lấy dấu, …..
- Lắp đặt giàn giáo và các thang chữ A để làm việc trên cao.
- Giàn giáo và các thang chữ A phải đảm bảo tuyệt đối an tồn cho cơng nhân, nhằm phóng tránh những tai nạn xảy ra khi làm việc.
c. Biện pháp lắp đặt:
- Sau khi hệ thống ống điện đã hoàn tất. Tiến hành kéo dây điện cho các thiết bị đèn, công tắc, ổ cắm.
- Tiến hành lắp đặt và kết nối dây điện cho từng thiết bị này.
- Cung cấp các bản vẽ hồn cơng và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư.
Chi tiết lắp đặt ống luồn dây, box điện âm tường gạch, lắp đặt đèn âm trần thạch cao
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
Chi tiết lắp đặt công tắc, ổ cắm 02
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
Chi tiết hố kiểm tra tiếp địa bằng bê tông và hộp kiểm tra tiếp đất
a. Vật liệu
- Catalogue sản phẩm cọc nối đất, dây thoát sét, hộp kiểm tra điện trở nối đất,
thuốc hàn hoá nhiệt.
- Bản vẽ thi công chi tiết: bao gồm mặt bằng, kích thước, cao độ, các mặt cắt, mặt dựng, và các bản vẽ chi tiết khác cần thiết cho việc thi công.
- Thiết bị để lắp đặt phải phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật và được sư phê duyệt của chủ đầu tư.
b. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các máy móc và dụng cụ thi công như: máy đào, cuốc, búa, thiết bị lấy dấu, …..
c. Biện pháp lắp đặt
- Đào các hệ thống hố, rãnh của hệ thống tiếp đất với định dạng và kích cỡ như trong bản vẽ mặt bằng bố trí các hệ thống tiếp đất và bản vẽ chi tiết hệ thống tiếp đất. Lưu ý khơng ảnh hưởng tới kết cấu móng nhà.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng
- Đóng cọc tiếp đất, rải cáp đồng trần tiếp đất, hàn bằng hàn hóa nhiệt các vị trí đấu nối (cọc -dây cáp đồng trần).
- Sau khi hàn nối cọc xong, ta thực hiện đo kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống cọc tiếp đất. Nếu điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp địa an toàn đo được bé hơn 4 Ω thì đạt yêu cầu. Nếu điện trở tiếp đất chưa đạt thi phải khắc phục bằng cách rải hố chất giảm
điện trở đất, đóng thêm cọc tiếp địa hoặc sử dụng giếng khoan tiếp địa.
Giáo trình Thiết kế Điện dân dụng