Nhân dân những anh hùng hào kiệt chứng nhân lịch sử

Một phần của tài liệu hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ thanh thảo (Trang 37 - 42)

I. Nhân dâ n Những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ trong lịch sử dân

2. Nhân dân những anh hùng hào kiệt chứng nhân lịch sử

Hiểu về nhân dân như thế, cho nên nếu chỉ dùng hình tượng tập thể, nhân dân đơng đảo: những nghĩa sĩ Cần Giuộc, những du kích Ba Tơ thì

chưa đủ, Thanh Thảo đi sâu khám phá về nhân dân qua những bậc anh

hùng hào kiệt, những lãnh tụ của dân đã được ghi danh trong sử sách:

Trương Định, Nguyễn Trung Trực. Hóa thân vào những cá nhân anh hùng này, nhà thơ có điều kiện trở về cội nguồn lịch sử bằng con mắt của chính người trong cuộc để nói tiếng nói lịch sử đầy cao cả, thiêng liêng.

Tướng quân Trương Định trước những giới hạn mỏng manh của cái

sống và cái sống, của cái chết và cái chết, giữa những phù hoa bổng lộc

Đôi lúc ta biết mình do dự. Nhưng đứng trước đồn người lặng lẽ đang kêu gọi tướng quân giương cao cờ nghĩa.

Những cụ già râu bạc phơ tóc búi

những khn mặt tráng đinh như đồng hun

những người đã tha hương cùng ông đi khai đất phá rừng (Những ngọn sóng mặt trời )

và chứng kiến sự phản bộ trắng trợn hèn nhát của triều đình, ơng đã sẵn

sàng từ bỏ chức lãnh binh, từ bỏ bổng lộc hão huyền, tự nguyện làm tướng

quân giữa trời và là chiến hữu của những người chân đất. Hãy nghe người

thủ lĩnh giãi bày:

Sá kể chi những hư vị công hầu Khi nước mất vua cũng thành nô lệ Nếu những mộ binh kia cam lịng chết trẻ Trước máu họ lẽ nào ta tính tốn thiệt hơn ...

Những kẻ đòi hỏi ta phải trung thành lại là những kẻ sẵn sàng phản bội

Ta không muốn vùi thanh danh dưới đường hào vạn

niên

hay làm con lân đá ngày đêm canh lăng tẩm

(Những ngọn sóng mặt trời) Không muốn vùi thanh danh dưới đường hào vạn niên, không muốn làm con lân đá ngày đêm canh lăng tẩm, không muốn mọp đầu cười như

đã phóng đời mình phút giây quyết liệt theo đường mũi tên bay không một chút đắn đo. Lấy tầm vơng, lau sậy làm vũ khí, Trương Định đã lãnh đạo

anh em binh sĩ làm một cuộc đổi thay số phận của dân tộc.

Lau sậy lau sậy sẽ phất cờ

Khi triều đình xóa của ta mọi chức tước Tầm vông tầm vông sẽ thành giáo mác

Khi cuối cùng trong tay ta một tấc sắt khơng cịn

Họ đã chiến đấu kiên cường, bền bỉ khơng địi hỏi thiệt hơn. Khơng cần triều đình lén lút thưởng ban, đâu cần hiển thánh để nhận một ít hương

hoa oản lộc nhị kỳ khi chết, cũng không phải liều thân kiếm tìm bất tử hay vinh quang, họ lặng lẽ hi sinh, lặng lẽ toả sáng cuộc đời mình bằng một

chân lý giản đơn mà thấm thía.

Nước có giặc thì ta đánh giặc Cần chi phải lắm lời

Và cũng bởi họ luôn khát khao cuộc sống đời thường giản dị bằng

chính sức lao động của mình.

Chúng ta ước ao một cuộc đời thường tay làm hàm nhai

bát cơm dẻo đổi bằng mồ hôi mặn chát

Trương Định và nghĩa quân của ông không chịu chấp nhận cuộc đời nô lệ:

Chúng ta không thể sống nơ lệ Dù nơ lệ cịm cõi

Chính người tướng tài ba gan dạ, kiên trung ấy đã cùng nhân dân tự

nguyện dấn thân bảo vệ đất nước. Họ đã làm nên một giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc. Có cái chết vơ nghĩa nhưng cũng có cái chết hóa thành bất tử. Đó là trường hợp của tướng quân Trương Định. Nước thịnh thờ vua, nước loạn ra tay trừ bạo, chết anh hùng, bình dị trắng trong. Trương Định chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân từ thuở xa xưa chống Pháp còn

sống mãi trong nhân gian, trong lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Lời thơ Thanh Thảo khi ngược dòng lịch sử viết về cá nhân anh hùng có một giọng cuốn hút đặc biệt, trầm lặng, thiết tha. Những con người bình dị sinh ra từ đất lại trở về với đất đã trở thành nguồn mạch để nhà thơ trân trọng, khâm phục.

Theo dòng lịch sử, vượt lên sự ngăn cách về thời gian, không gian, nhà thơ tiếp tục làm sống lại khơng khí cuộc khởi nghĩa trên dịng sơng Nhật Tảo năm xưa, gặp lại người anh hùng tiết nghĩa Nguyễn Trung Trực với câu nói bất hủ cịn vang vọng núi sơng.

Bao giờ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây

Như quên mất thực tại, Thanh Thảo ngược dòng thời gian trở lại với chiến trường xưa mà nghe đâu đây dịng sơng rùng mình chảy rộng dưới be xuồng mắt như nhìn thấy sáng đỏ hực nơi xưa kia chiếc tàu xâm lăng bốc

cháy. Vang vọng đâu đây lời tiên tri của Nguyễn Trãi, lời cảnh báo của Cao

Bá Quát đối với kẻ thù:

Khơng có hồng hơn nào cho các ngươi Khơng có bình minh nào cho các ngươi

theo những điều hứa hẹn trong sáng khải huyền dù trăm năm hay nghìn năm

(Những ngọn sóng mặt trời) Nhìn cảnh lại nhớ đến người. Nhà thơ nhớ đến Nguyễn Trung Trực - người anh hùng quen nghề chài lưới đã đốt tàu Hy vọng của Pháp. Ông đã chết cho Tổ quốc bình n. Ơng chính là trái tim dịng sơng bốc cháy đã

hoá thành giọt nước trôi về nguồn, bất tử cùng dịng sơng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Có phải trái tim dịng sơng bốc cháy

đã hóa giọt nước trôi về nguồn

lưỡi kiếm vung thần quỉ rụng rơi

đã chìm sâu tận đáy

Có thể nói, chất liệu hiện thực của lịch sử dân tộc đã đi vào thơ Thanh Thảo vừa bình dị đời thường, vừa lung linh huyền ảo. Ngịi bút nhà thơ ln tỏ ra năng động làm phong phú thêm phương thức biểu hiện. Viết về nhân

dân, những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ, nhà thơ như nhập thân vào họ viết về cuộc đời của chính mình để giãi bày, bộc bạch. Có khi, nhà thơ hóa thân vào những người tử tù, những du kích Ba Tơ anh hùng trong kháng chiến chống đế quốc ở trường ca Bùng nổ của mùa xuân , khi lại đối thoại,

trò chuyện với những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong buổi bình minh chống Pháp xâm lược. Khi lại trở thành người hát rong hát lên bài ca ca ngợi những anh hùng hào kiệt. ở vị trí nào, Thanh Thảo cũng tỏ ra thích ứng với khí hậu của vùng đất, con người ơng tạo dựng trong tác phẩm.

Từ sự kiện xảy ra trong một thời điểm, một không gian xác định,

bật " những vấn đề mang tính khái qt có ý nghĩa xã hội, vượt qua được

giới hạn không gian, thời gian. Đó là ý chí đấu tranh địi giải phóng, là khát vọng tự do của dân tộc" [II.37].

Một phần của tài liệu hình tượng nhân dân và người chiến sĩ trong thơ thanh thảo (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)