II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2. Giải pháp chủ yếu công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
thiếu niên nhi đồng. Tổ chức Đoàn tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, các chương trình, Đề án, các cơng trình, phần việc thiết thực.... Từng bước mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, bồi dưỡng, phát triển đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận giới trẻ có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, khơng chịu khó tu dưỡng đạo đức cách mạng, xa rời lý tưởng cách mạng; thiếu bản lĩnh trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch. Khơng ít người sống thực dụng, vơ cảm trước những khó khăn, thử thách của đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội, sống thực dụng, ngại khó, ngại khổ, đi ngược lại với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; bị các thế lực thù địch lơi kéo, kích động;… Một trong các ngun nhân của những biểu hiện tồn tại nêu trên là do chúng ta chưa thật sự quan tâm đổi mới phương thức, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trước sự thay đổi không ngừng của xã hội. Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cịn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực; hình thức giáo dục đạo đức, lối sống chưa có sức hấp dẫn, lơi cuốn và theo kịp với sự thay đổi, phát triển của thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội cịn nhiều hạn chế;…
2. Giải pháp chủ yếu công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởngHồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.
Để nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục tồn diện cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay, ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, coi trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng thông qua tuyên
truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn công tác và đời sống thanh niên. Đổi mới cách thức tuyên truyền, học tập, triển khai các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn trong đoàn viên, thanh niên như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên Internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết… Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong đồn viên, thanh niên gắn với các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước bằng nhiều hình thức phong phú như: diễn đàn, tọa đàm, ngày hội thanh niên, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, xem phim lịch sử, triển lãm… để bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên cho thế hệ trẻ.
Thứ hai, thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
thanh thiếu nhi về truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh thiếu nhi; chú trọng giáo dục thanh niên qua nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục trong cơng tác giáo dục của Đồn, trong đó đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước của cán bộ đoàn chủ chốt các cấp, nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu rèn luyện tác phong và thực hiện lề lối công tác; xây dựng và triển khai các giá trị tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của thanh thiếu nhi trên nền các giá trị cốt lõi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng tủ sách, chuyên trang online “Bác Hồ với thanh thiếu nhi”. Tiếp tục triển khai sâu rộng Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, tổ chức tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác các cấp, tuyên dương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực: Sinh viên 5 tốt, Người thợ trẻ giỏi, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, cán bộ đồn giỏi, thanh niên nơng thôn làm kinh tế giỏi… Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với địa danh lịch sử, các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa, chăm sóc, tơn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích văn hóa để giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi.
Thứ ba, chú trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác
cách mạng cho đoàn viên, thanh niên; tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chủ động cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng để thanh niên tự phòng ngừa, tự sàng lọc, tự đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá.Ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước sự chống phá của các thế lực thù địch; tham gia bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin, bảo vệ an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa trên khơng gian mạng, nhất là mạng xã hội. Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên thơng qua mạng lưới thăm dị dư luận, đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời để mỗi đồn viên trong tổ chức đều là người có thể truyền tải thông điệp giáo dục thanh thiếu nhi. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Thứ tư, tiếp tục tận dụng ưu thế của các công cụ, phương tiện truyền thông
hiện đại, mạng xã hội, hệ thống báo chí, xuất bản của Đồn trong giáo dục thanh thiếu nhi. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tập hợp, kết nối, giáo dục và định hướng thanh niên qua các phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội được xác định là giải pháp quan trọng trong đổi mới phương thức giáo dục của Đồn, trong đó chú trọng tun truyền yếu tố tích cực, người tốt, việc tốt, hành động đẹp trên mạng xã hội. Xây dựng các bộ công cụ tuyên truyền, các sản phẩm truyền thông trên Internet, các ứng dụng trên mạng xã hội và các thiết bị di động thơng minh có nội dung tun
truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng theo hướng trẻ trung, sinh động, phù hợp với thị hiếu của thanh thiếu nhi. Tổ chức một số cuộc thi qua mạng xã hội.
Thứ năm, coi trọng giáo dục bằng hành động, qua thực tiễn phong trào.
Trong thời gian tới, các cấp bộ đồn phát huy thanh niên xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và tập trung triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” trong từng nhóm đối tượng, tiếp tục duy trì các phong trào đặc thù. Toàn Đoàn triển khai 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”, góp phần phát triển thanh niên tồn diện, khẳng định vai trị của Đồn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Thu hút, tập hợp, giáo dục thanh niên qua phong trào góp phần phát huy tính tích cực chính trị – xã hội của thanh niên, tạo môi trường thực tiễn rộng lớn, phong phú để giáo dục, rèn luyện, phát huy thanh niên.
KẾT LUẬN
Tư tưởng giáo dục con người tồn diện của Hồ Chí Minh là tư tưởng có nội dung rất sâu sắc, thể hiện tầm cao chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Bằng thiên tài trí tuệ và lịng u thương, kính trọng con người, tin tưởng vào khả năng và sức mạnh vô tận của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp phục hưng nền độc lập dân tộc và sáng tạo ra xã hội mới - xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng đinh vai trị quyết đinh của nhân dân, của con người đối với sự phát triển lịch sử. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thanh niên - là thế hệ kế tục sự nghiệp phát triển đất nước, quyết đinh tương lai của dân tộc. Đó phải là những con người được trang bị thế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng vững vàng, có tri thức tồn diện, đạo đức trong sáng, có sức khoẻ dồi dào, năng lực sáng tạo cao và khả năng thích ứng tốt. Nhưng con người đó khơng phải xuất hiện một cách tự nhiên mà phải trải qua một quả trình tác động hợp quy luật xã hội, đó chính là q trình giáo dục. Để tạo ra những con người tồn diện thì phải có một nền giáo dục tồn diện với một nội dung toàn diện cùng phương pháp giáo dục phù hợp.
Với diễn biến phức tạp của tình hình thế giới trong nước, trước sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng với yêu cầu xây dựng lực lượng thanh niên trong giai đoạn mới. Nhận thực tầm quan trọng của vấn đề cũng như góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của đất nước trong tình hình mới, tác giả mong muốn vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người tồn diện vào đối tượng thanh niên hiện nay, đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nhằm xây dựng đội ngũ thanh niên hùng hậu, xứng đáng là lực lượng làm chủ đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Ngọc Anh: Nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Tạp chí nghiên cứu lí luận, số 2 – 1995.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo đức, HN, 2005.
3. Cù Huy Chử: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mỹ học, Nxb. CTQG, HN, 1996.
4. Đoàn Nam Đàn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb CTQG, HN, 2002.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Nxb CTQG.H2006
6. TS. Nguyễn Hữu Cơng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn
diện, Nxb CTQG, HN, 2010
7. TS. Vũ Văn Gầu và TS. Nguyễn Anh Quốc: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự
nghiệp phát triển giáo dục, Nxb CTQG, HN, 2005.
8. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lí luận chính trị, HN, 2004
9. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN, 2006.
10. Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, HN, 2008.
11. Đào Thanh Hải - Minh Tiến (sưu tầm, tuyển chọn): Tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục, Nxb Lao Động, HN, 2005.
12.TS. Trần Văn Miều và Nguyễn Việt Hùng: Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Thanh niên, HN, 2010.