NGHIÊN CỨU SƠ BỘ VÀ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo mới về chất đến phát triển tổ chức (Trang 35)

Chương 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ VÀ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với cỡ mẫu là 60. Số bảng câu hỏi khảo sát là 60, số bảng câu hỏi thu về là 59.

Để kiểm định sơ bộ thang đo, thông qua việc kiểm định hệ số tin cậy Cronbach

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên

cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, trích từ Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Trong bài nghiên cứu này chấp nhận thang đo với Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên.

2.2.1. Thang đo phong cách lãnh đạo mới về chất

Thang đo phong cách lãnh đạo mới về chất trong nghiên cứu sơ bộ gồm 4 thành phần với 12 biến quan sát. Qua nghiên cứu sơ bộ, 12 biến trên đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.5 và có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.75. Như vậy, 12 biến quan sát của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất được giữ lại và đưa vào

Bảng 2.3: Kết quả kiểm định thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất trong

nghiên cứu sơ bộ:

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

II: Alpha = .843 II1 7.44 1.802 .684 .818 II2 7.53 2.219 .654 .834 II3 7.54 1.908 .809 .687 IM: Alpha = .850 IM1 7.34 2.711 .685 .834 IM2 7.29 2.795 .773 .739 IM3 7.17 3.178 .716 .800 IC: Alpha = .867 IC1 6.53 3.461 .749 .810 IC2 6.54 3.356 .774 .786 IC3 6.32 3.739 .717 .839 IS: Alpha = .789 IS1 6.54 3.804 .596 .756 IS2 6.88 2.520 .704 .646 IS3 6.92 3.493 .629 .718

2.2.2. Thang đo Phát triển tổ chức

Khi đưa vào nghiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo Phát triển tổ chức gồm 6

thành phần nghiên cứu với 23 biến quan sát.

Qua nghiên cứu, Cronbach Alpha của thành phần AT nhỏ hơn 0.6. Trong đó, biến AT1 có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và Cronbach Alpha nếu loại biến attitude1 của thành phần AT là 0.728 là đạt yêu cầu so với khi chưa loại biến (0.471). Ngồi ra, biến RW3 và RL4 cũng có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và việc loại 2 biến này cũng sẽ làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thành phần RW và RL. Do đó, sau khi nghiên cứu sơ bộ, sẽ loại 3 biến AT1, RW3 và RL4 ra khỏi thang đo.

Như vậy, qua nghiên cứu sơ bộ, sau khi loại biến AT1, RW3, RL4, thang đo Phát triển tổ chức đưa vào nghiên cứu chính thức gồm 6 thành phần nghiên cứu với 20 biến quan sát.

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định thang đo Phát triển tổ chức trong nghiên cứu sơ bộ:

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

PP: Alpha = .692 PP1 10.71 4.071 .481 .625 PP2 11.07 3.995 .484 .623 PP3 10.97 4.654 .448 .649 PP4 10.73 3.822 .501 .612 ST: Alpha = .856 ST1 10.42 4.973 .686 .826 ST2 10.54 5.839 .640 .840 ST3 10.42 5.352 .725 .806 ST4 10.71 5.140 .757 .791 RW: Alpha = .713 RW1 10.17 4.626 .764 .476 RW2 10.25 4.848 .753 .494 RW3 10.61 7.794 .034 .890 RW4 10.25 4.951 .593 .588 RL: Alpha = .729 RL1 10.34 3.987 .684 .561 RL2 10.51 3.978 .677 .565 RL3 10.63 4.272 .692 .565 RL4 11.03 6.723 .089 .861 HM: Alpha = .777 HM1 6.95 1.980 .562 .759 HM2 6.88 2.106 .576 .738 HM3 6.95 1.842 .709 .591 AT: Alpha = .471 AT1 10.10 6.541 -.135 .728 AT2 10.05 4.118 .308 .360 AT3 9.71 3.829 .398 .259 AT4 10.00 3.862 .728 .027 2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 2.3.1. Mơ tả mẫu nghiên cứu:

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhân viên hiện đang làm việc tại các tổ chức trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng tham gia nghiên cứu là những nhân viên đang công tác trong các

doanh nghiệp tại địa bàn TP Hồ Chí Minh. Họ phải có ít nhất từ 2 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty tham gia nghiên cứu trở lên để đảm bảo những hiểu biết của họ về lãnh đạo/ nhóm lãnh đạo và những vấn đề liên quan đến phát triển tổ chức của doanh nghiệp họ trả lời tương đối chính xác và tường tận.

Về kích thước mẫu, có quan điểm cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983, trích từ Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, cũng có quan điểm cho rằng kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát (Bollen,

1989, rích từ Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Trong nghiên cứu này, số lượng bảng câu hỏi phát ra là 250, số bảng câu hỏi thu về là 247, số bảng câu hỏi đạt yêu cầu đưa vào nghiên cứu là 243.

2.3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 2.3.2.1. Thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất 2.3.2.1. Thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất

Qua nghiên cứu sơ bộ như đã trình bày bên trên, 12 biến quan sát của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất đều được giữ lại và đưa vào nghiên cứu chính

thức.

Qua kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, tất cả 12 biến quan sát của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 và có hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (Xem phụ lục 2)

2.3.2.2. Thang đo Phát triển tổ chức:

Qua nghiên cứu sơ bộ, 3 biến AT1, RW3 và RL4 bị loại. Thang đo Phát triển tổ chức sau nghiên cứu sơ bộ vẫn bao gồm 6 thành phần nhưng số lượng biến quan sát giảm còn 20.

Sau khi kiểm định lại thang đo, 20 biến quan sát trên đều có hệ số tin cậy

Cronbach Alpha lớn hơn 0.7 và có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 (Xem phụ lục 3)

2.3.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) 2.3.3.1. Thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất 2.3.3.1. Thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất

Thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất với 12 biến quan sát được giữ lại sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha được đưa vào kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp trích Principal components với phép quay Varimax.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá, 12 biến quan sát của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất từ 4 nhóm nhân tố được nhóm lại thành 3 nhóm với tổng

phương sai trích được là 64.65% và giá trị Eigenvalues là 1.037. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất được trình bày chi tiết trong phụ luc 4.

Bảng 2.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 IC1 .784 .298 IC2 .754 .158 .318 IM1 .716 .216 .195 IC3 .680 .182 IM2 .626 .399 IM3 .578 .357 II1 .126 .880 II2 .799 II3 .392 .600 IS2 .156 .875 IS3 .311 .732 IS1 .256 .447 .610

Phương pháp trích: Principal Component Analysis. Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization. Tổng phương sai trích: 64.65%

Giá trị Eigenvalues: 1.037

Dựa trên kết quả phân tích, chỉ số KMO = 0.862 lớn hơn 0.5 với mức ý nghĩa kiểm định Bartlert = 0.000, tổng phương sai trích được là 64.65% lớn hơn 50%, cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất. Phân tích nhân tố khám phá nhóm các nhân tố thành 3 nhóm nhân tố, bao gồm:

- Nhóm thứ 1 gồm 2 thành phần: Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân (IM – IC), gồm 6 biến quan sát: IC1, IC2, IC3, IM1, IM2, IM3.

- Nhóm thứ 2 là thành phần Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng (II), gồm 3 biến quan sát: II1, II2, II3.

- Nhóm thứ 3 là thành phần Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên (IS), gồm 3 biến quan sát: IS1, IS2, IS3

Việc 2 nhân tố Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân nhóm lại với nhau có thể giải thích dựa trên thực tiễn là 2 nhân tố này đều nói đến sự quan tâm của nhà lãnh

đạo đến nhu cầu về mặt tâm lý của nhân viên, có quan tâm, thấu hiểu nhân viên của

mình người lãnh đạo mới có thể đưa ra những lời động viên hợp lý. Cả 2 nhân tố

này đều hội tụ ở chỗ cùng nói đến cách người lãnh đạo quan tâm đến việc dẫn dắt, hỗ trợ nhân viên của mình. Cả hai yếu tố đều khơng chỉ tác động đến nhân viên về mặt đánh giá người lãnh đạo trong cơng việc mà cịn trong cách đối xử, trong quan hệ với nhân viên.

Với kết quả phân tích nhân tố khám phá như trên, ta tiến hành kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach Alpha của từng thành phần. Kết quả kiểm tra cho thấy 12 biến đều đáp ứng được độ tin cậy (Xem phụ lục 5)

2.3.3.2. Thang đo Phát triển tổ chức:

Thang đo Phát triển tổ chức với 20 biến quan sát được giữ lại sau khi kiểm định

độ tin cậy Cronbach Alpha được đưa vào kiểm định bằng phân tích nhân tố khám

phá (EFA).

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phương pháp trích Principal components với phép quay Varimax.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá, 20 biến quan sát của thang đo Phát triển tổ chức từ 6 nhóm nhân tố được nhóm lại thành 5 nhóm với tổng phương sai trích được là 62.26% và giá trị Eigenvalues là 1.192. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

thang đo Phát triển tổ chức được trình bày chi tiết trong Phụ lục 6.

Dựa trên kết quả phân tích, chỉ số KMO = 0.858 lớn hơn 0.5 với mức ý nghĩa kiểm định Bartlert = 0.000, tổng phương sai trích được là 62.26% lớn hơn 50%, cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu của thang đo Phát triển tổ chức. Phân tích nhân tố khám phá nhóm các nhân tố thành 5 nhóm nhân tố, bao gồm:

- Nhóm thứ 1 gồm 2 thành phần: Cơ cấu tổ chức và Phần thưởng (STRW) , gồm 7 biến quan sát: RW1, RW2, RW4, ST1, ST2, ST3, ST4.

- Nhóm thứ 2 là thành phần Mục tiêu tổ chức (PP ), gồm 4 biến quan sát: PP1, PP2, PP3, PP4.

- Nhóm thứ 3 là thành phần Hỗ trợ của cơ chế hoạt động (HM), gồm 3 biến

quan sát: HM1, HM2, HM3.

- Nhóm thứ 4 là thành phần Các mối quan hệ trong tổ chức (RL), gồm 3 biến quan sát: RL1, RL2, RL3.

- Nhóm thứ 5 là thành phần Thái độ hướng đến sự thay đổi (AT), gồm 3 biến quan sát: AT2, AT3, AT4.

Hai thành phần Cơ cấu tổ chức – Phần thưởng cùng là sự đánh giá của nhân viên về mức độ bằng lòng đối với chính sách của tổ chức. Phần thưởng cũng là một hệ quả của việc Cơ cấu tổ chức tốt. Một tổ chức được cơ cấu tốt sẽ có bộ phận nhân sự tốt, xây dựng những chính sách tiến bộ, chính sách lương thưởng hợp lý cho nhân viên, tạo cơ hội thăng tiến trong cơng việc. Đó chính là thực tiễn của việc hai thành phần trên được nhóm lại sau phân tích nhân tố khám phá.

Với kết quả phân tích nhân tố khám phá như trên, ta tiến hành kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach Alpha của từng thành phần. Kết quả kiểm tra cho thấy 20 biến đều đáp ứng được độ tin cậy và có tương quan biến tổng đạt yêu cầu (Xem phụ lục 7)

Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Phát triển tổ chức: Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 RW1 .750 .194 .146 RW2 .724 .196 .247 -.108 ST4 .709 .225 .162 -.175 RW4 .697 .119 .129 .201 ST1 .667 .332 .143 ST2 .635 .373 .101 .112 ST3 .625 .228 .149 PP3 .254 .805 PP2 .114 .761 .259 PP1 .252 .649 .315 .162 -.124 PP4 .416 .603 .147 .166 HM3 .179 .130 .753 .135 .101 HM1 .120 .746 HM2 .367 .670 .204 RL1 .812 RL2 .151 .146 .212 .757 RL3 .386 .125 .225 .671 AT4 -.238 .784 AT2 .121 .772 AT3 -.211 -.200 .718

Phương pháp trích: Principal Component Analysis. Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization. Tổng phương sai trích: 62.26%

Giá trị Eigenvalues: 1.192.

2.3.4. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu

Sau khi kiểm định sơ bộ và kiểm định chính thức, thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất từ 4 nhóm nhân tố đã được nhóm thành 3 nhóm nhân tố: i)Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân, ii)Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng, iii) Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên.

Về thang đo Phát triển tổ chức, từ 6 nhóm nhân tố đã được nhóm lại thành 5

Các mối quan hệ trong tổ chức, iv) Hỗ trợ của cơ chế hoạt động, v) Thái độ hướng

đến sự thay đổi.

Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau:

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh lại:

2.3.5. Giả thuyết nghiên cứu sau khi điều chỉnh mơ hình

Sau khi điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, với 3 thành phần của thang đo Phong cách lãnh đạo mới về chất và 5 thành phần của thang đo Phát triển tổ chức, giả thuyết nghiên cứu được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1:

H1a. Lãnh đạo Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân có tác động dương đến thành phần Mục tiêu của tổ chức.

H1b. Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng có tác động dương đến thành phần Mục tiêu của tổ chức.

H1c. Lãnh đạo Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên có tác

động dương đến thành phần Mục tiêu của tổ chức.

Nhóm 2:

H2a. Lãnh đạo Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân có tác động dương đến thành phần Cơ cấu tổ chức – Phần thưởng.

Mục tiêu của tổ chức

Thái độ hướng đến sự thay đổi

Cơ cấu của tổ chức – Phần thưởng

Các mối quan hệ trong tổ chức

Hỗ trợ của cơ chế hoạt

động

Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng

Động viên tinh thần – Quan

H2b. Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng có tác động dương đến thành phần Cơ cấu tổ chức – Phần thưởng.

H2c. Lãnh đạo Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên có tác

động dương đến thành phần Cơ cấu tổ chức – Phần thưởng.

Nhóm 3:

H3a. Lãnh đạo Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân có tác động dương đến thành phần Các mối quan hệ.

H3b. Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng có tác động dương đến thành phần Các mối quan hệ.

H3c. Lãnh đạo Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên có tác

động dương đến thành phần Các mối quan hệ.

Nhóm 4:

H4a. Lãnh đạo Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân có tác động dương đến thành phần Hỗ trợ của cơ chế hoạt động.

H4b. Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng có tác động dương đến thành phần Hỗ trợ của cơ chế hoạt động.

H4c. Lãnh đạo Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên có tác

động dương đến thành phần Hỗ trợ của cơ chế hoạt động.

Nhóm 5:

H5a. Lãnh đạo Động viên tinh thần – Quan tâm cá nhân có tác động dương đến thành phần Thái độ hướng đến sự thay đổi.

H5b. Uy tín lãnh đạo hay tầm ảnh hưởng lý tưởng có tác động dương đến thành phần Thái độ hướng đến sự thay đổi.

H5c. Lãnh đạo Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên có tác

động dương đến thành phần Thái độ hướng đến sự thay đổi.

2.3.6. Câu hỏi nghiên cứu điều chỉnh lại sau khi kiểm định Cronbach Alpha và EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo mới về chất đến phát triển tổ chức (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)