CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận của bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động lên việc lựa chọn cấu trúc vốn của công ty SMEs và công ty LEs nhƣ thế nào. Đồng thời qua đó ta cũng thấy đƣợc các cơng ty tại Việt Nam chịu ảnh hƣởng của lý thuyết TOT hay lý thuyết POT trong quyết định lựa chọn cấu trúc vốn. Số liệu phân tích dựa trên báo cáo tài chính của 220 cơng ty phi tài chính trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam trong từ năm 2008 đến năm 2012, trong đó có 73 công SMEs và 147 công ty LEs. Việc phân loại quy mô công ty dựa trên số lao động bình qn của cơng ty trong 5 năm (2008 - 2012).
Bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy theo mơ hình ảnh hƣởng cố định (FEM) để phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố: Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS), Lợi nhuận (PROF), Cơ hội tăng trƣởng (GROW), Tài sản vơ hình (ITAG) và Quy mơ cơng ty (LN(TA), LN(SLS), LN(EMP) lên việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty tại Việt Nam.
5.1.1. Kết luận thứ nhất:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu đều chịu ảnh hƣởng của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (TOT) và lý thuyết trật tự phân hạng (POT) trong quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của mình. Đồng thời, kết quả của bài nghiên cứu này nhìn chung khá phù hợp với đặc trƣng của các cơng ty tại Việt Nam. Trong đó ta thấy:
- Biến độ trễ của nợ (LDEBT) có mối tƣơng quan cùng chiều với địn bẩy tài chính và có hệ số hồi quy xoay quanh mức 0,8 cho cả 3 mẫu quan sát và cả 3 mơ hình hồi quy. Điều này cho thấy trong quyết định lựa chọn cấu trúc vốn cho kỳ này chịu ảnh hƣởng khá lớn với cấu trúc vốn của kỳ trong quá khứ
- Địn ẩy tài chính có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với lợi nhuận của công ty (PROF). Tác động của biến này phù hợp với dự đoán của lý thuyết
trật tự phân hạng (POT). Kết quả của biến lợi nhuận công ty khá phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam. Điều này cho thấy các công ty tại Việt Nam ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại hơn so với việc vay nợ. - Cơ hội tăng trƣởng (GROW) có mối tƣơng quan cùng chiều với việc sử dụng nợ. Kết quả này tiếp tục phù hợp với dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng. Nhƣ vậy các công ty tại Việt Nam với tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nội bộ và ên ngồi khá cao thì khi có cơ hội tăng trƣởng tốt, công ty sẽ ƣu tiên sử dụng nguồn vốn từ nợ vay hơn là phát hành cổ phần. Do việc phát hành cổ phần trong giai đoạn này có thể làm cho cổ phần của cơng ty bị định giá thấp so với giá trị thực tế của công ty.
- Tài sản vơ hình (ITAG) và địn ẩy tài chính có mối tƣơng quan
ngƣợc chiều nhau theo đúng dự đoán của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (TOT). Mối tƣơng quan này đƣợc tìm thấy trong mẫu quan sát 220 công ty và các cơng ty LEs. Trong khi đó kết quả hồi quy lại cho thấy kết quả ngƣợc lại với các công ty SMEs, tuy nhiên kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả tƣơng quan ngƣợc chiều này khá đúng với trƣờng hợp tại Việt Nam, do việc tính giá trị của tài sản vơ hình hiện tại chƣa có phƣơng pháp cụ thể và còn nhiều bất cập, hơn nữa tại một quốc gia mà việc vay mƣợn hiện nay chủ yếu dựa trên tài sản hữu hình để đảm bảo cho các khoản vay của công ty tại ngân hàng thì cơng ty càng có nhiều tài sản vơ hình thì càng khó gia tăng việc sử dụng nợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
- Biến tấm chắn thuế phi lợi nhuận (NDTS) có tác động cùng chiều với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn trong trong mẫu quan sát 220 công ty và các công ty LEs. Điều này trái ngƣợc với dự đoán của lý thuyết đánh đổi cấu trúc
vốn (TOT). Điều này cho thấy các cơng ty có mức khấu hao càng lớn (đại diện cho việc tăng tài sản dài hạn) thì càng sử dụng nhiều nợ
- Theo kết quả của mơ hình hồi quy thì quy mơ cơng ty có mối tƣơng quan cùng chiều với việc sử dụng nợ theo đúng dự đoán của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (TOT). Điều này khá phù hợp với các công ty tại Việt Nam. Khi quy mô công ty càng tăng thì nguồn vốn lƣu động cho hoạt động kinh doanh, nguồn vốn tài trợ cho các dự án, nguồn vốn đầu tƣ cho tài sản đòi hỏi cao hơn nên công ty cần nhiều nợ hơn.
5.1.2. Kết luận thứ 2:
Bài nghiên cứu cho thấy các công ty Việt Nam chịu ảnh hƣởng của lý thuyết POT nhiều hơn so với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ở cả công ty SMEs và công ty LEs. Điều này khá phù hợp với kết luận trong bài nghiên cứu của TS. Lê Đạt Chí (2013), Dzung Nguyen, Ivan Diaz-Rainey, Ivan Diaz- Rainey (2012) . Các công ty Việt Nam đa phần ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ từ nội bộ công ty (lợi nhuận giữ lại) trƣớc rồi mới tới các nguồn tài trợ bên ngoài (vay nợ) với suy nghĩ sử dụng vốn của chính mình thì ít tốn chi phí hơn, có thể tự do hoạt động kinh doanh mà không chịu bất cứ ràng buộc, kiểm soát nào chủ nợ.
5.1.3. Kết luận thứ 3:
Các biến giải thích trong công ty LEs làm thay đổi việc sử dụng nợ nhiều hơn so với các công ty SMEs. Do các công ty LEs đƣợc tổ chức chặt chẽ hơn, thông tin bất cân xứng ít hơn, nguy cơ phá sản thấp hơn và đƣợc vay mƣợn ở những điều kiện thuận lợi hơn nên công ty tăng (giảm) việc sử dụng nợ đơn giản hơn so với các công SMEs.
5.1.4. Kết luận thứ 4:
Tác động của các biến do lƣờng quy mô công ty lên địn ẩy tài chính trong cả 3 mẫu quan sát và trong cả 3 mơ hình hồi quy là nhƣ nhau và khơng đáng kể. Nhƣ vậy, đối với các cơng ty tại Việt Nam thì quyết định lựa chọn cấu trúc vốn khơng phụ thuộc nhiều vào cơng ty có quy mơ nhỏ hay quy mô lớn.