Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của Chi cục thuế TP Việt Trì.
-So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
-Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
-Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến
2.2.4.3. Phương pháp đồ thị
Phân tích đánh giá tình hình nộp ngân sách, số nộp ngân sách qua từng thời kỳ
2.2.4.4. Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng. Tài liệu thường được sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số thu ngân sách Nhà nước qua các năm.
- Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn phân tích. - Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua các năm.
- Số doanh nghiệp được kiểm tra và số thuế truy thu giai đoạn 2009 - 2013. - Tình hình hoàn thuế GTGT giai đoạn năm 2009-2013.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố Việt Trì ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
3.1.1. Vị trí địa lý, nguồn lực và lợi thế phát triển
Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2010); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang đại hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Cơ cấu bộ máy của Chi cục thuế TP Việt Trì cũng được tổ chức thành 15 Đội thuế trực thuộc Chi cục thuế TP Việt Trì.
Với cách tổ chức đó, ngành thuế luôn bám sát địa bàn quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Nhà nước giao và không ngừng tăng thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
3.1.2. Lợi thế phát triển
Thành phố Việt Trì được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ và là trung tâm của vùng Tây Đông bắc, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, có bề dày lịch sử hình thành của nhà nước Văn Lang- cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Với vị trí thuận lợi đó, những năm qua thành phố luôn quan tâm đầu tư, xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh và thành điểm đến của nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài, khách quốc tế hành hương về với đất tổ hàng năm.
Việt Trì là thành phố ngã ba sông, nơi hợp lưu của 3 dòng: sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Do đó, cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố.
Trên địa bàn thành phố Việt Trì có nhiều nhà máy công nghiệp phát triển, các khu công nghiệp được hình thành từ đó tạo điều kiện cho thu hút đầu tư nước ngoài và kinh tế phát triền, đời sống nhân dân được nâng cao.
3.1.3. Tác động đối với công tác quản lý thu thuế
Với những ưu thế trên, thời gian qua cùng với chính sách của nhà nước luôn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp, đáng chú ý là các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là tăng mạnh nhất. Xuất phát là một thành phố mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm, ngư nghiệp. Các doanh nghiệp ở thành phố Việt Trì đa phần đi lên từ hộ cá thể, với quy mô kinh doanh nhỏ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao. Qua những năm đầu thực hiện các luật thuế mới như GTGT; thuế TNDN... mà những luật thuế này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ đầy đủ, am hiểu về luật thuế, chế độ kế toán rất cao, thì các doanh nghiệp bị sai phạm rất nhiều, phần lớn là ý thức tuân thủ chưa cao, trình độ am hiểu pháp luật còn thấp dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế chưa đầy đủ. Hơn nữa khi thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì việc rủi ro thất thu thuế rất cao. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT, ngăn chặn kịp thời hành vi trốn thuế, gian lận về thuế góp phần chống thất thu thuế cho Ngân sách nhà nước. Công tác quản lý thuế GTGT phải làm sao ngày càng nâng cao được ý thức tuân thủ của người nộp thuế thông qua vừa quản lý thu thuế nộp vào NSNN đồng thời phải tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế.
3.1.4. Thành tựu kinh tế xã hội thành phố Việt Trì thời gian qua
Trong những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có hơn 1.200 doanh nghiệp các loại. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/năm.
Thu ngân sách Nhà nước luôn vượt kế hoạch hàng năm, năm 2013 số thu Ngân sách Nhà nước đạt 460,2 tỷ đồng, là địa phương duy nhất trong toàn tỉnh có khả năng tự cân đối và có đóng góp Ngân sách cho tỉnh.Với kết quả thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng, thành phố đã đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ các khoản chi thường xuyên, cho cho đầu tư phát triển, đảm bảo công tác quốc phòng- an ninh và nhu cầu an sinh xã hội.
Có thể nói rằng Thành phố Việt Trì với nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội phát triển ngày càng mạnh, đây là điều kiện để hình thành các DN hoạt động trên địa bàn ngày càng nhiều, quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn với nhiều lĩnh vực kinh doanh, điều này tác động mạnh đến công tác quản lý thuế vì đây chính là đối tượng để Chi cục thuế quản lý quy mô hoạt động, tình hình thực hiện thuế GTGT, nếu quản lý tốt sẽ đem lại nguồn thu đáng kế cho ngân sách tỉnh nhà. Để làm được điều này lãnh đạo Chi cục phải làm sao để quản lý thuế sát thực tế kinh doanh, chống thất thu, góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý thuế, khuyến khích đầu tư tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách đó là nhiệm vụ to lớn đặt ra đối với Chi cục thuế.
3.2. Thực trạng về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Thành phố Việt Trì
3.2.1. Khái quát về Chi cục Thuế TP Việt Trì
Chi cục thuế thành phố Việt Trì được thành lập theo hệ thống thuế nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo Nghị định 281/HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 và Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. gồm có 9 Đội thuế chức năng và 6 Đội thuế liên phường xã trực thuộc được tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế TP Việt Trì
(Nguồn ISO Việt Trì 9001: 2008, Chi cục Thuế TP Việt Trì, 2012) 3.2.1.1. Vị trí, chức năng
Chi cục Thuế TP Việt Trì là tổ chức trực thuộc Cục thuế tỉnh Phú Thọ, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế TP Việt Trì có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi cục trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của Chi cục, có nhiệm vụ lãnh
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÓ
TRƯỞNG
CÁC ĐỘI CHỨC NĂNG
1.Đội tuyên truyền - Hỗ trợ NNT 2. Đội Kiểm tra thuế
3. Đội Kiểm tra thuế số 1 4. Đội Kiểm tra thuế số 2 5. Đội Nghiệp vụ- dự toán
6. Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học 7. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế 8. Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
9. Đội Hành chính - Nhân sự - tài vụ và ấn chỉ
CÁC ĐỘI THUẾ LIÊN PHƯỜNG
1. Đội thuế Vân cơ - Vân phú
2. Đội thuế Nông Trang- Minh phương 3. Đội thuế Gia Cẩm- Minh Nông 4. Đội thuế Tân dân - Dữu lâu 5. Đội thuế Tiên Cát- Thọ Sơn 6. Đội thuế Thanh miếu - Bến gót
đạo chung, có trách nhiệm tham mưu, tổ chức quản lý cán bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động của Chi cục mình.
Các phó Chi cục trưởng: Hỗ trợ Chi cục trưởng phụ trách các Đội và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về hoạt động của các Đội do mình được phân công phụ trách.
Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Đội Kiểm tra thuế số 1, 2: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế
hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
Đội Trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu
lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
- Đội thuế liên xã, phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu
thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên và các khoản thu khác ...) (Tổng cục Thuế, 2010 b).
Tính đến thời điểm 31/12/2013, toàn Chi cục thuế TP Việt Trì có 105 cán bộ, công chức, trong đó tại Văn phòng Chi Cục Thuế có 83 cán bộ, bằng 79 % tổng số cán bộ; ở các Đội Thuế phường, xã có 22 cán bộ, chiếm tỷ lệ 21%.Trình độ thạc sỹ có 02 cán bộ, chiếm 1,9%; trình độ đại học có 57 cán bộ chiếm 54,8%; trình độ cao đẳng và trung cấp có 46 cán bộ chiếm 44,24% tổng số cán bộ. (Chi cục Thuế TP Việt Trì, 2013).
3.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế TP Việt Trì
Chi cục Thuế thành phố Việt Trì thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giḠcông tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
3. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.