Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 03 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo sử dụng trong

nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu mỹ phẩm, đồng thời đánh giá cách sử dụng

thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.

Tác giả thực hiện nghiên cứu vào tháng 06/2020 thông qua dàn bài thảo luận

được xây dựng sẵn các câu hỏi đã được chuẩn bị, nội dung rõ ràng dễ hiểu gởi đến đối tượng phỏng vấn. Tiến hành thảo luận 10 chuyên gia về ngành mỹ phẩm và

GVHD để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với thịtrường, đặc điểm sản phẩm và văn

hóa tại Việt Nam.

Nội dung dàn bài thảo luận gồm 02 phần:

- Phần 1: gồm các câu hỏi khám phá và khẳng định sự phù hợp của mơ hình

nghiên cứu lý thuyết đề xuất ở chương 02

- Phần 2: gồm các thang đo tác giả đưa ra và nhờ sự đóng góp ý kiến của các

thành viên tham gia thảo luận nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của thang đo.

Với sự giúp đỡ 10 chuyên gia tham gia phỏng vấn và đóng góp ý kiến về

mơ hình nghiên cứu cũng như đề tài nghiên cứu. Các chuyên gia được phỏng vấn đều

đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng trong mơ hình đề xuất: (1) Nhận thức người tiêu dùng, (2) Thái độ người bán hàng, (3) Xúc

tiến bán hàng, (4) Nhóm tham khảo, (5) Chất lượng sản phẩm, (6) Giá thành sản phẩm.

Bng 3.1: Tng hp kết qu tho lun ca các chuyên gia STT Yếu t S biến STT Yếu t S biến quan sát Chuyên gia đồng ý T l 1 Nhận thức người tiêu dùng 5 10 100 2 Thái độ người bán hàng 4 9 90 3 Xúc tiến bán hàng 3 8 80 4 Nhóm tham khảo 4 8 80 5 Chất lượng sản phẩm 4 10 100 6 Giá thành sản phẩm 4 10 100 (Ngun: Kết qu tng hp ca tác gi)

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng. Sau quá trình phỏng vấn nhóm chun gia, câu hỏi hồn chỉnh sẽ được đưa

vào khảo sát với bảng câu hỏi chi tiết, được thiết kế sẵn theo thang điểm Likert từ 1

đến 5 ( 1 - Rất không đồng ý, 2 - Khơng đồng ý, 3 - Khơng có ý kiến, 4 - Đồng ý, 5 -

Rất đồng ý). Nghiên cứu này kiểm tra mơ hình giả thuyết và các giả thuyết được xây dựng từcơ sở lý thuyết. Dữ liệu thu thập được sẽ loại bỏ những bảng trả lời không

đủ tiêu chuẩn trước khi đưa vào phân tích thống kê.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 300 người

tiêu dùng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua kiểm

Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm tra sự chặt chẽ giữa các biến quan sát.

Phương pháp này loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item- Total) >

0.3 và hệ số Alpha > 0.6 được chấp nhận, thích hợp đưa vào phân tích những bước

tiếp theo. Kết quả này được đưa ra trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới của (Nunnally 1978; Pererson, 1994; Slater, 1995)[36].

Phương pháp nhân tốkhám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử

dụng, các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 trong EFA tiếp tục loại bỏ. Trong phân tích

nhân tố khám phá phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp Principal

compenent Analysis và phép xoay Varimax để phân nhóm các yếu tố, sau mỗi lần phân nhóm, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO (Kaiser– Meyer-

Olkin) phải lớn hơn 0.5 và hệ số nhân tố tải trong bảng Rotated Matrix phải có giá trị

lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố, và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Thang đo được chấp nhận với tổng phương

sai trích ≥ 50%. Cùng với việc kiểm định Bartlet để xem xét giả thuyết vềđộ tương

quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlet phải có ý nghĩa thống

kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng

Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)[3]

3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay được xây dựng dựa trên thang đo của Isa Kokoi (2011)[29]; Sirinya Panadis và Lalita

Phongvivat (2011)[42]; Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014)[6]; Nguyễn Thị Quỳnh Nga,

Lê Đặng Như Quỳnh (2020)[7], sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu

tại tỉnh BRVT thơng qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.

Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, được trình bày trong các bảng dưới đây.

• Thang đo “Nhận thức người tiêu dùng”

Thang đo “Nhận thức người tiêu dùng” dựa trên thang đo của Isa

Kokoi (2011), Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Nga,

Lê Đặng Như Quỳnh (2020) gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ NT1 đến NT5.

Bảng 3.2: Thang đo Nhận thc người tiêu dùng

Kí hiu Biến quan sát Ngun

NT1 Mỹ phẩm thuần chay là sự lựa chọn ưu tiên của

khách hàng trẻ. Isa Kokoi (2011), Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh (2020)

NT2 Mỹ phẩm thuần chay an tồn hơn mỹ phẩm thơng

thường.

NT3 Mỹ phẩm thuần chay thân thiện với môi trường.

NT4 Mỹ phẩm thuần chay nói khơng với các hành vi

đối xử ngược đãi động vật.

NT5 Mỹ phẩm thuần chay giúp cơng nhân tránh khỏi

tình trạng làm việc với hóa chất độc hại.

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

• Thang đo “Thái độngười bán hàng”

Thang đo “Thái độngười bán hàng” dựa trên thang đo của Isa Kokoi (2011),

Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014) gồm

đo gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ TD1 đến TD4

Bng 3.3: Thang đo Thái độngười bán hàng

Kí hiu Biến quan sát Ngun

TD1 Người bán có thái độ hịa nhã, lắng nghe và thấu

hiểu.

Isa Kokoi (2011), Sirinya Panadis

TD2 Người bán có thái độ tự hào về cơng việc mình đang làm. và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014)

TD3 Người bán có thái độ phục vụ chuyên nghiệp,

chuẩn mực.

TD4 Người bán có thái độ gần gũi, thân thiết với khách

hàng.

(Ngun: Tác gi da vào nghiên cứu trước và có điều chnh)

• Thang đo “Xúc tiến bán hàng”

Thang đo Xúc tiến bán hàng” dựa trên thang đo của Isa Kokoi (2011),

Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014) gồm

03 biến quan sát được mã hóa từ XT1 đến XT3.

Bảng 3.4 : Thang đo Xúc tiến bán hàng

Kí hiu Biến quan sát Ngun

XT1 Mỹ phẩm thuần chay có nhiều chương trình

khuyến mãi. Isa Kokoi (2011), Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014)

XT2 Mỹ phẩm thuần chay được quảng cáo rộng rãi.

XT3 Cửa hàng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khi

mua mỹ phẩm thuần chay.

(Ngun: Tác gi da vào nghiên cứu trước và có điều chnh)

• Thang đo “Nhóm tham khảo”

Thang đo “Nhóm tham khảo” dựa trên thang đo của Isa Kokoi (2011),

Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh (2020) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ TK1 đến TK4:

Bảng 3.5: Thang đo về Nhóm tham kho

Kí hiu Biến quan sát Ngun

TK1 Người thân và bạn bè tôi cho rằng sử dụng mỹ

phẩm thuần chay là một ý kiến tốt.

Isa Kokoi (2011),

Nguyễn Thị Quỳnh

Nga, Lê Đặng Như

Quỳnh (2020)

TK2 Bác sĩ và những người nổi tiếng cho rằng sử

dụng mỹ phẩm thuần chay là một lựa chọn tốt.

TK3

Dù thuộc bất kỳ tôn giáo nào, mỹ phẩm thuần

chay đề cao giá trị nhân đạo vẫn luôn được tin

dùng.

TK4 Sử dụng mỹ phẩm thuần chay đang là xu hướng

của cả thế giới.

(Ngun: Tác gi da vào nghiên cứu trước và có điều chnh)

• Thang đo “Chất lượng sản phẩm”

Thang đo Chất lượng sn phm dựa trên thang đo Isa Kokoi (2011), Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như

Quỳnh (2020) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ CL1 đến CL4:

Bng 3.6 : Thang đo Chất lượng sn phm

Kí hiu Biến quan sát Ngun

CL1 Mỹ phẩm thuần chay hồn tồn khơng có hóa

chất độc hại. Isa Kokoi (2011),

Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh (2020) …

CL2 Mỹ phẩm thuần chay sản xuất trong dây chuyền

đạt tiêu chuẩn.

CL3 Quy trình trồng trọt sản xuất đảm bảo chất

lượng, ngăn ngừa các rủi ro cho sức khỏe .

CL4 Mỹ phẩm thuần chay có chất lượng hơn so với

mỹ phẩm thơng thường.

• Thang đo “Giá thành sản phẩm”

Thang đo “Giá thành sn phm” dựa trên thang đo Isa Kokoi (2011), Sirinya

Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014) gồm 04 biến

quan sát được mã hóa từ GT1 đến GT4:

Bng 3.7 : Thang đo Giá thành sn phm

Kí hiu Biến quan sát Ngun

GT1 Giá của mỹ phẩm thuần chay cao hơn mỹ phẩm

thông thường. Isa Kokoi (2011), Sirinya Panadis và Lalita Phongvivat (2011), Nguyễn Ngọc Đan Thùy (2014)

GT2 Giá thành cao đồng nghĩa với chất lượng sản

phẩm tốt.

GT3 Giá mỹ phẩm thuần chay phù hợp với thu nhập

của tôi .

GT4 Tôi sẵn sàng trả thêm tiền cho mỹ phẩm thuần

chay.

(Ngun: Tác gi da vào nghiên cứu trước và có điều chnh)

• Thang đo “Quyết định mua mỹ phẩm thuần chay”

Thang đo Quyết định mua m phm thuần chay” dựa trên thang đo của Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Như Quỳnh (2020) gồm đo gồm 05 biến quan sát

được mã hóa từ QD1 đến QD5:

Bng 3.8 : Thang đo Quyết định mua m phm thun chay

Kí hiu Biến quan sát Ngun

QD1 Tôi nghĩ mua mỹ phẩm thuần chay là quyết định đúng

QD2 Tôi tin rằng mua mỹ phẩm thuần chay xứng đáng với

đồng tiền tôi bỏ ra.

Lê Đặng Như

Quỳnh

(2020)

QD3 Lần tới khi cần mua mỹ phẩm tôi sẽ chọn mỹ phẩm

thuần chay

QD4 Tôi chắc chắn sẽ mua mỹ phẩm thuần chay.

QD5 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng mỹ

phẩm thuần chay

(Ngun: Tác gi da vào nghiên cu trước và có điều chnh)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)