Trong quá trình phân BCTC tại công ty CP Bibica chỉ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống như phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ.
Trong quá trình sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, công ty đã giải quyết tốt vấn đề như: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh. Tiêu chuẩn được công ty lựa chọn để so sánh chủ yếu là số liệu của năm trước. Tuy nhiên, công ty chỉ thực hiện so sánh qua một năm mà không tiến hành so sánh qua nhiều năm hay nhiều kỳ. Điều kiện so sánh của công ty đã được đảm bảo, các số liệu mà các công ty đưa ra để so sánh là những số liệu có tính thống nhất về nội dung kinh tế, được tính toán theo cùng một phương pháp và cùng một đơn vị đo lường. Về kỹ thuật so sánh, công ty chủ yếu sử dụng hình thức so sánh theo chiều ngang và chiều dọc.
Hơn nữa, khi nhìn vào kết quả phân tích, ta thấy rằng do chỉ sử dụng một số ít các phương pháp truyền thống nên kết quả phân tích chỉ cho thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu mà vẫn chưa thể hiện được mối liên hệ giữa các biến động đó, hay nhân tố nào sẽ tác động chủ yếu đến hiệu quả tài chính của DN. Do vậy, công ty cần sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích như phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị … để kết quả phân tích được đầy đủ, chính xác.
Bên cạnh hai phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, công ty cũng nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng Mô hình Dupont vào quá trình phân tích, để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng: Tỉ suất sinh
lời của TS
= LNST = LNST X DTT
Tổng TS DTT Tổng TS
Nguồn: [11, tr.36]
Vận dụng mô hình Dupont và dựa vào BCKQKD của công ty CP Bibica (3.1)
năm 2009, năm 2010 tiến hành phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo TS của DN, ta có thể xem xét như sau:
Bảng 3.1: Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo tài sản
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu thuần 626,954,153,074 787,836,171,595 2. Giá vốn hàng bán 441,049,041,712 578,217,499,791 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 185,905,111,362 209,618,671,804 4. Doanh thu hoạt động tài chính 26,955,623,935 13,707,409,807 5. Chi phí hoạt động tài chính 7,279,245,427 9,357,169,916 6. Chi phí bán hàng 109,305,695,606 139,920,749,105 7. Chi phí quản lý DN 32,797,558,743 35,003,982,524 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kdoanh 63,478,235,521 39,044,180,066
9. Thu nhập khác 3,340,508,232 7,153,795,506
10. Chi phí khác 2,517,728,700 1,072,926,905
11. Lợi nhuận khác 822,779,532 6,080,868,601
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 64,301,015,053 45,125,048,667
13. Thuế TNDNphải nộp 7,008,488,025 3,346,832,895
14. Lợi nhuận sau thuế 57,292,527,028 41,778,215,772
15. Tổng TS 736,809,198,986 758,946,247,183
- TS ngắn hạn. 341,515,700,876 333,478,709,964
- TS dài hạn. 395,293,498,110 425,467,537,219
15. Tỷ suất lợi nhuận theo TS 0.078 0.055
16. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 0.091 0.053
17. Tỷ suất doanh thu theo TS. 0.851 1.038
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ bảng 3.1: Tỉ suất lợi nhuận theo TS năm 2010 so với năm 2009 giảm: 0,078 – 0,055 = 0,023 với số tương đối 29,21%. Do các nhân tố ảnh hưởng sau: - Do ảnh hưởng của tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm:
(0,091 – 0,053)x 0,851 = 0,033
- Do ảnh hưởng của tỉ suất doanh thu theo TS tăng: (1,038 – 0,851) × 0,053 = 0, 01
Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy, Tỉ suất lợi nhuận theo TS của DN năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,035 với số tương đối giảm 29,21%. Điều đó là do:
- Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 0,033. Điều đó chứng tỏ, chi phí và giá thành của DN năm 2010 tăng lên so với năm 2009 làm cho lợi nhuận của DN bị giảm xuống đáng kể điều này cũng có thể một phần không ổn định của thị trường nước ngoài và tỷ giá USD/VND. Do nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo là Bột mỳ phải nhập khẩu gần như toàn bộ và đường nhập một phần. Chính vì vậy, sự biến động giá bột mỳ và đường năm 2010 theo chiều hướng tăng cao, cộng với VND mất giá khiến giá bột mỳ nhập khẩu của nước ta tăng cao ( trong đó có Bibica) . Do đó, nó sẽ ảnh hưởng tới giá thành bánh kẹo tăng, dẫn đến ảnh hưởng tới giảm doanh thu.
- Tỉ suất doanh thu theo TS tăng làm cho tỉ suất lợi nhuận theo TS tăng 0,01. Điều đó chứng tỏ rằng, DN đã sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS, tạo ra quy mô doanh thu tăng so với năm trước.
Sơ đồ 3.1 : Tỷ suất lợi nhuận theo TS của công ty CP Bibica năm 2010.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy, việc áp dụng phương pháp Dupont vào quá trình phân tích để tính tỷ suất lợi nhuận theo TS, một mặt cung cấp cho ban lãnh đạo công ty để có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng TS có hiệu quả. Mặt khác, các nhà đầu tư, các chủ nợ cũng căn cứ vào các thông tin đó để có quyết định có nên đầu tư hay cho vay nữa không. Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này đòi hỏi công ty phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết như đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, hiểu biết về quản lý kinh tế, số liệu tính toán phải chính xác và chuyên làm công tác phân tích tài chính.
Ngoài phương pháp Dupont, công ty có thể áp dụng phương pháp đồ thị. Vì hiện nay với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, phương pháp đồ thị đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Sử dụng phương pháp này để minh họa các kết quả tài chính
Tỷ suất lợi nhuận theo TS (0,055)
Tỉ lệ lợi nhuận theo doanh thu
0,053
Vòng quay của TS 1,053
Lợi nhuận sau thuế 41.778.215.772
Doanh thu thuần 787.836.171.595
Doanh thu thuần 787.836.171.595 Tổng TS 758.946.247.183 Tổng doanh thu, thu nhập 808.697.376.908 Tổng chi phí 763.572.328.241 Tổng TS ngắn hạn 333.478.709.964 Tổng TS dài hạn 425.467.537.219
trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ… từ đó các đối tượng quan tâm có thể theo dõi bằng trực giác sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Dựa vào BCKQKD 3 năm từ 2008 – 2010 ta có Biểu đồ doanh thu – lợi nhuận của Công ty CP Bibica.
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận công ty CP Bibica từ 2008 - 2010
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ví dụ: Dựa vào kết quả phân tích chỉ sổ khả năng thanh toán của Công ty CP Bibica.
Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ khả năng thanh toán của công ty CP Bibica từ 2008 - 2010
3.5.2 Hoàn thiện nội dung phân tích báo tài chính
Thông tin sử dụng trong phân tích BCTC của DN đóng vai trò rất quan trọng, thông tin trong phân tích BCTC của công ty là hệ thống BCTC. Để có cách nhìn tổng thể về tình hình tài chính hoạt động của DN. Tại công ty CP Bibica đã sử dụng 3 BCTC là: BCĐKT, BCKQHĐKD, Thuyết minh BCTC. Còn BCLCTT chưa được công ty sử dụng trong phân tích. Do vậy, để kết quả phân tích các BCTC đạt hiệu quả cao, phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty có hiệu quả, trong quá trình phân tích báo cáo, người phân tích phải sử dụng thêm BCLCTT, vì thông tin BCLCTT, các nhà quản lý cũng như các chủ nợ có thể đánh giá được tình hình luân chuyển tiên trong công ty.
- Nội dung phân tích trên báo cáo tại Công ty CP Bibica chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu này mới chỉ cho thấy được kết quả hoạt động tài chính cụ thể: kết quả lợi nhuận, khả năng thanh toán … nhưng chưa thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà các công ty sử dụng chỉ dừng lại ở mức phân tích tĩnh. Do vậy, kết quả phân tích chưa thu được và chưa đủ cơ sở để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính.
Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty, công ty mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản của từng năm dựa vào phân tích BCĐKT, BCKQKD mà chưa đưa ra dược một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ; Thực hiện phân tích cấu trúc tài chính trong đó đã phân tích cơ cấu và sự biến động của TS, NV, mối quan hệ giữa TS và NV, đánh giá được tình hình huy động vốn của DN. Song các chỉ tiêu phân tích phản ánh mức độ độc lập, phụ thuộc về tài chính chưa được phân tích.
Khi phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty, công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình trạng nợ và khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh mà chưa phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của DN, khả năng tạo tiền của công ty, khả năng thanh toán nợ dài hạn và khả năng thanh toán lãi vay.
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của DN công ty thực hiện phân tích trên BCKQKD và một số chỉ tiêu của hệ số hoạt động, hệ sinh lời, chưa phân tích được
việc sử dụng TS, NV, chi phí có thực sự hiệu quả hay không, bởi vì khi TS, NV, chi phí được sử dụng hợp lý thì hiệu quả sử dụng mới được hiệu quả. Do vậy, công ty nên đưa thêm một số chỉ tiêu vào phân tích như: nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TS, nhóm chỉ phân tích hiệu quả sử dụng VCSH, nhóm phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Để ban lãnh đạo có thể dựa vào kết quả phân tích đưa ra được các quyết định về việc sử dụng TS, NV và chi phí làm sao cho mang lại hiệu quả cao nhất đối với DN.
Hoàn thiện phân tích khái quát tình hình tài chính
Đánh giá mức độ độc lập tài chính của công ty
Để đánh giá mức độ độc lập tài chính của công ty CP Bibica nên bổ sung các chỉ tiêu để đánh giá mức độ độc lập tài chính hiện tại của công ty. Các chỉ tiêu:
Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số NV của DN, NV chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN cao, mức độ độc lập tài chính tăng và ngược lại.
Hệ số tài trợ = VCSH
Tổng số NV Nguồn: [7, tr.239]
Hệ số tự tài trợ TS dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư VCSH vào
TS dài hạn. Trị số của chỉ tiêu này lớn chứng tỏ VCSH đầu tư vào TS dài hạn lớn. Điều này giúp DN đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.
Hệ tự tài trợ TS dài hạn = VCSH TS dài hạn Nguồn: [7, tr.240] Hệ số tự tài trợ TS cố định: Hệ tự tài trợ TS cố định = VCSH
TS cố định đã và đang đầu tư Nguồn: [7, tr.240]
Bảng 3.2: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Chỉ tiêu Năm N-2 Năm Năm So sánh (3.2) (3.3) (3.4)
+/- % 1. Hệ số tài trợ (lần) 2. Hệ số tự tài trợ TS dài hạn ( lần) 3. Hệ số tự tài trợ TS cố định (lần) Nguồn: [11, tr.175] Thực hiện đánh giá:
Dựa vào BCĐKT từ năm 2008 – 2010 trong BCTC Công ty CP Bibica tác giả tính toán được:
Bảng 3.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Công ty CP Bibica Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng, giảm 2009- 2008 Tăng, giảm 2010- 2009 +/- % +/- % 1. Hệ số tài trợ (lần) 0.81566438 0.71016 0.718315 -0.11 -12.93 0.01 1.15 2. Hệ số tự tài trợ TS dài hạn ( lần) 2.42487925 1.323707 1.281325 -1.10 -45.41 -0.04 -3.20 3. Hệ số tự tài trợ TS cố định (lần) 2.84685443 1.427348 1.358127 -1.42 -49.86 -0.07 -4.85 Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhận xét:
Năm 2009 – 2008: Hệ số tài trợ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0,11 lần với tỷ lệ giảm 12,93%. Tức là, năm 2009 khả năng đảm báo về mặt tài chính của công ty là thấp hơn năm 2008. Song cả hai năm 2009, 2008 thì Hệ số tài trợ của Bibica là cao ( năm 2009 là 0,71016, năm 2008 là 0,81566438), điều đó chứng tỏ VCSH chiếm phần lớn trong Tổng NV của công ty mức độ độc lập tài chính của công ty Bibica cao.
Hệ số tự tài trợ TS dài hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,1 lần với tỷ lệ giảm là 45,41%. Tức là, năm 2009 khả năng đảm báo về mặt tài chính của công ty là thấp hơn năm 2008. Song cả hai năm 2009, 2008 thì Hệ số tự tài trợ TS dài hạn cao (năm 2009 là 1,323707, năm 2008 là .42487925), chứng tỏ TS
dài hạn của công ty được đầu tư chủ yếu tà VCSH mức độ độc lập tài chính cao, song hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm vì vốn đầu tư sử dụng vào kinh doanh quay vòng sinh lời giảm.
Hệ số tự tài trợ TS cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1,42 lần với tỷ lệ giảm là 49,86%. Hệ số tài trợ TS cố định hai năm cao ( năm 2009 là 1,427348, năm 2008 là 2,84685443), chứng tỏ TS cố định của công ty được đầu tư từ VCSH, là điều kiện cần thiết và phương tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2010 – 2009: Hệ số tài trợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0,01 lần với tỷ lệ tăng 1,15%. Tức là năm 2010 mức độ đảm bảo về mặt tài chính là tốt hơn năm 2009. Song hệ số này cả hai năm đều cao (năm 2010 là 0,718315, năm 2009 là 0,71016) khả năng đảm bảo và độc lập về mặt tài chính của Bibica là cao.
Hệ số tự tài trợ TS dài hạn , Hệ số tự tài trợ TS cố định năm 2010 so với năm 2009 là giảm. Song 2 hệ số này vẫn ở mức cao, công ty Bibica mức độc lập tài chính cao.
Hệ số tự tài trợ TS dài hạn , Hệ số tự tài trợ TS cố định từ năm 2008 đến năm 2010 tuy vẫn ở mức cao song giảm dần, chứng tỏ công ty đã sử dụng VCSH ngày một hiệu quả.
Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả của DN
Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của DN, ta nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của công ty như thế nào. Khi hoạt động tài chính của công ty tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ kéo dài. Khi đó phải xác định rõ số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của công ty. Để phân tích tình hình thanh toán, ta tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu phản các khoản phải thu, phải trả của công ty.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =
Tổng các khoản phải thu Tổng nợ phải trả Nguồn: [11, tr.215]
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu so với nợ phải trả của công ty. Chỉ tiều này trên 100%, chứng tỏ vốn công ty bị chiếm dụng nhiều. Ngược lại, chỉ tiêu