Robinson hình ảnh một nhà tư bản tiêu biểu

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE (Trang 25 - 32)

Trong tác phẩm, ta có thể thấy Robinson là một hình ảnh điển hình của giới tư sản Anh lúc bấy giờ.

Đầu tiên là về tình thế của nhân vật. Lúc này, anh đang phải sống trong một hoàn cảnh khan hiếm vật chất (bao gồm của cải và thực phẩm). Điều này yêu cầu một người lao động, một người sản xuất phải biết tính tốn tìm nguồn cung để giải quyết cái “cầu” của mình. Lúc đầu, trên đảo hoang, Robinson đã tự xây dựng cho mình một đế chế vững mạnh. Mà sức mạnh của một đế chế luôn đến từ số tài sản họ có được. Vì vậy, ta có thể thấy, dù chỉ một thân trơ trọi nhưng năm lần bảy lượt, anh đã kiên trì đến con tàu bị đắm để tìm kiếm cho mình nguồn thức ăn và nguyên vật liệu ăn tạm qua ngày. Anh không bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào, bất cứ gợi ý nào có thế giúp anh tìm kiếm nguồn cung trong tình cảnh khan hiếm. Anh mừng rỡ khi thấy tất cả thực phẩm trên tàu đều cịn khơ ráo và còn nguyên, anh xếp tất cả thức ăn còn sử dụng được trên tàu như bánh mì, gạo, ba bánh pho mát Hà-lan, thịt dê khơ và một ít lúa mì vào một cái hịm lớn cùng một vài vật dụng có thể dùng trên đất liền để mang vào bờ. Kho chứa đồ của anh ta có thể coi là một tài sản lớn nhất cho một người. Tuy nhiên anh vẫn chưa thỏa mãn. Khi nào chiếc tàu cịn đứng vững ngồi kia thì anh cịn phải ra lấy cho hết tất cả những gì có thể đem về được. Cái gì có thể lấy về được là anh khơng từ bất kì vật gì. Anh khơng ngừng ra chiếc tàu đắm để lấy những gì cịn sót lại, có lần bè chở nặng phải lật úp, hàng hóa trơi mất nhưng anh vẫn không từ bỏ, những ngày sau đấy, anh làm những chiếc bè mới rồi lại đưa bè ra để lấy thực phẩm. Đây chính là bản chất tích trữ của một nhà tư bản.

Không chỉ ở con tàu đắm, anh cịn tìm kiếm nguồn cung từ khắp nơi xung quanh hòn đảo. Anh tận dụng tối đa các nguồn lực xung quanh mình và biến những thứ mình có thành kho báu của bản thân. Với tư duy duy lý, anh đã tận

dụng tốt những gì anh có – từ đất, nước, trái cây, thú, lương khô trên con tàu đắm đến vải, ván, gỗ,.. Robinson nhận ra tiềm năng của một nguồn vật chất và sử dụng chúng một cách tối ưu và cực kỳ hiệu quả. Khi nguồn lương thực dần vơi bớt, anh rút ngắn bữa ăn của mình, ăn uống tối giản nhất có thể, giành phần cho những ngày sau. Thời gian cứ thế trôi đi, anh dần giác ngộ rằng anh khơng chỉ là tìm cách tồn tại mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng cuộc sống. Nắm được quy luật này, anh bắt đầu gieo trồng, chăn nuôi, khám phá những vùng đất lân cận, không ngừng sản xuất ra của cải vật chất, khơng chỉ để mình anh sử dụng mà còn để sử dụng cho sau này. Luôn muốn cuộc sống đầy đủ và chất lượng hơn đảm bảo cho sự phát triển bền vững sau này cũng chính là những suy nghĩ đặc thù của một nhà tư bản.

Không chỉ phát hiện và sử dụng nguồn cung vật chất, anh cịn có khả năng sử dụng nguồn nhân lực. Anh hiểu được điều mà một người cần – sau đó anh cung cấp điều đó cho họ. Cũng như anh, đám thổ dân kia phải chật vật trong cảnh thiếu thốn nguồn lương thực, hiểu rõ nhu cầu đó, anh đã sử dụng nguồn thực phẩm và vũ khí mình có được để thu phục đám thổ dân và những nạn nhân của chúng. Ngược lại, khi đám thổ dân nhận ân huệ đó, họ phải mang ơn anh. Giữa cảnh hoạn nạn, khi chịu ơn ai đó, con người thường có thái độ biết ơn ân nhân của mình và ln nghĩ đến chuyện đền trả. Đây là một cách thu phục nhân tâm rất thông minh, tạo cho họ sự ràng buộc, khiến họ phục tùng anh, đáp ứng mọi nhu cầu mà anh đặt ra. Robinson trở thành ông chủ lớn, hay cũng là nhà tư bản với người lao động trong xã hội thu nhỏ. Họ làm việc cho anh, anh trả công cho họ, anh có tài sản, cịn họ có sức lao động, là mối quan hệ phục tùng giữa tớ - chủ. Đến đây, Robinson đã có nguồn vật chất và nguồn nhân lực giúp anh thực hiện mục đích của mình.

Hơn nữa, những khi gặp một số tình huống có thể sử dụng thuật đắc nhân tâm, Robinson sẽ không động chạm đến vũ lực. Tài thu phục nhân tâm của Robinson đã giúp anh có được những người đầy tớ trung thành, như nhân vật Thứ sáu, viên thuyền trưởng, hai người bạn của ông, ba người tù đã được tha,…và hơn thế nữa, họ mang ơn anh. Xét cho cùng, mọi nỗ lực tự thân và tấm lịng khoan dung của Robinson đều có chủ đích – thu phục lịng người nhằm mục đích chính: giúp anh tìm đường trở về quê hương sau khoảng thời gian trải đầy biến cố trên vùng đất lạ. Và ngay từ đầu, Robinson đã ý thức được việc không thể nhờ vả ai một cách không công. Để họ giúp anh, bản thân anh phải cho họ một cái gì đó, và cái mà ràng buộc con người nhất chính là sự biết ơn. Đến cuối cùng, có thể thấy mọi việc anh làm đều vì lợi ích cá nhân mà anh ln ấp ủ, dự tính. Việc vận dụng tốt các nguồn lực vật chất và con người đã giúp Robinson thoát khỏi hoang đảo và tìm về với quê hương của mình sau 28 năm bơn ba vất vả.

Q trình Robinson sống trên đảo là quá trình của một nhà tư sản sản xuất ra của cải vật chất. Đầu tiên là sự tập trung quy động nguồn vốn. Nguồn vốn đến từ khắp nơi, kể cả con người cũng là nguồn vốn khơng thể thiếu. Sau đó, anh sử dụng nguồn vốn mình có được để tạo ra của cải vật chất. Sau khi đã có lượng của cải nhất định, anh lại đem lượng của cải này đầu tư vào một công việc khác – thu phục con người để họ giúp mình tìm đường về q hương. Robinson có sự tính tốn tỉ mỉ trong từng kế hoạch, từng hành động. Có những việc tưởng chừng như phí cơng nhưng nó lại nằm trong kế hoạch dẫn đến thành công sau này của Robinson – trở về Anh sau hơn hai mươi tám năm cách biệt. Robinson là đại diện của tầng lớp tư sản trong xã hội Anh đương thời – những con người đầy khát khao và hoài bão. Bức chân dung của con người Anh trong thời kỳ văn học khai sáng ở thể loại tiểu thuyết phiêu lưu cũng vì thế mà trở nên rõ nét hơn,

tiêu biểu cho tinh thần của đế quốc Anh trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển rực rỡ.

Qua “Robinson Crusoe”, Daniel Defoe đã cho thấy thủ pháp xây dựng nhân vật bậc thầy của mình. Robinson đã thốt ra khỏi thủ pháp xây dựng nhân vật kinh điển của thời đại văn học trước, hình tượng của nhân vật hiện lên rất gần gũi, chân thực với đời sống con người. Ở Robinson, ta không thấy một nhân vật hồn hảo, tầm vóc mà có ưu điểm, có cả những khuyết điểm, làm nên một nhân vật phức tạp. Robinson là đại diện của tầng lớp tư sản trong xã hội Anh đương thời – những con người đầy khát khao và hồi bão, mang tính chất điển hình của một nhà tư sản trẻ với tinh thần duy lý theo phong trào khai sáng ở châu Âu. Tất cả mọi thứ mà nhân vật thực hiện trong suốt cuộc hành trình của mình đều mang mục đích rõ ràng, mọi hành động đều mang tính chất khoa học, khơng có bất cứ yếu tố duy tâm, thần linh nào xen vào. Bức chân dung của con người Anh trong thời kỳ văn học khai sáng ở thể loại tiểu thuyết phiêu lưu cũng vì thế mà trở nên rõ nét hơn, tiêu biểu cho tinh thần của đế quốc Anh trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển rực rỡ.

III. KẾT

Tác phẩm “Robinson Crusoe” của Daniel Defoe là một trong những áng văn mở đầu cho dịng tiểu thuyết phiêu lưu. Khơng chỉ là một quyển sách phiêu lưu thú vị, đây còn là cuốn tiểu thuyết giáo dục đầy hấp dẫn. Tất cả các đức tính của Robinson là những bài học gối đầu quý giá, giáo dục cho bao thế hệ độc giả. Robinson với tinh thần thép, với niềm hăng say lao động, với một ý chí kiên cường khơng ngừng vươn lên để hồn thiện mình - là một hình mẫu lý tưởng để

rèn dạy con người. Robinson nhắc nhở người đọc về những chuyến phiêu lưu trong đời người. Chúng ta, ai cũng có những chuyến phiêu lưu, dù xa, dù gần, dù khơng có thật nhiều nguy nan như Robinson trong tác phẩm. Dù vậy, chúng ta và Robinson cũng chẳng có gì là khác biệt, khi mỗi ngày, như Robinson, chúng ta phải tìm tịi, phải khám phá, phải thử nghiệm để tìm đúng con đường của mình. Vì vậy, tác giả khơng chỉ đơn thuần kể một chuyến phiêu lưu thú vị, mà sâu trong đó, Daniel cịn nói đến những vấn đề của con người: Chúng ta - ai cũng có những chuyến phiêu lưu. Người khôn ngoan là người bước chân đi khám phá thế giới để tìm kiếm một bản thân mình trọn vẹn. Bởi vì khi chúng ta đặt bản thân vào những tình huống, những môi trường khác với cuộc sống êm ấm và quen thuộc của mình, chúng ta sẽ có cơ hội được dấn thân vào những điều mới lạ, được suy nghĩ và xử lý công việc theo một cách khác, được khám phá thêm những tính chất cịn ẩn trong bản thân mình và chưa có cơ hội được bộc lộ ra. Giống như Robinson, chọn cách vượt khỏi gia đình, nếm trải những cay đắng vào những ngày đầu trên đảo hoang, dần dần, anh học cách thích nghi và khơng ngừng thay đổi để tồn tại và phát triển trên hòn đảo hoang sơ và đầy rủi ro, chính những lúc như vậy, não bộ của anh hoạt động mạnh mẽ, làm nên những điều phi thường, rời khỏi những rào cản trước giờ của anh.

Chịu ảnh hưởng của nền văn học Ánh sáng Tây Âu thế kỷ 18, tác phẩm “Robinson Crusoe” của Daniel Defoe mang nhiều nét đặc trưng của tinh thần khai sáng. Daniel Defoe tập trung khắc họa nhân vật Robinson vơi những đặc điểm tiêu biểu của một tinh thần khai sáng. Để nhân vật của mình thực hiện một cuộc phiêu lưu dài hạn trên hòn đảo hoang xa lạ, thiếu thốn mọi bề, tưởng chừng như dồn con người vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng. Nhưng khơng, chính trong nghịch cảnh ấy, tác giả để nhân vật của mình thích nghi và vượt khỏi những khó khăn, thử thách trước mặt, biến những điều khơng thể thành có thể. Trong bóng tối huyền hoặc, giáo điều mê tín tơn giáo, Daniel Defoe đề cao sức

mạnh tư duy, lý trí của con người, phê phán những hủ tục, thói xấu ln hiện hữu trong chặng đường sống của mọi người, chỉ có thể tin vào chính mình khơng ngừng nỗ lực, rèn giũa tư duy, có vậy mới vượt khỏi những bóng tối ln bao phủ khiến con người mờ mịt, mất đi nhận thức và bng xi chính mình cho những điều xa vời, viển vông. Bao trùm cả tác phẩm là tinh thần khám phá, tìm tịi, học hỏi của nhân vật Robinson từ những ngày đầu trên đảo, đến lúc được trở về quê hương. Ở Robinson, ta thấy một con người khơng thụ động với những gì mình đang có mà ln muốn được trao dồi, vận động, tiếp thu những tinh hoa, kiến thức xung quanh mình, dù là những kinh nghiệm đơn giản nhất với ý nghĩ đến một lúc nào đó sẽ cần dùng đến, những quan niệm tiến bộ ấy giúp Robinson có một hàng lũy kiến thức vững chắc, phong phú, làm vũ khí lợi hại để anh sinh tồn và thực hiện những dự tính của bản thân. Daniel Defoe cịn đề cao con người cá nhân, con người tồn tại dựa vào chính mình, mọi nỗ lực cố gắng đều chỉ trơng chờ vào bản thân, khơng thể phó thác cho bất kỳ ai, tổ chức nào, luôn ý thức rõ về những nhu cầu cá nhân của chính mình.

Trong tác phẩm của Daniel Defoe, ta còn thấy được một xã hội Anh thu nhỏ trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển rực rỡ. Ta thấy được trong phạm vi một hòn đảo nhỏ có quan hệ xã hội giữa nhà tư bản và người làm thuê; giữa chủ và tớ. Mối quan hệ của họ, bên ngồi nhìn có vẻ như có sự nối kết bởi tình cảm, lịng tốt nhưng thực ra đó chỉ là mối quan hệ dựa trên của cải, vật chất. Robinson ý thức được tiềm năng của mỗi người trong cơng cuộc tìm đường về quê hương của mình, do đó, anh đã hết sức thu phục họ để thực hiện ý muốn của mình. Robinson có một vị thế chủ chốt trong lãnh địa của mình nắm độc quyền trong tay về của cải vật chất, do đó, anh có khả năng khống chế và thu phục những người xung quanh mình.

Xã hội tư bản Anh đã được phác hoạ lại một cách đơn giản và mang màu sắc phiêu lưu qua ngịi bút tài tình của nhà văn Daniel Defoe. Với sự minh hoạ đầy thú vị này, tác giả đã khiến người đọc bị thu hút từ những chi tiết nhỏ nhất, tác giả muốn nói một vấn đề lớn, nhưng nói với một sự ẩn dụ gần gũi và đầy sáng tạo. Không chỉ thấy được tinh thần khai sáng trong tác phẩm, mà sau khi đọc xong, độc giả như được khai sáng trong tâm thức mình những bài học đậm tính giáo dục. Vì vậy mà khơng ít nhận xét cho rằng tác phẩm có tác dụng giáo dục tốt, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này bồi dưỡng cho con người tinh thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện ý chí quyết tâm, tinh thần kiên trì, bền bỉ, khắc phục mọi khó khăn, tự lực trong mọi hồn cảnh và biết phát huy sáng kiến trong những tình huống nảy sinh ở thế khó. Tác phẩm đã đề cao giá trị của tư duy, trí tuệ con người; đem đến niềm lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào sức mạnh của con người, mọi khó khăn đều là thử thách để chúng ta đạp bỏ, và bước thật mạnh mẽ qua đó để đến với những hạnh phúc đang chờ đón. Đó chính là “ánh sáng” trong cuốn tiểu thuyết của Defoe. Vì lý do đó, tác phẩm “Robinson Crusoe” đã trở thành quyển sách gối đầu của bao thế hệ, từ trẻ em đến người trưởng thành, mà với mỗi đối tượng khác nhau, họ sẽ tìm thấy cho mình một tầng ý nghĩa nhất định của tác phẩm này.

Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Nhiều tác giả (2009), Văn học phương Tây, Nxb giáo dục, 2009

2. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-

cuu/tu_tuong_phong_trao_khai_sang_la_gi.html

3. https://luuhoanghieuminh.blogspot.com/2017/11/e-bai-hay-neuvai-tro-cua-

m=1&fbclid=IwAR1_TOajTo7w7HzY858LExTLAJFn6XBi6OzVIwr3uvU b6DmuUUddQiPTw2g

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM ROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w