Về giải pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 32)

3. Một số đề xuất về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh.

3.2 Về giải pháp

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trên các mặt nội dung đặc biệt là pháp luật kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù.

Hoàn thiện pháp luật về điều kiện đăng ký kinh doanh trong đó có pháp luật về chủ thể kinh doanh, pháp luật về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, pháp luật về trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, theo đó trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh là một thủ tục bắt buộc. Việc quy định ĐKKD là một thủ tục bắt buộc là một điều hết sức cần thiết không chỉ giúp nhà nước quản lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà qua đó, gạt ngay những chủ thể có ý định thành lập doanh nghiệp khơng chấp hành nghiêm túc, từ đó khơng thể tránh được việc có những hành vi vi phạm đạo đức trong trong kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững, để thương hiệu mãi trong lòng đối tác, người tiêu dùng khi và chỉ khi chủ thể kinh doanh phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật ngày từ đầu tham gia thành lập.

Tiếp đó, hồn thiện cơng tác cơng khai, minh bạch hóa thơng tin về thủ tục đăng ký kinh doanh. Việc cơng khai, minh bạch hóa thơng tin về đăng ký doanh nghiệp sẽ giúp tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, thúc đẩy sự tuân thủpháp luật của doanh nghiệp cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp đồng thời huy động được các nguồn lực cùng tham gia vào phát triển kinh tế thị trường.

Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát Nhà nước đối với hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về đăng

ký kinh doanh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Hai là, nâng cao năng lực của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ban hành quy chế ứng xử, tác phong làm việc cho các cán bộ phòng đăng ký kinh doanh. Giảm tải cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan hành chính cơng. Hiện nay được phân thành hai cấp tỉnh và cấp huyện. Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kếhoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Ở cấp huyện: Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động thẩm quyền của cấp tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn khối lượng công việc rất nhiều. Do vậy, nhà nước cần phải xem xét lại tồn bộ quy trình, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, phân cơng, thụ lý đến khâu ra quyết định để có thể phân cấp quản lý theo hướng hợp lý, giảm tải và đáp ứng được nhu cầu cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mặt khác phân bổ cơng việc đồng đều cho phịng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Kiện toàn chức năng nhiệm vụ cơ quan đăng ký kinh doanh. Cần phải hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa các cơ quan đăng ký kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu vật chất và nguồn nhân lực cho hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh. Kiện toàn lại chức năng nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh để tăng cường công tác hậu kiểm trong đăng ký kinh doanh. Tránh hiện tượng nhiều doanh nghiệp có được giấy phép đăng ký kinh doanh, nhưng trên thực tế lại không hoạt động hoặc hoạt động không đúng theo giấy phép hoặc sai với Luật doanh nghiệp.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh.

Ba là, đảm bảo việc thực thi có hiệu quả pháp luật về đăng ký kinh doanh.

nghệ thông tin trong công tác đăng ký kinh doanh, ngày 15/4/2013, Hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử được đưa vào sử dụng trên toàn quốc. Các địa phương cần ban hành văn bản pháp luật để hướng dẫn cụ thể quy định của pháp luật mới về đăng ký kinh doanh qua mạng theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Tại mỗi địa phương cần phải xây dựng chi tiết các thủ tục từ việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, tra cứu bằng số điện thoại, tin nhắn, email, xây dựng trang web tổng hợp thông tin hồ sơ thành lập doanh nghiệp, xây dựng mạng kết nối nội bộ, mạng kết nối với cơ quan thuế..chuẩn bị máy móc đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu công việc. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi, quy trình thực hiện cơng việc kinh doanh qua mạng tại các cơ quan đăng ký kinh doanh, phối kết hợp với các cơ quan khác để trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Thông báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thơng tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

Cung cấp thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Thơng tin đóng một vai trị quan trọng trong việc truyền tải thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp, đặc biệt đối với quốc gia áp dụng cơ chế một cửa liên thơng. Xã hội hóa thơng tin, tạo điều kiện cho người thành lập doanh nghiệp có thể ngồi nhà cũng tiến hành các bước đăng ký kinh doanh được. Do vậy, việc cung cấp thông tin về thủ tục pháp lý về đăng ký kinh doanh qua các hình thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình, thủ tục, các điều kiện cần chuẩn bị. Khi nắm được các thủ tục thông tin niêm yết công khai rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp giảm bớt được chi phí, thời gian, cơng sức tạo động lực thúc đẩy cho việc gia nhập thị trường. hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm của cơ quan đăng ký kinh doanh.

KẾT LUẬN

Thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” trong bối cảnh xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho phép rút ra những kết luận sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh được nhìn nhận dưới nhiều phương diện như kinh tế, chính trị, quản lý nhà nước và pháp lý. Ở phương diện pháp lý, đăng ký kinh doanh được hiểu là một hoạt động pháp lý trong đó doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan đăng ký kinh doanh) nhằm ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp và xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp trên thịtrường. Trong quá trình thực thi thủ tục đăng ký kinh doanh, cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh đều phải chịu sự tác động và điều chỉnh của pháp luật, vì vậy, có thể đưa ra khái niệm: “Pháp luật về đăng ký kinh doanh là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để nhằm điều chỉnh những vấn đề về điều kiện, nội dung và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh giữa chủ thểkinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh”. Pháp luật về đăng ký kinh doanh có đặc điểm riêng có, được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản và có những nội dung chủ yếu. Đó chính là những quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa chủ thể đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh, các biện pháp chế tài để đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng pháp luật.

2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định bằng chế định riêng trong văn bản quy phạm pháp luật kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty vào năm 1990. Chế định này được phát triển với những tư duy đột phá trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp, góp phần mang lại một cuộc “cách mạng” về cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh ở Việt

Nam với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có những bước tiến mới, song việc hướng dẫn thi hành để bắt nhịp và đáp ứng yêu cầu cuộc sống là vấn đề thiết thực cấp bách, đòi hỏi phải có những phương hướng và giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng và thực thi pháp luật trong thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm về cung cấp thông tin thủ tục thành lập doanh nghiệp; áp dụng cơ chế một cửa trong quá trình đăng ký kinh doanh, thì pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận và hoàn thiện. Luật Doanh nghiệp năm 2021 ra đời đã thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, đã và đang được kiểm chứng trong thời gian tới.

3. Sự thay đổi của hệ thống pháp luật cùng những chính sách phù hợp từ phía các ban ngành như sự thay đổi về cơ quan đăng ký kinh doanh với những chức năng, nhiệm vụ được cụ thể hóa sẽ tạo ra mơi trường làm việc để tiếp nhận các chủ thể đến đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn. Những giải pháp về hệ thống giấy phép hiện nay cũng đang được bàn luận rất nhiều từ khâu có rất nhiều thơng tin được ghi trong giấy phép đăng ý kinh doanh nay chỉ cịn rút ngắn xuống bốn thơng tin. Đây thực sự là một cải cách rất tiến bộ trong hoạt động cấp phép đăng ký kinh doanh, tạo ra mơi trường thơng thống trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay chỉ số mơi trường hoạt động kinh doanh vẫn cịn rất thấp nếu so với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Cho nên, những giải pháp mà luận án này đưa ra với mong muốn tạo nên một môi trường kinh doanh thật hấp dẫn và thật sự phải vì doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Từ đó, có cái nhìn tổng quát cho hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 32)