Khống chế mức trần lãi suất huy động USD

Một phần của tài liệu Tình hinh thị trường chứng khoáng tháng 4 (Trang 38 - 45)

2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.2. Khống chế mức trần lãi suất huy động USD

Nghị định 09/2011/TT-NHNN, đặt ra lãi suất trần cho đồng USD tại các ngân hàng thương mại. đặt ra trần lãi suất 3% cho tiền gửi USD từ các cá nhân và 1% cho tiền gửi USD từ các doanh nghiệp làm cho người dân sẽ chuyển sang gửi tiền đồng từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Đồng thời các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi suất cho vay tăng lên.

2.3 Giảm giới hạn cho cá nhân trong việc mang USD ra nước ngoài mà không có tờ khai hải quan

Vào ngày 14/4, Thủ tướng đã chỉ thị NHNN phát hành một hướng dẫn về việc giảm giới hạn cho việc cho phép những cá nhân của Việt Nam mang ra nước ngoài mà không có tờ khai hải quan từ USD 7,000 xuống USD 5,000 từ đó siết chặt quản lý ngoại hối, để việc điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá được chủ động,

2.4 Ban hành các biện pháp hành chính để kiểm soát việc vay USD của các đơn vị xuất/nhập khẩu

NHNN vừa yêu cầu các ngân hàng áp dụng các quy tắc hạn chế cho vay USD đối với các đơn vị nhập khẩu, cũng như những đơn vị tài trợ xuất khẩu.

29/04/2011, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 929/QĐ- NHNN, theo đó theo đó, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 12% lên 13% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên 14%, từ ngày 01/05/2011.

Nhận xét: Tất cả những cách thức trên nhằm lấy lại sự kiểm soát thị trường

ngoại hối, kiềm chế lạm phát và giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay không ít nhận định quan ngại hiệu quả thực sự của việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát với một số lý do sau:

Thứ nhất: Lãi suất hiện nay đang ở mức quá cao. Nhiều ngân hàng đã phải

nâng lãi suất huy động tới lên tới 20% và lãi suất cho vay lên tới 25 - 30%. Do vậy, nếu lãi suất tăng thêm nữa sẽ gây ra hiệu ứng ngược. Doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn, căng thẳng thanh khoản và nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng mạnh, tương tự năm 2008.

Thứ hai: Tín dụng ở Việt Nam chủ yếu là dành cho sản xuất. Do vậy, lãi suất

tăng quá mạnh không kèm theo cắt giảm tín dụng ưu đãi dành cho đầu tư của khu vực nhà nước thì hiệu quả phòng chống lạm phát sẽ không cao. Ngược lại, sản xuất khu vực ngoài nhà nước bị đình trệ dẫn đến kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.

Thứ ba: Lạm phát cao ở Việt Nam nguyên nhân chính là nguyên nhân tiền tệ

tuy nhiên sâu xa đằng sau đó là hiệu quả đầu tư và thâm hụt ngân sách. Do Việt Nam duy trì một tỷ lệ đầu tư quá cao trong đó khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ lớn khiến cho tăng trưởng tín dụng luôn phải cao để đáp ứng nhu cầu này.

Vì lý do trên, thắt chặt chính sách tiền tệ chưa hẳn là bài toán căn cơ để chống lạm phát, thay vào đó Chính phủ cần phải chú trọng hơn đến chính sách tài khóa. Trong đó, cắt giảm đầu tư công ở những dự án kém hiệu quả và giảm thâm hụt ngân sách.

CHƯƠNG V: “BỨC TRANH” KINH TẾ THÁNG 4 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH THÁNG 5

Bước vào tháng 4 năm 2011, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro khủng hoảng tài khóa tăng cao tại một số nền kinh tế phát triển. Giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục tăng gây sức ép lên các loại hàng hóa khác. Những yếu tố bất lợi đó tác động làm cho thị trường giá cả trong nước biến động hết sức phức tạp, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và Nghị quyết 11/ NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011. Kết quả hoạt động các ngành và lĩnh vực 4 tháng đầu năm như sau :

- Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước trong 4 tháng đầu năm đạt 270.000 nghìn tỉ đồng, tăng 14, 2% so với cùng kì năm trước. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 26,9 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kì. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là dầu thô tăng 41%, dệt may tăng 33%, cao su tăng 115%, thủy sản tăng 27%...

- Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện đã góp phần vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2011, cụ thể, giá hạt điều tăng 40%, cà phê tăng 54%, hạt tiêu tăng 66%, than đá tăng 22%, dầu thô tăng 38%. Tính riêng yếu tố tăng giá cả các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu đầu năm nay tăng 2,1 tỉ USD

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng ước đạt 605 nghìn tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kì năm trước.

- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện đạt 56,6 nghìn tỉ đồng, bằng 26% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế còn một số vấn đề tồn tại như :

• Một là, nhập siêu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao, 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 31 tỉ USD, tăng 29% so với cùng kì năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kì năm trước.

• Hai là, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm gần 50% so với cùng kì. Lượng vốn nêu trên được đăng kí cho 350 dự án (gồm cả cấp mới và tăng thêm) . Riêng số dự án được cấp phép mới là 262 dự án, không giảm so với cùng kì, nhưng vốn đăng kí chỉ đạt khoảng 3,2 tỉ USD, bằng 57% so với 4 tháng đầu năm ngoái.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đứng đầu về số dự án cấp mới và tăng vốn trong 4 tháng đầu năm với 205 dự án, tổng vốn đạt 2,44 tỉ USD. Tiếp đó là các dự án dịch vụ lưu trú, ăn uống, cấp nước xử lý chất thải và kinh doanh bất động sản

Tuy hút vốn mới giảm mạnh nhưng giải nhân FDI vẫn tương đương 4 tháng đầu năm 2010 với lượng vốn ước đạt khoản 3,6 tỉ USD.

• Ba là, CPI tháng 4 năm 2011 lập kỉ lục trong khoảng 3 năm trở lại đây, mức cao nhất kể từ sau tháng 5 năm 2008. So với tháng 4 các năm, kể từ năm 1995, CPI tháng này là quán quân, cao hơn tới 1,12 điểm phần trăm so với tháng về nhì, tháng 4 năm 2008

• Bốn là, tỉ lệ nhập siêu vẫn lớn, chiếm 19,2 % tổng giá trị kiêm ngạch xuất khẩu.

Chúng tôi cho rằng, thị trường trong tháng 5 vẫn chưa có nhiều sự cải thiện, tuy nhiên đà suy giảm sẽ giảm dần so với tháng 4 và tiến dần đến ngưỡng cân bằng với các yếu tố sau:

Lạm phát tiếp tục ở mức cao: lạm phát tháng 4 tăng mạnh ở mức 3,32%, là mức cao nhất trong vòng 35 tháng qua và dự báo CPI tháng 5 sẽ nằm trong vùng 2%, tuy có mức tăng thấp hơn so với tháng 4 nhưng vẫn ở mức khá cao khi nhiều mặt hàng nguyên liệu đầu vào tiếp tục chiều hướng gia tăng các yếu tố như giá xăng dầu, giá điện… vẫn đang trong quá trình xem xét tăng trong các tháng sau.

Yếu tố dòng tiền khó có khả năng được cải thiện trong giai đoạn hiện nay: với quyết tâm kiềm chế lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô, các Chính phủ tiếp tục gia tăng thắt chặt các chính sách tài chính, tài khóa khiến tình hình lãi suất vẫn đang duy trì ở mức cao cùng với việc hạn chế tín dụng ở lĩnh vực phi sản xuất và điều này gần như không có cơ hội cho dòng tiền trở lại với chứng khoán trong tháng 5 này.

Kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp không mấy khả quan: chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh cùng với việc lãi suất ở mức cao từ đầu năm gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, lợi nhuận chủ yếu từ nguồn hàng tồn kho năm ngoái và lợi thế này không thể duy trì trong các tháng tiếp theo khiến lợi nhuận trong năm nay được dự báo sẽ sụt giảm khá mạnh và điều này cũng được dự báo trong kế hoạch khá khiêm tốn của doanh nghiệp trong năm 2011.

Thị trường tài chính tiền tệ đang dần ổn định: khi tỷ giá USD/VND được giao dịch ở mức dưới giá trần khi các NHTM đưa lãi suất huy động về 3% từ ngày 13/4 và NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ.

Trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay, thị trường chứng khoán đã có đợt suy giảm kéo dài gần 6 tháng và điều này đã khiến cho giá cổ phiếu đang ở mức khá hấp dẫn trong đầu tư trung và dài hạn.

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, nên tiếp tục thận trọng giữ tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu ở mức hợp lý (50% theo DVSC) và tập trung vào những cổ phiếu có nền tảng

cơ bản tốt với mức cổ tức/ thị giá cao để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh đi xuống của thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH THAM KHẢO:

1. Tiền tệ ngân hàng & Thị trường tài chính (Frederic S.Mishkin) 2. Kinh tế vi mô trung cấp (Hal Varian)

3. Kinh tế học, tổ chức và quản lí (Paul Milgrom & Jonn Roberts)

4. Các nguyên lí tiền tệ ngân hàng & thị trường tài chính (Trần Viết Hoàng & Cung Hoàng Việt)

5. Đối mặt với làm phát (đồng tác giả Vũ Quang Việt, Trần Ngọc Thơ, Lê Đăng Doanh, TRần Đình Thiên…)

6. Quy chế bảo lãnh vay và cho vay, thẩm định tín dụng tài chính ngân hàng chiến lược phát triển kinh doanh ngành ngân hàng năm 2011(Nhà xuất bảo Lao Động)

7. Nghiệp vụ ngân hang hiện đại (TS. Nguyễn Minh Kiều)

8. Tín dụng và thẩm định tín dung ngân hàng (TS. Nguyễn Minh Kiều) 9. Phân tích tài chính doanh nghiệp (NXB Đại học Quốc Gia)

10. Phố Wall- một Las vegas khác(Nicolas Darvas)

II. WEBSITE: 1. http://vneconomy.vn/ 2. http://www.kienthuckinhte.com/ 3. http://cafef.vn/ 4. http://www.tinkinhte.com/ 5. http://vietstock.vn/ 6. http://taichinhchungkhoan.com.vn/default.chn 7. http://www.bsc.com.vn/ 8. http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck 9. http://stocknews.vn/ 10. http://www.ckvn.com.vn/v se/

11. http://www.infotv.vn/ 12. http://www.tas.com.vn/

13. http://daukhi.vietnamnet.vn/vn/index.html 14. http://www.laisuat.vn/Pages/

Một phần của tài liệu Tình hinh thị trường chứng khoáng tháng 4 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w