Những vấn đề hiện nay của việc xác định giá trị và xây dựng các nguồn sử liệu lịch sửĐảng

Một phần của tài liệu Chương 3: Tài liệu phông lưu trữ Đảng- nguồn nghiên cứu lịch sử Đảng (Trang 35 - 41)

3.3.1. Nhng đặc đim chung ca vic xác định giá tr tài liu lưu trữ Đảng vi các yêu cu xây dng cơ s s liu cho nghiên cu lch sửĐCSVN.

Nhiệm vụ xác định cơ sở khoa học cho việc đánh giá các nguồn tài liệu nhằm nhận thức đúng đắn ý nghĩa của mỗi loại sử liệu trong quá trình xây dựng các nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử Đảng, là một trong những vấn đề cơ bản của ngành lưu trữ học và rất quan trọng đối với việc xây dựng các nguồn sử liệu hiện nay. Nhiệm vụ này được thực hiện tốt sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá được độ tin cậy, tính chính xác và toàn vẹn của tài liệu văn kiện, khả năng sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử Đảng. ở đây, chúng ta thấy được mối liên hệ qua lại rất mật thiết giữa công tác đánh giá với công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng. Nếu làm tốt công tác đánh giá sẽ thúc đẩy công tác xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng phát triển và ngược lại, bởi lẽ thực tế của công tác đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng cho thấy rằng các phương pháp được sử dụng trong sử liệu học để xem xét bản chất của nguồn sử liệu là một định hướng quan trọng cho việc lựa chọn nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử. Nguồn tài liệu được lựa chọn bảo quản trong Kho lưu trữ Trung ương Đảng trong trường hợp này trước hết mang tính chất là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của cơ sở sử liệu học lịch sử xã hội. Giá trị của chúng được xác định như là một nguồn sử liệu và bằng phương pháp phân tích sử liệu học các tài liệu văn kiện của Đảng. Lý luận đánh giá tài liệu lưu trữ Đảng hiện nay không thể chỉ quan tâm đến nhiệm vụ của chính mình trong phạm vi lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ mà còn phải chú ý đến những yêu cầu chung của

TS. Nguyn L Nhung - 0912581997 114

khoa học lịch sử, trước hết là yêu cầu xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng. Điều đó sẽ tạo ra sự thuận lợi cơ bản cho công tác đánh giá tài liệu bởi nó sẽ đặt toàn bộ hoạt động đánh giá trên cơ sở nghiên cứu đối tượng cụ thể là các nguồn tài liệu văn kiện và làm cho công tác này phát triển mạnh mẽ cùng với yêu cầu ngày càng tăng của khoa học lịch sử. Như vậy, tính chất sử dụng các nguồn tài liệu văn kiện, các phương pháp nghiên cứu đối với chúng của các nhà sử liệu học và các nhà sử học chính là những định hướng quan trọng trong quá trình lựa chọn tài liệu văn kiện để bảo quản cũng như xây dựng cơ sở sử liệu lịch sử Đảng. Trên phương diện đó, mối liên hệ giữa lưu trữ học, sử liệu học và sử học nằm trong một hệ thống liên hoàn, cái nọ nối tiếp cái kia như là những mắt xích liên tục, và như vậy, có thể coi nhà lưu trữ học đồng thời cũng phải là nhà sử liệu học [134, 106].

Dưới góc độ sử liệu học, một số tiêu chuẩn giá trị của tài liệu như tiêu chuẩn nội dung, mức độ chính xác của tài liệu, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu được đặc biệt chú ý, bởi lẽ nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng đòi hỏi phải lựa chọn tài liệu có nội dung phong phú, có khả năng phản ánh được các quy luật của sự phát triển xã hội cũng như các sự kiện lịch sử cụ thể. Để xây dựng được một cơ sở sử liệu phong phú, không nên thu hẹp phạm vi lựa chọn tài liệu văn kiện trong quá trình đánh giá, nhưng các tài liệu văn kiện được lựa chọn vào bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng không được trùng lặp về thông tin hoặc bao gồm cả những thông tin kém giá trị. Và vì thế, phương pháp thông tin sẽ phát huy tác dụng của nó một cách có hiệu quả trong mối liên hệ với nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng.

Một trong những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu giá trị tài liệu và xây dựng các nguồn sử liệu là phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu. Trong phạm vi công tác đánh giá, nó cũng có thể đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc lựa chọn tài liệu văn kiện. Có nhiều trường hợp giá trị của văn kiện lịch sử được xác định do sự so sánh, đối chiếu nhiều nhân tố cấu thành khác nhau như ngôn ngữ, tự dạng, tác giả, thời gian, hình thức truyền đạt văn bản, v.v... Phương pháp phân tích đó cho phép làm sáng tỏ ý nghĩa của các nguồn sử liệu, độ tin cậy của chúng và cho chúng ta khả năng vận dụng chúng để nghiên cứu lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã quan niệm một cách đúng đắn rằng giai đoạn phân tích sử liệu học chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình đánh giá các tài liệu văn kiện lịch sử. Mà trên thực tế, những tài liệu văn kiện thuộc phạm trù lịch sử chiếm một khối lượng rất lớn trong các kho lưu trữ cấp ủy. Phương pháp thích hợp nhất để xác định ý nghĩa những tài liệu văn kiện lịch sử đó và chỉ ra được vai trò của chúng trong nghiên cứu lịch sử Đảng cũng như trong các hoạt động thực tiễn, chính là phương pháp sử liệu học. Phương pháp này sẽ cho phép chúng ta xác định

TS. Nguyn L Nhung - 0912581997 115

được những cơ sở khoa học để nghiên cứu và sử dụng các tài liệu văn kiện nói trên một cách có phê phán để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và nghiên cứu lịch sử Đảng nói riêng. áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể rút ra những kết luận đúng đắn để quyết định bảo quản hay loại hủy một tài liệu văn kiện nào đó. Bởi vì không phải mỗi loại tài liệu thuộc loại nêu trên đây đều có giá trị mà nhiều tài liệu do điều kiện bảo quản không tốt nên không còn sử dụng được. Vì thế, nhiệm vụ đánh giá càng trở nên cần thiết và phương pháp sử liệu học càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong quá trình xây dựng các nguồn sử liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

Cần lưu ý rằng, nếu đưa ra những quyết định thiếu cơ sở khoa học chúng ta có thể sẽ để mất những nguồn sử liệu vô giá có khả năng làm rõ nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng. Đây cũng chính là một trong những vấn đề hiện nay của việc xây dựng các nguồn sử liệu lịch sử Đảng.

Quan hệ giữa đổi mới nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và công tác lưu trữ Đảng là mối quan hệ biện chứng thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên. Đây là một yêu cầu khoa học mang tính khách quan, tính thực tiễn quan trọng, mà cũng đồng thời là một thuận lợi cơ bản cho nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu lịch sử Đảng. Một thuận lợi nữa cho công tác xây dựng các nguồn sử liệu lịch sử Đảng là các cơ quan quản lý lưu trữ Đảng hiện nay đã có nhận thức đầy đủ hơn trong việc mở cửa phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Cán bộ, nhân dân đến khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng trong điều kiện có thể. Nó đã góp phần giải quyết một mâu thuẫn giữa việc bảo quản và việc sử dụng kho tàng quý báu này trong nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, nếu chỉ bảo quản tốt mà không sử dụng thì dường như là bảo quản vô ích. Nhưng nếu chỉ biết sử dụng mà không biết bảo quản thì tổn thất cũng không thể lường được. Do vậy, việc tiếp tục xác định giá trị, chỉnh lý và công bố các nguồn sử liệu Đảng một cách khoa học, chính xác vẫn là một nhiệm vụ to lớn, đồng thời cũng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu chính đáng của giới nghiên cứu về sử liệu.

Thời gian qua, nhiều tài liệu lưu trữ đã được công bố và đã trở thành nguồn sử liệu quan trọng cho nghiên cứu lịch sử ĐCSVN. Đó là những tập tài liệu văn kiện rất đa dạng về chủ đề và phạm vi liên quan. Thí dụ:

- “Văn kiện lịch sử Đảng” do Trường đảng Nguyễn Ái Quốc xuất bản 1964,

- “Văn kiện Đảng” 1930-1945 do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TW xuất bản 1977.

TS. Nguyn L Nhung - 0912581997 116

- “Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước - Tập I, II,”. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội., 1985,

- “Văn kiện quân sự của Đảng. Tập I, II, III, IV”. Nhà xuất bản Quân đội

nhân dân xuất bản các năm 1969, 1975, 1982.

- “Kết luận ngày 25/5/1994 về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và một số vấn đề lịch sử Đảng thời kỳ 1954-1975” do Bộ Chính trị BCHTW ĐCSVN công bố.

- “Lịch sử Việt Nam” Tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1995, tập I xuất bản năm 1999.

- “Việt Nam - những sự kiện (1945-1985)” do Viện Sử học công bố. - “50 năm quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1994)” cuả Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản, v.v...

- Hai công trình nghiên cứu: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học” và “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học” do Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị biên soạn và công bố năm 1996 cũng sử dụng nhiều tài liệu lưu trữ.

- “Lịch sử Quân sự Việt Nam” gồm 14 tập do Viên Lịch sử quân sự biên soạn. Tập I đã ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập

Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1999).

Gần đây, “Văn kiện Đảng toàn tập” cũng đã được công bố. Đây là lần đầu tiên Văn kiện Đảng được xuất bản toàn diện, có hệ thống và tương đối đầy đủ. Phạm vi của Văn kiện Đảng toàn tập bao gồm tài liệu có thời gian từ 1924 trở lại đây, Văn kiện Đảng toàn tập được xuất bản lần này là một kho tư liệu lịch sử phong phú về lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, góp phần phản ánh trung thực hơn quá trình hình thành, hoạt động của Đảng và tiến trình phát triển của Cách mạng Việt Nam.

Như vậy, các tập sử liệu được công bố kể trên là rất quý giá, có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà sử học cũng như cho nhiệm vụ nhận thức các giai đoạn lịch sử của dân tộc.

3.3.2. Nhng nhim v cp thiết trước mt

Một trong những khó khăn của việc xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử ĐCSVN hiện nay là sự thiếu hoàn chỉnh của nhiều phông lưu trữ cụ thể do phía các cơ quan lưu trữ Đảng đang quản lý. Thành phần của nhiều phông tài liệu hiện chưa thật sự đầy đủ. Một số giai đoạn lịch sử còn

TS. Nguyn L Nhung - 0912581997 117

trống vắng tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, nhất là những tài liệu ra đời trong thời kỳ Đảng hoạt động bí mật. Một số đơn vị tài liệu trong Kho lưu trữ chưa xác định được mật danh nên gây nhiều trở ngại cho việc tiếp cận khai thác,... Một số lớn khối lượng tài liệu mật được sản sinh ra từ lâu, nhưng chưa được xem xét giải mật nên không thể đưa ra phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu lịch sử Đảng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa nhiệm vụ giữ gìn an toàn và bí mật tài liệu lưu trữ Đảng với nhiệm vụ đưa tài liệu lưu trữ phục vụ rộng rãi nhu cầu của xã hội chưa được giải quyết hài hòa, dẫn đến một số chủ trương và quy định về công bố và sử dụng tài liệu được đề ra thiếu sự xem xét ở tầm vĩ mô, mà chỉ mang tính cục bộ hoặc đối phó. Thí dụ: một tồn tại có tính nghịch lý là trong khi chúng ta đang xây dựng một số chương trình nghiên cứu quy mô, tổ chức những cuộc hội thảo khoa học lớn về Đảng và Bác, nhằm rút ra những kết luận khoa học về sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác thì một số Lưu trữ đang bảo quản những tài liệu có liên quan lại chưa được rộng mở để giới sử học có thể có cơ hội tiếp xúc với những thông tin đó. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết sớm để mở đường rộng rãi cho việc sử dụng các nguồn sử liệu lịch sử Đảng.

Một khó khăn nữa là nhận thức chưa đúng của một số cán bộ lãnh đạo hiện nay của các cơ quan, tổ chức Đảng. Họ trên thực tế chưa thấy hết tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ Đảng trong việc xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng. Do vậy, việc quan tâm chỉ đạo công tác này ở nhiều nơi còn chưa được chú ý đúng mức. Nhiều kho lưu trữ cấp ủy, tài liệu văn kiện không những chưa được tập trung đầy đủ mà còn chưa được xác định giá trị, việc thống kê tài liệu không làm tốt. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng các nguồn sử liệu lịch sử Đảng. Từ đó, giải quyết vấn đề nhận thức đúng đắn vai trò của tài liệu lưu trữ cho đội ngũ cán bộ các cấp vẫn là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Một trở ngại khác là, một số nhà nghiên cứu lịch sử còn chưa thấy hết tính ưu việt của nguồn sử liệu - tài liệu lưu trữ Đảng, chưa tạo cho mình một thói quen sử dụng tài liệu lưu trữ. Họ thường đánh đồng nó với các nguồn sử liệu có độ chính xác thấp hơn như sử liệu ấn phẩm (sách, báo, tạp chí), thậm chí với cả sử liệu truyền miệng. Chỉ khi nào cảm thấy “bí” các nguồn sử liệu khác họ mới đến với tài liệu lưu trữ. Thí dụ, có địa phương tổ chức nhiều cuộc hội thảo (gồm những người cao tuổi, những nhân chứng sống đã tham gia vào các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó) để xác minh một vài sự kiện, hiện tượng lịch sử của huyện mình; kinh phí tốn kém đến cả trăm triệu đồng, trong khi đó tài liệu lưu trữ của huyện ủy không được tập trung quản lý và đánh giá. Sau này, khi tài liệu lưu trữ được tập trung chỉnh lý, đánh giá và sắp xếp, họ mới thấy rằng những sự kiện, hiện tượng được xác minh một cách tương đối ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TS. Nguyn L Nhung - 0912581997 118

các cuộc hội thảo đều được phản ánh đầy đủ trong tài liệu lưu trữ của Huyện ủy mình.

Mặt khác, trong việc đánh giá các công trình nghiên cứu sử học, giới sử học thường chưa thật nghiêm khắc xem xét tính xác thực và độ tin cậy của các nguồn sử liệu được sử dụng, điều này dễ tạo cho các nhà viết sử Đảng thói quen coi nhẹ, thậm chí tùy tiện trong việc thu thập, xử lý và sử dụng các nguồn sử liệu. Vì vậy, trong thời gian tới phải làm tốt hơn công tác tuyên truyền cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ Đảng vào các mục đích khác nhau, trong đó có mục đích nghiên cứu lịch sử ĐCSVN.

Trên đây là một số nhận xét ban đầu của chúng tôi về những vấn đề hiện nay của việc xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, những thuận lợi cơ bản và những khó khăn cần phải vượt qua của các nhà nghiên cứu lịch sử và các nhà lưu trữ học.

Tiu kết chương 3

Một phần của tài liệu Chương 3: Tài liệu phông lưu trữ Đảng- nguồn nghiên cứu lịch sử Đảng (Trang 35 - 41)