Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 25 - 27)

4.1.1.Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời và rủ

4.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chính sách

kiểm sốt cạnh tranh, giới hạn quy mô ở mức hợp lý trong từng thời kỳ phát triển, tạo sự lành mạnh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, để giảm bớt tình trạng thơng tin bất đối xứng các cơ quan

quản lý nhà nước cần phải hồn thiện các chính sách giám sát và chính sách thơng tin, u cầu các NHTM cung cấp thông đầy đủ thông tin theo quy định. Thứ ba, cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, thúc đẩy đổi mới hệ thống quản trị trong ngân hàng, xây dựng các cơ chế quản trị thích hợp với từng nhóm chủ sở hữu. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách, những quy định nhằm tách rời một cách triệt để hơn nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của các NHTM, đặc biệt là các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao.

Đối với sở hữu nước ngồi, cần có các giải pháp khuyến khích gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngồi trong các NHTM. Hiện nay, mặc dù theo nghị định số 01/2014/NĐ-CP, tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của Nhà đầu tư nước ngoài là 30%, nhưng hiện tại trong số 26 NHTM thuộc mẫu nghiên cứu chỉ có 5 NHTM đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 30%. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả nhận thấy trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, với môi trường thông tin chưa thật sự minh bạch, việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, khi tỷ lệ sở hữu nước ngồi thấp thì chưa thể phát huy tốt nhất các thế mạnh trong quản trị công ty để tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM một cách tốt nhất. Để các nhà đầu tư nước ngoài phát huy được các thế mạnh về chuyên môn, kinh nghiệm, công nghệ, năng lực quản trị… cần thiết phải sở hữu một tỷ lệ đáng kể ở NHTM hoặc họ phải là các nhà đầu tư chiến lược.

Bên cạnh việc đề ra các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nước ngồi các cơ quan quản lý cũng cần có những quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần của một NĐT nước ngoài cũng như thời gian được phép rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, do sở hữu nước ngoài lớn sẽ có thể tăng rủi ro cho ngân hàng và việc rút vốn nhanh chóng và bất ngờ có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Về giải pháp dài hạn, các cơ quan quản lý có thể tiếp tục cân nhắc theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới: Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Thêm vào đó, cần tăng cường bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi, từ đó khuyến khích họ tích cực đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tận dụng thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài trong việc xử lý nợ xấu, cải thiện cơ chế quản trị cơng ty trong ngân hàng. Ngồi ra, các cơ quan quản lý cũng cần nhanh chóng chuẩn hóa các quy định trong hoạt động của NHTM theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là theo các mục tiêu và nguyên tắc của Bassel II, Bassel III; đồng thời, có kế hoạch hồn thiện khung pháp lý, các quy định về bảo vệ nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả hướng tới mục tiêu xây dựng một văn bản pháp luật thống nhất về bảo vệ nhà đầu tư.

Đối với sở hữu tập trung, về mặt lý thuyết khi có sự tập trung cao các chủ sở hữu thực hiện tốt hơn chức năng giám sát nội bộ đối với NHTM và cũng xử lý tốt hơn những hạn chế của vấn đề chi phí đại diện. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, các cổ đơng lớn vẫn cịn bị động về quyền lợi, đặc biệt là quyền giám sát. Từ những thực tế này cho thấy cần thiết phải có những quy định, những hướng dẫn cụ thể hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước để các cổ đông, đặc biệt là các cổ đơng lớn để thực hiện tốt hơn vai trị giám sát của mình để gia tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước cần từng bước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các NHTM, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM.

Cuối cùng, các cơ quan quản lý cần tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các NHTM.

Một phần của tài liệu Tóm tắt tiếng việt: Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. (Trang 25 - 27)

w