CHƯƠNG 6: WEB CACHING

Một phần của tài liệu Internet và giao thức: Tìm hiểu về giao thức HTTP (Trang 33 - 35)

WEB CACHING

6.1. Giới thiệu về Web Cache – Lưu đệm Web

Máy chủ đệm Web (Web Cache) còn được gọi là máy chủ Proxy, là một phần tử mạng thoả mãn các yêu cầu HTTP khi đại diện cho máy chủ Web gốc. Máy chủ đệm Web có kho lưu trữ riêng và giữ các bản sao của các đối tượng được yêu cầu gần đây trong kho lưu trữ này. Web cache được coi là một bộ nhớ tạm thời cho dữ liệu từ trang Web, lưu trữ các dữ liệu nhằm mục đích giảm lag khi server hoạt động.

Mục đích của Web Cache nhằm cung cấp các đáp ứng cho yêu cầu của Client mà không cần sự tham gia của Server ban đầu.

6.2. Hoạt động của Web Cache

Trong Hình 6.1., khi người sử dụng thiết lập truy nhập Web qua cache. Trình duyệt sẽ gửi tồn bộ u cầu HTTP tới Cache.

 Nếu đối tượng yêu cầu có trong cache, cache sẽ trả về ngay lập tức các đối tượng này.

 Nếu không, cache sẽ yêu cầu đối tượng lên server ban đầu, sau đó nhận và trả đối tượng cho client.

Ví dụ: giả sử trình duyệt u cầu đối tượng http://www.abc.com/face.jpg. Các hoạt động sẽ xảy ra như sau:

1) Trình duyệt thiết lập kết nối TCP tới máy chủ đệm Web và gửi yêu cầu HTTP về đối tượng tới máy chủ đệm Web.

2) Máy chủ đệm Web kiểm tra xem liệu có bản sao của đối tượng trong kho lưu trữ của mình khơng. Nếu có, máy chủ đệm Web sẽ gửi trả đối tượng trong bản tin đáp ứng HTTP tới trình duyệt máy khách.

3) Nếu máy chủ đệm Web khơng có đối tượng này, nó sẽ mở một kết nối TCP tới máy chủ gốc (origin server), nghĩa là tới www.abc.com. Sau đó máy chủ đệm Web sẽ gửi một yêu cầu HTTP về đối tượng vào kết nối TCP từ bộ đệm tới máy chủ. Sau khi nhận được yêu cầu này, máy chủ gốc sẽ gửi đối tượng trong đáp ứng HTTP tới máy chủ đệm Web.

4) Khi máy chủ đệm Web nhận đối tượng này, nó lưu bản sao trong bộ lưu trữ nội bộ của mình và gửi một bản sao trong bản tin đáp ứng HTTP tới trình duyệt khách (trên kết nối TCP sẵn có giữa trình duyệt khách và máy chủ đệm Web). Lưu ý, máy chủ đệm – Web Cache, vừa là khách vừa là chủ ở cùng thời điểm. Khi nó nhận u cầu từ trình duyệt và gửi lại đáp ứng thì nó là máy chủ. Khi nó gửi yêu cầu và nhận đáp ứng từ máy chủ gốc thì nó là máy khách.

6.3. Lợi ích khi sử dụng Web Cache

Việc sử dụng máy chủ đệm Web Cache mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như nhà cung cấp, sau đây là hai lợi ích chính mà Web Cache mang lại.

 Nếu đối tượng (trang Web) của bạn cho phép, Web Cache sẽ tạo ra các “bản sao” web hệt như các web nguồn nhưng được phân tán giúp cho người dùng có thể dễ dàng kết nối được với web của bạn hơn.

 Giúp hạn chế độ tốn kém của băng thơng. Ví dụ như một tháng, với cùng một mức phí cho cùng một băng thơng, nếu nhu cầu truy cập của khách hàng tăng cao thì server sẽ khơng thể đáp ứng được. Lúc này các doanh nghiệp sẽ nghĩ đến Web caching để tối ưu hóa.

Nhu cầu sử dụng Web và các ứng dụng của trang Web ngày một tăng cao, và vì thế chắc chắn sẽ tốn kém đến các tài nguyên server cũng như lưu lượng băng thông. Việc sử dụng Web Cache giúp các người dùng từ đó truy cập dễ dàng và nhanh hơn.

CHƯƠNG 7:

Một phần của tài liệu Internet và giao thức: Tìm hiểu về giao thức HTTP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w