Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động trải nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện nghi lộc thông qua dạy học địa lí 12 (Trang 36 - 40)

Trên cơ sở phân tích đặc điểm về mục tiêu, cấu trúc, nội dung của mơn Địa lí 12 liên quan, tác giả đề xuất quy trình thực hiện gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm

Mục đích: Xác định được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, NL của học sinh cần hướng tới và các mục tiêu về giáo dục bảo vệ môi trường gắn với chủ đề/ bài học.

Cách tiến hành:

- Xác định các mức độ nhận thức của học sinh theo thang đo nhận thức Bloom. Sử dụng các động từ hành động để viết mục tiêu nhằm định lượng và đánh

giá được.

- Xác định các kĩ năng cần rèn luyện cho HS khi thực hiện các hoạt động học tập.

- Xác định các NL hướng tới của học sinh khi thực hiện hoạt động học tập: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Xác định các yêu cầu cần đạt khi giáo dục BVMT cho học gắn với ý thức trách nhiệm.

Bước 2: Xác định nội dung và phương thức trải nghiệm trong chủ đề/ bài học

Mục đích: Xác định được nội dung và phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong chủ đề/bài học.

Cách tiến hành:

Trang 37

Cách 1: Lựa chọn vấn đề BVMT → xác định nội dung chủ đề/bài học có thể chuyển tải mục tiêu về giáo dục BVMT cho HS.

Cách 2: Dựa vào nội dung chủ đề/bài học → Lựa chọn vấn đề BVMT liên

quan tới nội dung chủ đề/bài học có thể giáo dục BVMT cho HS.

- Xác định phương thức tích hợp có 3 phương thức: lồng ghép - liên hệ, tích hợp bộ phận, tích hợp tồn phần.

Bước 3: Thiết kế HĐTN ở địa phương cho HS

Mục đích: Thiết kế được các hoạt động phù hợp để tích hợp giáo dục BVMT gắn với thực tiễn cuộc sống HS.

Cách tiến hành:

- Xác định dạng HĐTN trong chu trình HĐTN của chủ đề/bài học;

- Xây dựng tiến trình HĐTN. Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng cụ kiểm tra,

đánh giá HS.

Bước 4: Tổ chức HĐTN tích hợp giáo dục BVMT

Mục đích: Tổ chức được các hoạt động tích hợp giáo dục BVMT gắn với thực tiễn nghề nghiệp của HS có hiệu quả cao.

Cách tiến hành:

- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hoạt động. - Giao nhiệm vụ cho HS.

- Giao các tiêu chí đánh giá.

- Giám sát, hướng dẫn HS trong quá trình hoạt động.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BVMT của HS

Mục đích: Đánh giá được kết quả các hoạt động tích hợp giáo dục BVMT gắn với thực tiễn cuộc sống của HS đồng thời thu nhận thơng tin phản hồi để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

Ý nghĩa của các hoạt động trải nghiệm bảo vệ môi trường ở địa phương

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọngcủa môi trường đối với cuộc sống con người.

Để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em đạt hiệu quả, công tác tuyên truyền là một yếu tố nhằm nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của

Trang 38

môi trườngđối với cuộc sống con người và sinh vật, cũng như ý thức tham gia bảo vệ môi trường của các em học sinh. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành về bảo vệ môi trường, tôi sưu tầm thêm tài liệu, tranh ảnh có nội dung về chủ đềmôi trường để tuyên truyền đến tất cảcác em học sinh. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như:tun truyền thơng qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thông qua các tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp,

các hoạt động ngoài giờ lên lớp,tôi phổ biến các văn bản hướng dẫn về bảo vệ môi trường, giới thiệu tài liệu và một số bức ảnh chụp về chủ đề môi trường đã sưu tầm được đến tất cả các em học sinh, cụ thể như: Nạn vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, xả nước thải sinh hoạt, nước thải trong các nhà máy chưaqua xử lý xuống nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước, trồng cây xanh để giữ cho môi trường luôn trong lành, dọn vệ sinh nơi công cộng để bảo vệ môi trường vv…

* Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước

Nước có vai trị quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật, nước không những sử dụng để ăn, uống, tắm, giặt và sinh hoạt hàng ngày, mà nước cịn được dùng trongsản xuất cơng nghiệp và nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay nguồn nước cũng bị ô nhiễm do con người xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải trong các

nhà máy không qua xử lý xuống nguồn nước vv…. Để giữ vệ sinh nguồn nước, tôi đã hướng dẫn, nhắc nhở các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

Đối với nguồn nước ở trường, nhà trường đã xây bể nước và lắp đặt hệ thống vòi nước rồi bơm nước từ giếng lên để phục vụ các em rửa tay, chân sau mỗi

buổi lao động, sau giờ ra chơi, và dùng để tưới hoa, tưới cây, lau nền phòng học của các lớp vv… Song để giữ gìnvệ sinh nguồn nước ở trường, tôi đã quán triệt tất cả các em không tự ý xả nước khi không cần thiết, không giẫm lên vịi nước, khơng vứt rác vào bể nước và khu vực ngồi bể nước, đồng thời phải khóa vịi nước mỗi

khi dùng xong.

Song để tạo cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh nguồn nước, tôi phân công các tổ trưởng cùng ban cán sự lớp theo dõi học sinh trong lớp mỗi khi các em lấy

Trang 39

giữ gìn vệ sinh nguồn nước để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn giúp các em thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

* Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng

Ở những nơi công cộng như: trường học, bệnh viện, các trụ sở cơ quan, các khu du lịch, những nơi diễn ra các các lễ hội …vv là nơi có nhiều người tham gia. Chính vì vậy mà việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng không phải dễ dàng, bởi ở những nơi này có nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt là các em học sinh tiểu học, các em chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, vì thế tơi ln nhắc nhở các emkhi đến những nơi cơng cộng, các em phải giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng như: không được vứt rác bừa bãi, không leo trèo, bẻ phá cành cây, không làm ồn ào nơi công cộng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, vv…, ngồi ra tơi cịn nhắc nhở các em tham gia các hoạt động để giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, góp phần bảo vệ mơi trường, tạo mơi trường trong sạch, an tồn, lành mạnh.

* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ mơi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, ngoại khóa.

Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL), hoạt động ngoại khóa, ngồi những hoạt động: VHVN-TDTT, vui chơi giải trí được tổ chức theo các chủ đề chủ điểm vv…, tơi cịn tổ chức nhiều hội thi cho các em tham gia, trong đó tổ chức một số hội thi có nội dung về chủ đề mơi trường, với hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú và phù hợp với lứa tuổi các em học sinh cuả lớp. Cụ thể như: thi tìm hiểu về mơi trường; vẽ tranh về chủ đề môi trường vv …. Điển hìnhlà cuộc thi vẽ tranh “Vì một mơi trường thân thiện”, đã tạo một sân

chơi lành mạnh, bổ ích cho các em tham gia, qua đó khơng những phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu hộihoạ cho các em, mà còn giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Qua hội thi, các em đã thể hiện được ý tưởng trong tranh của mình như:

– Giữ gìn mơi trường “ Xanh –Sạch – Đẹp”.

– Tuyên truyền và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường. – Phê bình, lên án những hành động khơng có ý thức bảo vệ mơi trường. – Ước mơ của em về một môi trường trong sạch, an toàn và lành mạnh

Trang 40

Qua hội thi đã chọn ra một số tranh vẽ có ý tưởng về bảo vệ mơi trường để trưng bày tại phịng học của lớp nhằm tuyên truyền đến các em về tầm quan

trọng của môi trường đối với cuộc sống con người và sinh vật. Qua đó các em hiểu được bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả mọi người. Do vậy tất cả mọi người phải tham gia bảo vệ môi trường, để tạo mơi trường “Xanh, sạch, đẹp”; tạo khơng khí trong lành,

từ đó các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động trải nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện nghi lộc thông qua dạy học địa lí 12 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)