hữu tư nhân mặc dù các chính phủ thường đóng góp đáng kể vào vốn của các ngân hàng tư nhân. Hình thức (vốn cổ phần hoặc khoản vay) và chi phí tài chính được cung cấp bởi các ngân hàng phát triển phụ thuộc vào chi phí lấy vốn và nhu cầu của họ để hiển thị lợi nhuận và trả cổ tức.
VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam không nhận tiền gửi từ dân cư, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh tốn, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VDB bao gồm 5 hoạt động: 1- Hoạt động huy động vốn; 2- Hoạt động tín dụng; 3- Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; 4- Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 5- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
VDB được quyền thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các cơng ty liên kết trong và ngồi nước để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Một ví dụ về một ngân hàng phát triển tư nhân thành công là Ngân hàng Grameen, được thành lập năm 1976 để phục vụ những người vay nhỏ ở Bangladesh. Cách tiếp cận
của ngân hàng dựa trên khoản vay tín dụng microcredit lên tới ít nhất là vài đơ la. Tỷ lệ trả nợ rất cao, vì người vay bắt buộc phải tham gia vào vòng tròn cho vay. Các thành viên của một vịng trịn thường ít hơn 10 người và những người vay khác có xếp hạng tín dụng bất ổn nếu một trong các thành viên của họ vỡ nợ . Do đó, mỗi thành viên thúc đẩy các thành viên khác thanh toán đúng hạn. Cách tiếp cận Grameen đã thúc đẩy việc tạo ra các ngân hàng tương tự ở nhiều nước đang phát triển.
3. Chức năng của Ngân hàng Phát triển:
Cung cấp các khoản vay dài hạn và chấp nhận tiền gửi từ các ngân hàng thương mại, chính phủ trung ương và nhà nước, cung cấp các khoản tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại. Đóng một vai trị quan trọng trong việc thuê mua, cho thuê tài chính, cho vay nhà ở. Họ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo thêm cơ hội việc làm và tạo xuất khẩu, khuyến khích thay thế nhập khẩu. Ngồi ra VDB cịn có chức năng cho vay lại vốn ODA, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn ở NHTM.
Một trong những hoạt động riêng có đặc thù của VDB là hỗ trợ sau đầu tư (cấp bù lãi suất), đối với các dự án nằm trong danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng khơng vay vốn của VDB mà vay vốn của các tổ chức tín dụng khác thì sẽ được ngân hàng hỗ trợ một phần lãi suất vay tại các tổ chức tín dụng khác.
4. Các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển: 4.1 Huy động và tiếp nhận vốn: 4.1 Huy động và tiếp nhận vốn:
-Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
-Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật;
-Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
-Vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
-Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài; -Huy động các nguồn vốn khác phù hợp quy định của pháp luật.
4.2 Hoạt động tín dụng:
-Cho vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước; cho vay các chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
-Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
-Cho vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ;
-Cho vay vốn ngắn hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc ngân sách nhà nước không cấp bù chênh lệch lãi suất.
4.3 Tín dụng xuất khẩu
-Đối tượng cấp tín dụng xuất khẩu: Các dự án thuộc danh mục chính phủ quy định trong từng thời kỳ (Nghị định 75/2011/NĐ–CP).
-Mức vốn cho vay: Ngân hàng phát triển cho vay tối đa bằng 85% giá trị Hợp đồng Xuất, Nhập khẩu đã ký hoặc giá trị Thư tín dụng đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị Hối phiếu đối với cho vay sau khi giao hang.
-Lãi suất cho vay quy định trong từng thời kỳ, thường nhỏ hơn lãi suất tín dụng đầu tư. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
-Thời hạn tín dụng được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. Những trường hợp cần thiết thời hạn cho vay trên 12 tháng thì Bộ Tài chính xem xét và quyết định.
-Đồng tiền cho vay: Nội tệ và ngoại tệ tự do chuyển đổi. 4.4 Cho vay lại vốn ODA
-Đối tượng thụ hưởng: Thường theo chỉ định của chính phủ và cam kết với bên tài trợ nước ngồi.
-Các hình thức cho vay lại: Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng và cho vay lại khơng chịu rủi ro tín dụng.
+ Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: Theo hình thức này, ngân hàng sẽ lựa chọn dự án
vay vốn theo đúng đối tượng được quy định tại Hiệp định cho vay lại, sau đó ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay lại rồi tổ chức quản lý, thu hồi nợ. Ngân hàng phát triển chịu tồn bộ rủi ro tín dụng đối với món vay lại. Doanh
thu của Ngân hàng phát triển từ hoạt động này là chênh lệch lãi suất cho vay lại và lãi suất vay từ Bộ Tài chính.
+Cho vay lại khơng chịu rủi ro tín dụng: ngân hàng phát triển thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký kết giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Bộ tài chính về việc ủy quyền cho ngân hàng cho vay lại. Theo hình thức này, ngân hàng có trách nhiệm quản lý và thu hồi nợ và khơng phải chịu rủi ro tín dụng. Doanh thu của ngân hàng phát triển là phí dịch vụ cho vay lại do Bộ Tài chính thanh tốn, phí này bằng 1,5% số tiền thu hồi nợ
4.5 Bảo lãnh Các hình thức: Các hình thức:
-Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. -Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
+ Bảo lãnh cho các chủ đầu tư. + Bảo lãnh dự thầu.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thực tế tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phát triển, chủ yếu là bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
4.6 Hỗ trợ sau đầu tư / cấp bù lãi suất
- Đối tượng nhận hỗ trợ: (i) Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; (ii) Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; (iii) Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Điều kiện nhận hỗ trợ: (i) Các dự án đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư và bắt đầu đưa vào vận hành (có Biên bản nghiệm thu, các văn bản phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án) và (ii) Đã trả được nợ gốc vay cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.
- Mức hỗ trợ: Tối đa không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định theo quyết toán vốn đầu tư được duyệt của dự án.
5. NGÂN HÀNG ĐA NẠNG 1. Định nghĩa:
Universal bank là một hệ thống trong đó các ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ thương mại và đầu tư. Ngân hàng đa năng phổ biến ở một số
nước châu Âu, bao gồm cả Thụy Sĩ. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, các ngân hàng bắt buộc phải tách dịch vụ ngân hàng thương mại và đầu tư . Những người ủng hộ ngân hàng đa năng cho rằng nó giúp các ngân hàng phân tán rủi ro tốt hơn. Những người khơng đồng tình với ngân hàng đa năng nghĩ rằng phân chia hoạt động của các ngân hàng là một chiến lược ít rủi ro hơn.
Ngân hàng đa năng được coi là hiện thân của một loạt các dịch vụ tài chính như: kinh doanh các cơng cụ tài chính, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh nợ, phát hành cổ phiêu, quản lý đầu tư, bảo hiểm cũng như mở rộng việc cung cấp các tín dụng hay dịch vụ tiền gửi.
Một số ngân hàng phổ biến đáng chú ý bao gồm Deutsche Bank, HSBC và ING Bank. Tại Hoa Kỳ, Bank of America, Wells Fargo và JPMorgan Chase đủ điều kiện là ngân hàng đa năng.
2. Đặc điểm của Ngân hàng Đa năng:
Thực hiện nhiều chức năng và danh mục sản phẩm đa dạng hơn so với ngân hàng truyền thống. Ngoài các chức năng cơ bản của ngân hàng truyền thống thì hiện nay ngân hàng đa năng cịn thực hiện thêm các chức năng như là: Chức năng bảo hiểm, chức năng quản lí tiền mặt, chức năng mơi giới, chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh, chức năng lập kế hoạch đầu tư.
Cơ cấu tổ chức và quản lí phức tạp nhưng được quản lí thống nhất theo ngành dọc theo 2 mơ hình của Ngân hàng đa năng Deustch Bank của Đức và tập đoàn DSB Group Holdings Ltd Singapore.
Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu rất lớn
Xu hướng phát triển của ngân hàng đa năng rất đa dạng: Từ nột ngân hàng truyền thống nếu có đủ nguồn lực và điều kiện thì có thể trở thành ngân hàng đa năng, và ngân hàng đa năng có thể được hình thành thơng qua quá trình mua lại và sáp nhập của các ngân hàng hay của các ngân hàng với các tổ chức tài chính như cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, ...
3. Chức năng của Ngân hàng Đa năng:
Các ngân hàng đa năng có thể cung cấp tín dụng, cho vay, tiền gửi, quản lý tài sản , tư vấn đầu tư, xử lý thanh toán, giao dịch chứng khốn, bảo lãnh phát hành và phân tích tài chính . Mặc dù một hệ thống ngân hàng đa năng cho phép các ngân hàng cung cấp nhiều
dịch vụ, nhưng các ngân hàng trong một hệ thống vẫn chọn chuyên về các dịch vụ đặc trưng.
Ngân hàng đa năng kết hợp các dịch vụ của một ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, cung cấp tất cả các dịch vụ từ bên trong một thực thể. Các dịch vụ có thể bao gồm tài khoản tiền gửi, một loạt các dịch vụ đầu tư và thậm chí có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Tài khoản tiền gửi trong một ngân hàng đa năng có thể bao gồm tiết kiệm và kiểm tra.
4. Vai trò của Ngân hàng Đa năng:
Ngân hàng đa năng đáp ứng nhu cầu về tài chính của khách hàng như:
-Làm giảm sự phân đoạn thị trường của trung gian tài chính: Khách hàng sẽ khơng cịn có sự phân biệt đối xử rõ rệt do ngân hàng có đặc tính đa dạng hóa.
-Giúp các cơng ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn: tiếp cận dễ dàng đến các nguồn vốn trong và ngồi nước.
-Làm tăng quy mơ của nền kinh tế
-Làm giảm chi phí tài chính trong hệ thống ngân hàng -Giúp quản lý tốt hơn các dịng tài chính
5. TỐNG KỀT:
- Ở VN chưa có ngân hàng đầu tư - Có 1 NHPT đó là NHPT Việt Nam
- Có ngân hàng có mục đích xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam - 31 NHTM Cổ Phần
- 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam
- 2 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam Tình hình của ngân hàng ở việt nam. Các ngân hàng đã công bố những báo cáo tổng kết khả quan với những con số lợi nhuận tăng vọt đáng vui mừng. 95% các ngân hàng đều khẳng định trong báo cáo những chỉ số cao hơn so với tình hình kinh doanh cùng kì năm ngối.
• Lãi suất và tỉ giá được giữ ổn định, biến động ở mức nhỏ đã góp phần gia tăng và củng cố niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam.
• Dự trữ ngoại hối tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cũng như môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và mở rộng đầu tư phát triển.
• Dư nợ tồn hệ thống ngân hàng được tính tăng bình qn.
• Tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới – Moody’s đã công bố xếp hạng 8 ngân hàng từ ổn định lên tích cực. Nhờ đó, niềm tin cho các nhà đầu tư vào Việt Nam được củng cố và có cơ sở so sánh.
• Nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tăng ở mức ổn định. Tạo tiền đề cho các ngân hàng nhanh chóng hồn thành kế hoạch mục tiêu 2017. Các ngân hàng đã nhanh chóng áp dụng nâng cấp cũng như cập nhật cơng nghệ, ứng dụng mới cho ngành ngân hàng.
• Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018 được công bố bao gồm: Vietcombank, Viettinbank, BIDV, ACB, Techcombank, VPBank, Argribank, MBBank, Techcombank, SHBank. Tuy gặt hái được khá nhiều thành tích đáng mong đợi, nhưng ngành ngân hàng vẫn tiếp tục thận trọng tiến về đích với việc khắc phục những hạn chế còn tồn đọng. Top 10 ngân hàng thương mại được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về điểm Tài chính, điểm Media Coding và điểm Survey cụ thể qua biểu đồ sau:
• Can thiệp và nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ cũng như nhà nước để ngành ngân hàng tiếp tục cải thiện tình hình kinh doanh.
• Hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan để ngành ngân hàng có thể tiếp cận với các nguồn vốn, đầu tư một cách dễ dàng.
• Tiếp tục tinh giản, số hóa các thủ tục liên quan đến ngân hàng nhằm gia tăng hiệu quả làm việc của ngân hàng cũng như lợi ích của người sử dụng dịch vụ ngân hàng.
• Đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp nhằm kích cầu kinh doanh và phát triển mang tính bền vững.
• Tiến hành tiếp tục quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trên tồn quốc nhằm ổn định đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng do ngân hàng nhà nước quản lý.
• Đẩy mạnh và tạo cơ hội cho dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tiến đến tạo dựng được thói quen và nhận thức không dùng tiền mặt để thanh tốn theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, đạt mức tiên tiến của thế giới.
Trên đây là kiến thức mà nhóm chúng em đã thu thập được sau khi học và nghiên cứu về hệ thống Ngân hàng trung gian, qua đó ta thấy rõ hơn về chức năng và vai trị của nó đối với nền kinh tế. Do đó một hệ thống ngân hàng trung gian như hiện nay, với công nghệ