Mơ hình 1 : Động cơ thúc đẩy việc nắm giữ tiền
3.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Bài nghiên cứu được thực hiện trên các công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh HOSE và giai đoạn tiến hành thu thập dữ liệu là từ năm 2006 đến năm 2012. Dữ liệu thống kê trong bài được thu thập và tổng hợp
để tính tốn các biến độc lập và biến phụ thuộc trong hai mơ hình thực nghiệm được
thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của 250 công ty vào thời
điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dạng dữ liệu
bảng (panel data).
Trong quá trình thu thập dữ liệu, các cơng ty tài chính, các cơng ty tiện ích, ngân hàng, quỹ đầu tư sẽ được loại bỏ do sự khác biệt trong môi trường và thể chế hoạt
bằng cách lấy số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành nhân với giá trị thị trường của cổ phiếu nên để đảm bảo tính đồng nhất, các cơng ty trong mẫu phải có năm tài chính bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Một lưu ý nữa là biến chỉ số biến động dịng tiền UC được tính bằng độ lệch chuẩn ba năm liên tiếp của biến dòng tiền cf nên sau khi tính tốn các biến để đảm bảo bộ dữ liệu cân bằng (Balanced data) tác giả bỏ đi các giá trị của hai năm 2006 và 2007 do thiếu biến UC. Do đó, sau khi giới hạn lại, mẫu của bài nghiên cứu cịn lại 118 cơng ty
tương đương 590 quan sát, thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2008 – 2012.
Ở mơ hình 2, để làm rõ thêm ảnh hưởng ngành nghề kinh doanh cùng với quyết định nắm giữ tiền đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đưa thêm biến giả ngành vào mơ hình. Trong 8 ngành nghề doanh nghiệp hoạt động,
tác giả đưa thêm 7 biến giả ngành bao gồm: ID5 (Công nghiệp, chế biến, chế tạo);
ID6 (Sản xuất và phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng
khí); ID7 (Xây dựng); ID8 (Bán bn và bán lẻ, sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe
có động cơ khác); ID9 (Vận tải kho bãi); ID11 (Thông tin và truyền thông); ID12
(Hoạt động kinh doanh bất động sản).
Đồng thời, mẫu ở mơ hình 2 được tác giả chia làm 3 nhóm mẫu nhỏ dựa vào tỉ lệ đầu tư cố định trên tổng tài sản. Căn cứ để chia mẫu thành các nhóm mẫu, tác giả
lấy tỉ lệ trung bình của tài sản cố định trong 5 năm liên tiếp, sau đó sắp xếp tỉ lệ này theo thứ tự từ thấp đến cao, rồi chia làm 3 phần: 40 cơng ty đầu là thuộc nhóm mẫu thấp, 40 công ty tiếp theo là thuộc nhóm mẫu trung bình, phần cịn lại là thuộc nhóm mẫu cao.
Trong bài nghiên cứu của Tiến sĩ Shinada Naoki, trong mơ hình kiểm định các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp có sử dụng biến DI được thu thập từ cuộc khảo sát Tankan. Khảo sát Tankan là một cuộc khảo sát kinh tế do
Ngân hàng trung ương Nhật Bản tiến hành và công bố hàng quý vào tháng 4, tháng
7, tháng 10 và tháng 12 hằng năm nhằm cung cấp các thơng tin để thực hiện chính sách tiền tệ. Khảo sát này bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cho thấy
phương hướng của nguồn vốn đầu tư, chiều hướng của giá cả cũng như quan điểm
của các doanh nghiệp về thị trường việc làm và thực trạng nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, do điều kiện của Việt Nam chưa thể tiến hành các cuộc khảo sát như vậy
nên tác giả loại biến DI khỏi mơ hình thực nghiệm (1) của mình.
Trong đó, 118 cơng ty nghiên cứu thuộc các lĩnh vực được thể hiện trong bảng 3.2
(lĩnh vực được chia dựa vào sự phân chia của Sở Giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh HOSE), chi tiết các công ty trong mẫu được trình bày kĩ hơn trong phụ lục 1.
Bảng 3.2: Tổng quan mẫu nghiên cứu
Số thứ tự Ngành nghề hoạt động Số công ty
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 6
2 Công nghiệp, chế biến, chế tạo 59
3 Sản suất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hịa khơng khí 6
4 Xây dựng 8
5 Bán buôn và bán lẻ, sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe
có động cơ khác 20
6 Vận tải kho bãi 10
7 Thông tin và truyền thông 2
8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 7
Tác giả sử dụng phần mềm Stata11 để xử lý các mơ hình định lượng trong bài
nghiên cứu này theo phương pháp Bình phương nhỏ nhất OLS và mơ hình tác động ngẫu nhiên REM trên nền tảng kiểm định Hausman.