Các giải pháp ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)

Để khắc phục những khó khăn hạn chế của thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay cũng như thực thi chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong gia đoạn từ năm 2001 – 2010, UBCKNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành trong việc xác định những giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó trọng tâm gồm:

3.2.1. Ban hành một số chính sách tài chính đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp nhà nước chuyển thành cơng ty cổ phần doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Có một chính sách đặc biệt về thuế và khấu hao cho các công ty cổ phần. Có thể nâng thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 3 hoặc 4 năm cho các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang công ty cổ phần, đồng thời chế độ khấu hao cũng được sửa đổi và cho phép các công ty này được tăng tỷ lệ khấu hao tài sản nhằm đổi mới thiết bị đã lạc hậu.

3.2.2. Thành lập cơng ty đầu tư chứng khốn Việt Nam

Trong thời kỳ đầu xây dựng thị trường chứng khốn, các cơng ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại được thành lập với số lượng ít và hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhất là về vốn hoạt động. Do vậy, Chính phủ cần phải xúc tiến thành lập một cơng ty đầu tư chứng khốn Việt Nam và có trách nhiệm hỗ trợ cơng ty này thực hiện các nhiệm vụ được giao.

31

doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thực hiện trung gian chào bán chứng khốn ra công chúng, làm đại lý bán cổ phiếu cho các cơng ty cổ phần. Ngồi ra cơng ty đầu tư chứng khốn Việt Nam có nhiệm vụ ổn định và tạo lập thị trường chứng khoán theo sự chỉ đạo thống nhất của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong từng thời kỳ và tùy vào điều kiện cụ thể của thị trường.

Công ty được Ủy ban chứng khoán quyết định thành lập, vốn hoạt động do ngân sách cấp và lấy từ nguồn thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, một phần góp của các tổ chức ngân hàng – tài chính có điều kiện tham gia như các ngân hàng thương mại, cơng ty bảo hiểm.

Cơng ty có bộ máy điều hành do UBCKNN bổ nhiệm, có ban quản lý gồm các đại diện của UBCKNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và đại điện các tổ chức góp vốn khác.

Đến giai đoạn thị trường chứng khốn phát triển, các cơng ty chứng khốn đã hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh thì chức năng của cơng ty đầu tư chứng khốn Việt Nam có thể chuyển sang cho các định chế trung gian đó và chấm dứt hoạt động.

Đề xuất thành lập cơng ty đầu tư chứng khốn Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cơng ty sẽ đóng vai trị “bà đỡ” cho việc phát hành chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, góp phần quan trọng trong sự chuyển đổi sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước.

3.2.3. Có chính sách khuyến khích các cơng ty phát hành cổ phiếu ra công chúng công chúng

Trong thời kỳ đầu, khoảng 5 năm (đến năm 2005), Chính phủ cần có một chính sách ưu đãi cho các cơng ty phát hành cổ phiếu ra công chúng để tạo ra một khối lượng cổ phiếu cho thị trường. Các công ty này bao gồm các công ty cổ phần được thành lập từ doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần thành lập theo luật công ty phát hành cổ phiếu bổ sung.

Các công ty phát hành ra công chúng cần được ưu đãi về thuế, đề nghị có thể giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm đầu nếu phát hành ra công chúng được một số chứng khốn vốn theo quy định nào đó chẳng hạn.

3.2.4. Hồn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán chứng khoán

Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán đã bước đầu được xây dựng với một hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề cơ bản của thị trường, trong đó văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng khốn. Ngồi ra, pháp luật về chứng khốn và thị trường chứng khốn cịn bao gồm một số quy định có liên quan tại các văn bản

pháp luật khác như: Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hình sự…

Vấn đề hồn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động của thị trường diễn ra an toàn và hiệu quả, trong đó bao gồm việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành luật chứng khốn và thị trường chứng khoán (từ nay đến 2005), song song với quá trình sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm cả Nghị định 48/1998/NĐ-CP nhằm đồng bộ hóa các quy phạm pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này tại Việt Nam, đồng thời tính đến mặt bằng pháp lý chung của khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế hiện nay.

3.2.5. Thành lập Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam

Theo kinh nghiệm phát triển thị trường của nhiều nước, sự tồn tại của các Hiệp hội kinh doanh chứng khoán bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng. Hiệp hội đóng vai trị điều tiết, duy trì sự cơng bằng, ổn địng và phát triển bền vững của thị trường thông qua việc định ra những tiêu chẩn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động trong ngành chứng khoán, đồng thời đại diện và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tổ chức công tác đào tạo chuyên môn, đề đạt ý kiến của hội viên tới các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp…

3.2.6. Thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán

Trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, Việt Nam đự kiến xây dựng hai TTGDCK tại TP. HCM và Hà Nội, sau đó dần dần phát triển thành hai sàn giao dịch sau khi TTGDCK được nâng cấp và trở thành SGDCK (mơ hình một SGDCK vớ hai sàn giao dịch được nối mạng). Do vậy, trong giai đoạn đầu Trung tâm lưu ký chứng khoán được thiết lập dưới dạng thu nhỏ nằm trong TTGDCK (gọi là Phịng Thanh tốn bù trừ và Lưu ký chứng khoán) trên cơ sở xây dựng một hệ thống thanh toán bù trừ đồng nhất cho cả hai bộ phận ngay từ thời gian đầu. Đự kiến đến năm 2005, khi SGDCK được thành lập và đi vào vận hành, trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký cần được tách riêng và hoạt động độc lập với TTGDCK, giống như mơ hình của thị trường chứng khốn nhiều nước trên thế giới.

3.2.7. Thành lập Trung tâm điện toán chứng khoán

Trung tâm điện toán là một trung tâm được trang bị các hệ thống thiết bị điện tử nhằm hỗ trợ cho việc vận hành hoạt động của thị trường chứng khoán một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo cơng bằng cho các nhà đầu tư.

Dự kiến Trung tâm điện toán sẽ được thành lập vào giai đoạn 2003 – 2006, nhằm phục vụ cho hoạt động của thị trường chứng khoán khi bước sang

33

giai đoạn giao dịch tự động hoàn toàn, đồng thời cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)