Tên bệnh Số con theo dõi
(con)
Số con mắc (con)
Tỉ lệ (%)
Bệnh viêm âm đạo, tử cung 125 17 13,60
Bệnh viêm vú 125 26 20,80
Đẻ khó 125 22 17,60
Qua bảng 4.6 ta thấy tỉ lệ mắc các bệnh là cao, trong đó hội chứng kém sữa, ít sữa chiếm tỉ lệ cao 30 con chiếm tỉ lệ 24 %, viêm vú 26 con chếm tỉ lệ 20,80%. Hai bệnh có tỉ lệ mắc ít hơn là đẻ khó 22 trường hợp chiếm tỉ lệ 17,60 % và viêm
âm đạo, tử cung 17 nái chiếm tỉ lệ 13,60 %. Như vậy tỉ lệ mắc hội chứng kém sữa, ít sữa là cao nhất.
Nguyên nhân của hội chứng kém sữa, ít sữa có thể do lợn nái không được uống đủ nước, hoặc do nước bị nhiễm khuẩn, do chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu không cân đối về thành phần dinh dưỡng hay nhiễm độc tố nấm mốc, do lợn nái quá béo, quá gầy, hoặc do lợn nái ăn không đủ khẩu phần tối thiểu, do lợn nái bị viêm nhiễm kế phát, do chất lượng nái hậu bị trước đó chọn khơng tốt, hoặc do nhiều vú bị lép bị hỏng mà nguyên nhân chính là do lứa đẻđầu số con ít hoặc không ghép tối đa số con với số vú chức năng.
Nguyên nhân của bệnh viêm vú có thể do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú. Lợn con có răng nanh hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm hoặc do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu khơng thốt hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng, do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ. Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.
Nguyên nhân của đẻ khó có thể do lợn nái quá béo, quá già, quá gầy hoặc bào thai quá to, thai bị ngược hoặc do nái đẻ lứa đầu.
4.3.2. Kết quảđiều trị một số bệnh thường gặp