Tìm hiểu và dẫn chiếu Incoterms vào Hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 71 - 73)

3 .2Vai trò của Incoterms đối với HĐMBHHQT

3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động

3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.1 Tìm hiểu và dẫn chiếu Incoterms vào Hợp đồng

Incoterms là tập quán thương mại quốc tế, do đó Incoterms khơng buộc phải sử dụng trong HĐMBHHQT. Nếu các bên muốn áp dụng trong Hợp đồng phải nêu rõ, dẫn chiếu đầy đủ cả tên và phiên bản của Incoterms cần áp dụng. Nếu áp dụng khơng đầy đủ có thể dẫn đến những mâu thuẫn và khó khăn cho doanh nghiệp. Một trong những sai sót có thể gặp phải trong việc dẫn chiếu như:

 Không nêu rõ phiên bản Incoterms nào

 Ghi sai phiên bản Incoterms cho điều kiện tương ứng

 Ghi thiếu địa điểm giao hàng

 Áp dụng không đúng quyền và nghĩa vụ của điều kiện nêu trong Incoterms

(1) Thơng qua việc tìm hiểu thực tiễn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tác giả nêu ra một số minh chứng điển hình cho viêc dẫn chiếu Incoterms khơng đúng, cụ thể như sau:

72

HĐMBHHQT được ký kết giữa Công ty nhập khẩu là bên Việt Nam và Công ty Haier của Trung Quốc. Theo nội dung thỏa thuận, các bên giao hàng tại sân bay Nội bài Hà Nội tại nước người mua và thỏa thuận trong Hợp đồng là giao hàng theo điều kiện DDU Incoterms 2010. Như vậy, việc lựa chọn DDU theo Incoterms 2010 là khơng chính xác vì điều kiện DDU chỉ có trong Incoterms phiên bản 2000.

(2) Một trong những sai sót của doanh nghiệp Việt trong việc áp dụng Incoterms là áp dụng điều kiện Incoterms khơng chính xác, cụ thể: HĐMBHHQT được ký kết giữa Công ty nhập khẩu là bên Việt Nam và Công ty Sunivy của Trung Quốc. Theo nội dung các bên thỏa thuận lựa chọn điều kiện giao hàng là DDP và giao tại trụ sở của người mua ở Việt Nam. Theo điều kiện DDP là thể hiện tối đa nghĩa vụ của người bán, người bán phải thực hiện mọi thủ tục thông quan, nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện Bên bán giao hàng đến cảng Hải Phòng và người mua phải thực hiện thủ tục thơng quan hải quan hàng hố (theo như nội dung thực hiện thì đây phải là điều kiện CIF Hải Phịng mới chính xác). Việc lựa chọn và áp dụng khơng chính xác đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Thực tế những sai sót nhỏ trong cách dẫn chiếu và áp dụng Incoterms cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nằm ngoài sự tiên liệu của các bên. Do đó việc dẫn chiếu cần lưu ý các điểm sau:

 Lựa chọn điều kiện phù hợp với phương thức vận tải

 Xác định địa điểm giao hàng, càng giao hàng, cảng đích.... cụ thể và chính xác

 Ghi rõ phiên bản Incoterms sử dụng

73

Tuy nhiên, Incoterms cũng không phải là nguồn luật duy nhất áp dụng cho hợp đồng. Incoterms chỉ là tập quán quốc tế điều chỉnh hoạt động liên quan đến vận tải và giao nhận hàng hóa trong HĐMBHHQT. Chính vì vậy, Incoterms sẽ khơng điều chỉnh hết tồn bộ nội dung của hợp đồng (như chất lượng hàng hóa, số lượng, thanh tốn, giải quyết tranh chấp...) vì: Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh tốn, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo tập quán của nước sở của các bên tham gia mua bán.

Chính vì vậy mà Incoterms chỉ là nguồn luật bổ trợ cho các nguồn luật áp dụng khác, với ý nghĩa là tạo ra giá trị pháp lý chuẩn hóa cho các điều khoản thuộc phạm vi điều chỉnh của Incoterms và tìm ra tiếng nói chung cho các bên trong hợp đồng với các lĩnh vực này. Incoterms không phải là nguồn luật điều chỉnh toàn bộ các vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng. Do đó, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng để lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh cho các vấn đề khác phát sinh trong hợp đồng của mình để hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)