Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh thái nguyên , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

Chương 6 : KẾT LUẬN

6.1 Kết luận nghiên cứu

Với số liệu được lấy từ bộ dữ liệu KSMS của TCTK, nghiên cứu làm rõ đặc tính và tính chất hoạt động của thị trường tín dụng nơng thơn Thái Nguyên tại thời điểm năm 2008.

Sự phát triển và quy mô hoạt động của thị trường tín dụng nơng thơn giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về vốn của hộ dân. Khu vực tín dụng chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ dân, nó cung cấp tới 63,3% tổng số khỏan vay của hộ, với vai trò chủ đạo là NHCSCXH và NHNN&PTNT. Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nói chung thì giá trị bình qn khỏan vay cung cấp từ khu vực này cũng tăng lên đáng kể vàđạt mức bình quân là 15,1 triệu đồng năm 2008, gấp 2,1 lần so với năm 2004. Điều quan trọng là mức lãi suất được giữ tươngđối ổn định qua các năm, nhất là thời điểm biến động mạnh về lãi suất trong năm 2008, giúp hộ dân giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay. Tuy nhiên, vai trị của các Quỹ tín dụng nhân dân thì rất mờ nhạt.

Bên cạnh đó, khu vực phi chính thức song song tồn tại và chiếm một vị trí đáng kể trong hoạt động cho vay ở khu vực nông thôn khi nó cung cấp tới một phần ba tổng số khỏan vay. Đây là phân khúc thị trường mà đối tượng cấp vốn chủ yếu là người cho vay và bạn bè. Nếu vay vốn từ bạn bè thì hộ chịu mức lãi suất là 0 phần trăm, ngược lại nếu vay vốn từ người cho vay thì hộ phải lãi suất rất cao lên tới 1,92%/tháng.

Khi vay được vốn từ khu vực chính thức, hộ chủ yếu dùng vào mục đích đầu tư sản xuất (chiếm 60%) và tích lũy tài sản (chiếm 13,3%). Điều tương tự cũng diễn ra ở khu vực phi chính thức, mặc dù tỷ lệ đầu tư vào hai lĩnh vực đó có thấp hơn. Đáng chú ý là khi hộ vay vốn từ người cho vay thì mục đích dùng để trả nợ chiếm tới 16,7%, tỷ lệ tương tự cho việc chi khám chữa bệnh cho các thành viên trong hộ. Điều đó cho thấy, khi hộ cần vay vốn để thực hiện những khỏan chiđột xuất thì vay vốn từ người cho vay là lựa chọn hàngđầu.

Kết quả phân tích hồi quy trong chương 5 đã xác định rõ các yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.

Ước lượng chung cho cả thị trường tín dụng nơng thơn cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ là số năm đi học chủ hộ,

giá trị tài sản hộ, diện tích đất sản xuất và giá trị nhà. Trong đó nhân tố số diện tích đất sản xuất có tác động mạnh nhất, giả định xác suất vay vốn ban đầu của hộ là 20%, khi các yếu tố khác không đổi nếu hộ tăng thêm 1000m2 thì xác suất vay vốn của hộ sẽ tăng lên tương ứng là 9%. Tác động biên của các yếu tố còn lại đều làm tăng xác suất tiếp cận tín dụng của hộ trong khoảng từ 0,1% đến 6,2%.

Phân tích mơ hình theo khu vực chính thức, cho thấy yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ từ khu vực chính thức là giá trị tài sản và diện

tích đất sản xuất.Đây là những nguồn lực cơ bản của hộ vàđược sử dụng làm tài sản thế chấp khi hộ vay vốn ngân hàng. Trong đó, diện tíchđất sản xuất tácđộng nhiều hơn tới xác suất vay vốn của hộ với mức tác động biên là 1,7% khi xác suất vay vốn ban đầu của hộ là 20%. Điều đó cho thấy vai trị quan trọng của đất đai tới việc vay vốn của hộ, hộ nào có diện tích đất đai lớn thì khả năng vay vốn

được nhiều hơn và ngược lại. Mà hộ nghèo lại thường có diện tích đất đai ít và giá trị tài sản nhỏ, do nguồn lực hạn chế, nên việc tiếp cận nguồn vốn chính thức sẽ khó khăn hơn.

Hồi quy theo khu vực phi chính thức được kết quả số năm đi học chủ hộ,

giá trị tài sản hộ có ảnh hưởng và quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc; cịn

thu nhập hộ có ảnh hưởng và quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Như vậy, không chỉ tại khu vực chính thức mà cả tại khu vực phi chính thức thì giá trị tài sản cũng có tác động đến khả năng vay vốn của hộ. Số năm đi học hay trình độ của chủ hộ càng cao thì xác suất vay được vốn càng tăng, điều đó được củng cố thơng qua phân tích thống kê mơ tả. Khi tổng số vốn vay của nhóm 3, nhóm có trình độ học vấn cao nhất, là 30,5 triệu đồng gấp gần 9 lần nhóm trình độ học vấn chủ hộ thấp nhất. Thu nhập hộ tăng 1 triệu đồng thì xác suất vay vốn từ khu vực phi chính thức của hộ giảm là 0,5%, nếu xác suất vay vốn ban đầu của hộ là 20%.Điều đó phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, vì khiđó hộ có vốn tích lũy nên không cần vay vốn từ thị trường này, bên cạnh đó họ cũng đã vay được nhiều vốn từ khu vực chính thức để đáp ứng nhu cầu đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh thái nguyên , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)