Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên chính sách cổ tức của doanh nghiệp bằng chứng tại việt nam (Trang 58 - 59)

5. Kết Luận

5.1 Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố tác động lên chính sách cổ tức doanh nghiệp trong mối quan hệ với vấn đề đại diện bằng các biến cấu trúc vốn sở hữu như vốn sở hữu nhà quản trị, vốn sở hữu tổ chức, vốn sở hữu nước ngoài, vốn sở hữu nhà nước cùng với các biến nội tại như quy mô cơng ty, địn bẩy tài chính, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lợi và dòng tiền tự do. Kết quả hồi quy có thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đơng nước ngồi (FORG) có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của doanh nghiệp. Kết luận này tương đồng với nghiên cứu của (Kevin C.K. Lam at al, 2012) tại thị trường Trung Quốc. Và đây là một dấu hiệu đáng mừng khi sự có mặt của các cổ đơng nước ngồi truyền tải một tín hiệu tốt tới thị trường về viễn cảnh tương lai của cơng ty, đóng vai trị giám sát hoạt động của ban quan trị tốt hơn cổ đông trong nước, vì vậy những cơng ty có tỷ phần sở hữu thuộc nhà đầu tư nước ngồi càng cao thì có thể giảm bớt vai trị giám sát của cổ tức và do đó tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt có thể giảm. Ở Việt Nam tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi bị giới hạn ở mức 49%, điều này có thể làm giảm khả năng đầu tư và sức ảnh hưởng của cổ đơng nước ngồi.

Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này cũng cho thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước lên tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt. Điều này cũng cố thêm lập luận sở hữu nhà nước làm tăng chi phí đại diện trong các nghiên cứu trước đây ở thị trường Trung Quốc và Úc ((Wei et al., 2004). Lee và Xiao (2004), Kevin C.K. Lam et al (2012), Gugler (2003)). Kết quả này góp phần thay đổi tư duy của một số nhà đầu tư, rằng chưa hẳn cổ tức cao là lợi nhuận cao và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Cổ tức cao trong doanh nghiệp nhà nước có thể chỉ là thủ thuật để che đậy đi những yếu kém, không hiệu quả của doanh nghiệp. Bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu góp phần cũng cố thêm lý thuyết chi phí đại diện trong mối quan hệ với cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức. Cấu trúc sở hữu cũng là một nhân tố tác động tới chính sách cổ tức của doanh nghiệp khơng chỉ ở các nước đang phát triển mà còn cả ở thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản lý có cơ sở để điều chỉnh tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp một cách hợp lý. Và

các nhà đầu tư có cơ sở để thực hiện các phân tích cho riêng mình về hành vi chi trả cổ tức của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên chính sách cổ tức của doanh nghiệp bằng chứng tại việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)