Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

nhuận doanh nghiệp

Trải qua hơn 50 năm kể từ khi lý thuyết M&M ra đời, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài cấu trúc vốn. Ban đầu các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các

ROE = ROA + (ROA – Rd) x

Vốn chủ sở h Nợ

doanh nghiệp tại Mỹ, và đến những năm trờ lại đây, các nghiên cứu đã trải rộng qua

nghiên cứu các doanh nghiệp tại nhiều quốc gia.

¾ Weixu, Xiangzhen Xu và Shoufeng Zang (2005) dựa trên phân tích số liệu của 1.130 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khốn Shenzhen và Shanghai năm 2001 để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp

đo lường bằng chỉ số ROE. Mơ hình nghiên cứu đã cho thấy rằng cấu trúc vốn ảnh

hưởng ngược chiều đến ROE. Kết quả này không phù hợp với kết quả của các bài

nghiên cứu các doanh nghiệp ở các nước phương tây. Nguyên nhân của kết quả trái

ngược này cũng được giải thích qua mơ hình. Mơ hình cho thấy suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn khi tỷ lệ nợ vượt quá 37,63%, trong khi tỷ lệ nợ trung bình thực tế của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là 49,83%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 37,63%. Kết quả trên chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ dưới 100%. Riêng các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên 100%, kết quả trên khơng có ý nghĩa.

¾ Joshua Abor (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sàn chứng khoán Ghana dựa trên phương pháp phân tích hồi quy mối quan hệ giữa ROE với cấu trúc vốn. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của ROE cùng chiều với nợ ngắn hạn, nghịch chiều với nợ dài hạn và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng làm cho ROE cùng tăng. Bài nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp Ghana phụ thuộc vào nợ nhiều hơn, và cấu trúc nợ của các doanh nghiệp Ghana chủ yếu là nợ ngắn hạn với tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm khoảng 85% tổng nợ của doanh nghiệp.

¾ Shyan-Rong Chou và Chen Hsun-Lee nghiên cứu mối quan hệ giữa ROE là chỉ tiêu

đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp với cấu trúc vốn. Mẫu nghiên cứu gồm 2139 niên độ tài chính của 37 doanh nghiệp niêm yết tại Taiwan 50 và 4727 niên độ tài chính của

doanh nghiệp được chọn mẫu là các doanh nghiệp phi tài chính với niên độ tài chính ổn

định trong suốt khoảng thời gian mẫu nghiên cứu. Kết quả là cấu trúc vốn và lợi nhuận

doanh nghiệp tương quan ngược chiều nhau.

Ngoài ra bài nghiên cứu cũng thể hiện mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp phù hợp với lý thuyết đánh đổi. Ban đầu việc các doanh nghiệp ở cả hai sàn chứng khoán gia tăng sử dụng nợ đã làm tăng ROE, đưa ROE đến mức cao nhất; nhưng sau đó, khi mức độ nợ tăng q mức mà tại đó chi phí sử dụng

vốn bình qn đã cao hơn lợi ích từ việc sử dụng nợ thì ROE bắt đầu giảm dần. Qua

đó, bài nghiên cứu xác định cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp Taiwan 50 khi tỷ

lệ nợ đạt tối đa là 31,34% và các doanh nghiệp quy mô vừa Taiwan 100 là 34,64%.

Cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp Taiwan 50 và doanh nghiệp quy mơ vừa

Taiwan 100 khơng có sự khác biệt nhau nhiều. Và qua số liệu thống kê cũng cho thấy, từ mức độ sử dụng nợ trung bình của các doanh nghiệp Taiwan 50 là 47,84% vào năm 1987, qua từng năm, tỷ lệ nợ này đã giảm dần hướng xuống mức 31,34%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)