Sự hình thành và phát triển của internet banking tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ internet banking trong giao dịch thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) (Trang 29 - 31)

Triển khai Luật CNTT ngày 29/06/2006, Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 trong các cơ quan nhà nước, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 và định hướng đến 2015. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập và phát triển, những năm qua các ngân hàng Việt Nam đã tích cực đầu tư ứng dụng CNTT, chuyển các hoạt động nghiệp vụ từ môi trường truyền thống dựa trên giấy sang mơi trường điện tử như: thanh tốn điện tử, nghiệp vụ thị trường mở, đấu thầu tín phiếu kho bạc, báo cáo thống kê, hệ thống thông tin quản lý điều hành; hệ thống core banking, hệ thống internet banking. Đặc biệt kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam đã có bước phát triển khá mạnh về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, mơ hình tổ chức, các phương tiện và dịch vụ thanh toán. Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, cùng với việc mở rộng nhanh quy mô hoạt động và tăng cường đầu tư công nghệ của hệ thống ngân hàng, nhận thức và thói quen của xã hội về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt, trong đó kênh giao dịch qua internet banking thể hiện những dấu hiệu tích cực nhất.

Với hơn 20 triệu người sử dụng internet, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng để ứng dụng CNTT trong thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp coi ệc ứng dụng cơng nghệ thanh tốn trực tuyến là giải pháp tiết kiệm chi phí trong

thời khủng hoảng hiện nay. Cùng với đó có khoảng 60% người tiêu dùng có tìm hiểu về thông tin sản phẩm trước khi mua, 27% các hoạt động mua bán trực tuyến cộng thêm số người sử dụng internet chiếm tới 25% dân số, đó là những thuận lợi lớn trong bước phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Cơng Thương cho thấy năm 2008 có tới 88 % doanh nghiệp Việt Nam cho phép nhận đơn đặt hàng bằng các phương tiện điện tử, 45% doanh nghiệp có website và 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, thời gian và chi phí giao dịch của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Ước tính thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua đường bưu điện. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tìm đến các giải pháp cơng nghệ ứng dụng thương mại điện tử và coi đây là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong bối cảnh khủng hoảng, kinh tế khó khăn. Nắm bắt được tâm lý đó, các NHTM dần đưa internet banking vào hoạt động của mình. Tính đến q 3/2012, 40 trong số hơn 90 ngân hàng tuyên bố họ có các dịch vụ internet banking. Từ các ngân hàng nước ngoài lớn đang hoạt động tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Citibank, … đến những ngân hàng quy mơ trung bình của Việt Nam đều đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ internet banking.

Hình 2.1. Số lượng các ngân hàng triển khai internet banking Nguồn: Bộ công thương 2012.

Các số liệu thống kê gần đây cho thấy ở Việt Nam, với dân số hơn 80 triệu người thì nhu cầu dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, đặc biệt trong thời đại công nghệ internet ngày nay. Theo số liệu được cung cấp bởi Hiệp hội internet Việt Nam

0 10 20 30 40 50 2004 2005 2007 2008 2011 2012 3 5 18 25 45 46

(VIA), tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người sử dụng internet (35,49% dân số) nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực Châu Á và thứ 3 Đơng Nam Á. Hiện có đến 99,85% dân số thành thị sử dụng internet, con số này tại nông thơn là 84,46%. Số hộ gia đình kết nối internet đạt 8,2% trên tổng số 12,6% hộ gia đình có máy tính. Thống kê của VIA cũng cho thấy 84% sử dụng máy tính bàn, 38% sử dụng máy tính xách tay và các thiết bị di động chiếm 27%.

Bên cạnh các số liệu thống kê về internet, tính đến 30/06/2013 Ngân hàng Nhà nước cơng bố cả nước có hơn 90 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam: 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng sẽ dẫn đến xu thế tất yếu cần cải thiện dịch vụ để thu hút khách hàng, và internet banking là một ưu thế mới. Tính đến thời điểm hiện tại, một số ngân hàng đã triển khai internet banking. Trong quý 3/2012, theo nghiên cứu của IDG- BIU (Business Intelligence Unit), số lượng người sử dụng dịch vụ internet banking tăng 35% so với năm 2010, 40 ngân hàng cho rằng họ có các dịch vụ internet banking.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ internet banking trong giao dịch thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (MHB) (Trang 29 - 31)