Đánh giá kết quả phân tích:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 44 - 48)

Với kết quả nghiên cứu của tác giả mơ hình có 04/06 biến độc lập biểu hiện đây là các biến chính ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua là đặc thù so với các nghiên cứu trước đây ở các nước và các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như: Amarjit Gill, Nahum Biger và Rajendra Tibrewala, 2010 tại Mỹ đã xác định mơ hình ROA có tác động âm trùng với thị trường Việt Nam; PMB tác động dương nhưng tại Mỹ không tác động; SaG tác động dương tại Việt Nam còn tại Mỹ thì tác động âm, TAX tác động dương (phù hợp với nghiên cứu của tác giả); Trần Thị Cẩm Hà, 2011 tại Việt Nam đã xác định ROA tác động dương nhưng nghiên cứu của tác giả biến này tác động âm.

Các biến độc lập như: ROA, DEA, PMB, CaTS, SaG, TAX đều có tương quan với chính sách chi trả cổ tức của DN (DPR), tuy nhiên chỉ có ROA, PMB, SaG và TAX là 04 biến có mối tương quan với chính sách chi trả cổ tức của DN với mức ý nghĩa 5%. Trong đó: ROA, PMB, SaG, TAX lần lượt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 3%; 1,6%, 3,1% và 0%. Hai biến còn lại là: DEA, CaTS lần lượt có mức ý nghĩa thống kê chỉ phù hợp tại các mức ý nghĩa lần lượt là: 11% và 64,1%.

Với kết quả mơ hình hồi qui trên (DPR= 0.179 – 0.159*ROA+0.159PMB + 0.133*SaG + 0.668*TAX) thì:

Khi các điều kiện và các yếu tố khác khơng đổi thì khi ROA tăng 1% thì tỉ lệ chi trả cổ tức của DN giảm 0.159%;

Khi các điều kiện và các yếu tố khác khơng đổi thì khi PMB tăng 1% thì tỉ lệ chi trả cổ tức của DN tăng 0.159%;

Khi các điều kiện và các yếu tố khác khơng đổi thì khi SaG tăng 1% thì tỉ lệ chi trả cổ tức của DN tăng 0.133%;

Khi các điều kiện và các yếu tố khác khơng đổi thì khi TAX tăng 1% thì tỉ lệ chi trả cổ tức của DN tăng 0.668%;

Tác giả nhận thấy rằng: chính sách chi trả cổ tức trên thị trường Việt Nam còn nhiều vấn đề phải tranh luận thêm:

Khi tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tăng thì DN tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, khi đó DN muốn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nên tiếp tục mong muốn sử dụng đồng vốn để đầu tư mà chưa xem xét việc chi trả cổ tức cho cổ đông nên nghịch biến với tỉ lệ cổ tức chi trả cho cổ đông. Tuy nhiên, thực chất khối lượng tài sản kia được tạo nên từ nhưng khoản tài trợ nợ khổng lồ của các DN nên việc lợi nhuận cao khi thị trường phát triển là có sự hỗ trợ tích cực từ địn bẩy tài chính thể hiện sự chưa lành mạnh hóa nguồn tài sản có được của DN trong thời gian qua.

Mặt khác, khi doanh thu tăng mạnh, DN tiếp tục mở rộng qui mô rất nhanh, lợi nhuận cũng tăng trưởng rất nhanh và cũng suy giảm rất nhanh trong giai đoạn suy thoái (ROA của REE, FPC, MPC,.. âm trong năm 2008 do lạm dụng đầu tư tài chính).

Trong giai đoạn tăng trưởng cao thặng dư vốn CP của các công ty CP rất cao và công ty phân phối lại nguồn thặng dự vốn này bằng việc phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần với tỉ lệ rất cao (SJS- 2009; REE-2010 phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 1:1) nên có thể nói rằng việc cổ đông, nhà đầu tư chỉ quan tâm với lợi nhuận trước mắt nên PMB là biến ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam không là một ngoại lệ trong kết quả nghiên cứu này. Trong khi đó: dịng tiền mặt, cơ cấu nợ chưa được quan tâm đúng mức và chưa thể hiện tác động đến chính sách chi trả cổ tức.

Tỉ lệ chi trả cổ tức cũng diễn ra khơng bình thường, khi DN muốn giữ lại lợi nhuận để đầu tư thì việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ rất cao

hoặc trả cổ tức bằng tiền mặt rất cao khi khơng có nhu cầu sử dụng vốn, cụ thể trong nghiên cứu DN chi trả cổ tức tập trung trong khoảng 25% đến 80%, thậm chí có doanh nghiệp có năm chi trả hơn 100% cổ tức/năm. Đây có thể khẳng định rằng kế hoạch sử dụng vốn dài hạn của DN chưa rõ ràng, chỉ tập trung hành động, sử dụng kế hoạch tài chính trong ngắn hạn, nó thể hiện qua dịng tiền mặt có lúc dồi dào, lợi nhuận có năm rất cao, có lúc âm và lượng tiền mặt rất thấp.

Chính sách thuế của DN cũng có nhiều thay đổi, có thời gian đầu các DN niêm yết sớm được ưu đãi, chưa áp dụng thuế thu nhập cổ tức từ CP. Có giai đoạn Nhà nước giãn thuế, miễn thuế, thậm chí có thời điểm khơng đánh thuế thu nhập trên cổ tức và trả lại cho cổ đông đã tạm thu trước đó, có lúc phải trả thuế thu nhập trên cổ tức nhận được nên cũng tác động diễn biến bất thường về chính sách thuế cũng rất khác nhau tại các cơng ty CP.

5. KẾT LUẬN:

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã xác định bằng chứng các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty CP được lấy mẫu nghiên cứu từ các DN niêm yết trên sàn HOSE, HNX đại diện cho các cơng ty CP có ý nghĩa thống kê thực nghiệm. Thực nghiệm cho thấy rằng tỉ lệ chi trả cổ tức của DN chịu ảnh hưởng và có mối tương quan tuyến tính với lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; giá trị thị trường so với giá trị sổ sách; tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN và thuế thu nhập DN là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 5%, các biến còn lại là nợ trên vốn chủ sở hữu và tính thanh khoản chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa khá cao nên chưa chấp nhận được trong nghiên cứu này.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp: Nghiên cứu này, tác giả chưa thu thập được dữ liệu của tất cả các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam để đưa vào

phân tích nghiên cứu, chưa xác định các hệ số sàn lọc, loại bỏ hết những tác động ngoại lai khi áp dụng, thực thi chính sách mới của Nhà nước tác động tức thời cho DN vào bài nghiên cứu. Tác giả chưa đi vào nghiên cứu theo nhóm ngành nghề, theo năm để xác định ảnh hưởng bởi những cú sốc của nền kinh tế vào chính sách cổ tức của DN, đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)