LỚ P : 35K15.2
5. Kết cấu của đề án
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN
2.1.1.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp
Nhìn chung, cơng tác điều hành CSTT của NHNN giai đoạn 1995-2000 đã đem lại những thành cơng đáng kể khi nhìn vào các chỉ số phản ánh sự biến động của các mục tiêu vĩ mô: tỷ lệ lạm phát ở mức một chữ số, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,6%/năm.
Tuy nhiên nếu quan niệm rằng mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền thì mục tiêu này chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ lạm phát biến động tương đối mạnh và khó dự đốn. Đặc biệt từ năm 1996, mặc dù tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng liên tục nhưng chỉ số giá cả, tiếp đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, vẫn có xu hướng giảm ở các tháng đầu năm 1996, 1997, 1998 và 1999. Điều này chứng tỏ sự hạn chế trong hiệu quả tác động của các công cụ CSTT của NHNN, thể hiện sự thiếu chủ động, linh hoạt và khả năng truyền dẫn tác động chậm chạp.
Hoạt động TCV bước đầu đã hình thành cơ chế cho vay bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn của NHNN đối với các ngân hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tin dụng ngắn hạn có kiểm sốt của NHNN. Tuy nhiên, việc TCV mới chỉ thực hiện chủ yếu tại 4 NHTMNN và hơn 70% các khoản vay dành cho mục tiêu chỉ định. Hiệu lực tác động của cơng cụ này thấp, khơng có tác dụng kích thích nhu cầu tiền tệ của các TCTD và tác động tới lãi suất thị trường. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất TCV được quy định cứng nhắc, xa rời lãi suất thị trường và chỉ điều chỉnh nhằm phù hợp với lãi suất thị trường hơn là điều tiết thị trường.
Đề án mơn học: Tài chính tiền tệ GVHD: T.S Hồ Hữu Tiến
Bên cạnh đó, do NHNN khơng quy định phải tính DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nên khả năng kiểm sốt và điều tiết M2 của NHNN cịn hạn chế. Việc trả lãi tiền gửi vượt DTBB đã khơng khuyến khích cả TCTD tận dụng tối đa nguồn vốn. Thêm vào đó việc quản lý vốn khả dụng của các NTHM còn yếu, chưa chủ động trong dự báo dẫn đến tình trạng có thời kỳ các NHTM để dự trữ dư thừa nhiều, hạn chế các hoạt động của thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động cho vay ngắn hạn hoặc qua đêm giữa các ngân hàng, có lúc gây ra thiếu phương tiện thanh tốn trầm trọng.
Các cơng cụ hiện hành khơng cho phép NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt lượng vốn khả dụng trong điều kiện dư thừa. Tình trạng dự trữ dư thừa khơng mong muốn tại các ngân hàng bắt đầu từ năm 1994 và kéo dài đến năm 2000 là cho các ngân hàng phải chịu áp lực mạnh về chi phí vốn, đồng thời giảm hiệu quả tác động của CSTT, đặc biệt công cụ TCV. Các công cụ này tỏ ra thiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Điều này thể hiện rõ trong hai năm 1998-1999 khi trần lãi suất cho vay liên tục giảm nhưng khối lượng tín dụng khơng tăng tương ứng, đồng thời giá cả và sản lượng giảm liên tục.
Hiệu quả của CSTT thấp cịn bởi vì chúng chỉ tác động được qua kênh truyền dẫn duy nhất là kênh tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các kênh tác động khác như lãi suất và thị trường tài chính chưa phát huy do thị trường tiền tệ và chứng khoán chưa hoạt động. Vì vậy, tác động của CSTT trong giai đoạn này chủ yếu thông qua tác động về khối lượng.
Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các cơng cụ hiện có cũng như kênh truyền dẫn tác động, việc đưa vào áp dụng các công cụ CSTT gián tiếp có khả năng tác động đến lãi suất và khối lượng vốn của nền kinh tế là cấp thiết. Một trong những cơng cụ đó là nghiệp vụ thị trường mở. Chính vì vậy, sự hình thành thị trường mở trở thành mục tiêu của NHNN trong việc hồn thiện cơng cụ CSTT trong giai đoạn này.