Hiện nay, 3/4 số thành viên WTO là các nước đang phát triển và kém phát triển. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang và kém phát triển, các các nền kinh tế chuyển đổi những ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý trợ giúp kĩ thuật cho các nước này với mục tiêu bảo đảm cho họ tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống thương mại đa phương theo nguyên tắc GSP. Đây được gọi là “điều khoản cho phep” được thơng qua tại vịng đàm phán Tokyo.
Câu 28: Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế? Các cấp độ của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thơng qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
- Có 5 cấp độ hội nhập kinh tế theo nhà kinh tế học người Anh Balassa (từ thấp đến cao).
+ Khu vực mậu dịch tự do (FTA). VD: khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
+ Liên minh thuế quan. VD: Hiệp định ANDEAN, Cộng đồng kinh tế châu âu (EEC)…
+ Thị trường chung. VD: Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) + Liên minh kinh tế. VD: Liên minh châu ÂU EU.
+ Liên minh kinh tế tồn diện. VD: khơng tồn tại, chỉ có liên minh châu Âu EU đang từng bước xây dựng và phát triển thành liên minh kinh tế toàn diện.
Câu 29: Tại sao hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác và phân công lao động quốc tế?
- Do cách mạng khoa học và công nghệ, do q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới dã làm cho phân công lao động quốc tế phat triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động quốc tế đã hình thành một khn khổ mới cho sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế - đó chính là q trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Với khuôn khổ mới này, các quan hệ kinh tế quốc tế sẽ có tính chất thường xun hơn, ổn định hơn và được chú ý củng cố hơn để có thể phát triển lâu dài.
Câu 30: Phân tích các đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế. Các đặc điểm này được thể hiện ở Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay.
- Đặc điểm 1: Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác và phân công lao động quốc tế.
> Phân công lao động quốc tế phát triển mạnh.
> Việt Nam xuất khẩu lao động, nhập nhiều máy móc sản phẩm hiện đại. Phát triển tốt các khía cạnh liên quan đến nơng nghiệp, cơng nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp,…
- Đặc điểm 2: Hội nhập kinh tế quốc tế và chính trị quốc tế có mối quan hệ khẳng khít với nhau. Đằng sau hội nhập kinh tế quốc tế bao giờ cũng ẩn chứa những mục đích chính trị.
> Chính trị là nguồn gốc của hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích chính trị củ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng tới q trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, đồng thời mỗi thay đổi trong việc hoạch định chính sách lại tạo ra một vấn đề chính trị mới.
> Những hiệp định song phương, đa phương, những nguồn vốn FDI và ODA đổ vào Việt Nam giúp VN có nhiều cơ hội để phát triển những chính sách mới.
> Việt Nam cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn. VN mở cửa thị trường, linh động hơn.
- Đặc điểm 3: hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không bao giờ tách khỏi vấn đề xung đột kinh tế quốc tế.
> Mỗi quốc gia điều chỉnh hành vi của mình nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng nhất định mà mỗi nước khơng thể tự mình hồn thành được. > VN thực hiện đúng các cam kết đa phương, song phương, tích cực tham
gia các diễn đàn quốc tế cùng giải quyết chung các vấn đề toàn cầu.
Câu 31: Trình bày những hiểu biết của anh chị về AFTA. (ASEAN Free Trade Area)
AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN. Việc hình thành khu vực này là một chương trình hợp tác lớn của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. Theo quy định tại Điều 2 Hiệp định CEPT, tất cả các nước thành viên ASEAN đều tham gia chương trình hợp tác này. Như vậy phạm vi của AFTA chính là tồn bộ lãnh thổ các nước thành viên ASEAN.
AFTA được hình thành trên cơ sở chính là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Nghĩa vụ chính của các nước thành viên khi tham gia Hiệp định này là thực hiện việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia của các nước thành viên.
Theo cam kết, các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% trong vịng 10 năm. Theo đó, 6 nước thành viên cũ của ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và tồn cầu hóa, các nước ASEAN đã cam kết xóa bỏ hồn tồn
thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN 6 và 2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước thành viên mới là Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam (CLMV). Như vậy đến 2015, Việt Nam sẽ cơ bản xóa bỏ thuế quan với các mặt hàng.
Các nước ASEAN cũng đã cam kết đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN đối với 12 lĩnh vực ưu tiên gồm gỗ, ôtô, cao su, dệt may, nông nghiệp, thủy sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế, vận tải hàng khơng, du lịch và dịch vụ logistics, theo đó thuế quan sẽ được xóa bỏ sớm hơn 3 năm, đó là vào năm 2007 đối với ASEAN 6 và 2012 đối với các nước CLMV.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: Danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL), danh mục loại trừ hồn tồn (GEL), danh mục nơng sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL).
Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hồn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với mơi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm tồn bộ TEL, và TEL khơng cịn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hồn thành CEPT.
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng khơng có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ... GEL khơng phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng khơng hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL) là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế về giới hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thực hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này. Thời gian cắt giảm từ 1/1/2001 đến 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0- 5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.
Ngoài ra, các nước ASEAN cũng quyết tâm xóa bỏ các rào cản phi quan thuế (hạn ngạch thuế quan, giấy phép…) bằng việc thống nhất một kế hoạch rà soát, phân loại và lên kế hoạch loại bỏ các biện pháp phi thuế quan có tính cản trở thương mại.
Xuất xứ cũng là một yếu tố quan trọng được các nước ASEAN tập trung xây dựng những bộ quy tắc mới, bổ sung cho quy tắc xuất xứ chung (hàm lượng 40%) của ASEAN. Việc nới lỏng quy tắc xuất xứ được cho là biện pháp quan trọng để thúc đẩy thương mại trong nội khối ASEAN.
Câu 32: Trình bày những hiểu biết của anh chị về AFTA.
KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN viết tắt AFTA ra đời năm 1992 tại
Singapore với sự tham gia ban đầu của 6 nước. Đây cũng là thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc, tồn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự ra đời hàng loạt các liên kết khu vực khác như EU, NAFTA,…đem lại nhiều thành công trong việc chống đỡ lại những thế lực kinh tế lớn trên thế giới.
-Chủ trương hoạt động:
+ Thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%
+ Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng. + Hài hịa hóa thủ tục hải quan giữa các nước
- Mục tiêu:
+ Tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI từ các nước trong khối & các nước bên ngoài à ASEAN thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài
+ Thúc đẩy thương mại nội bộ khối thơng qua việc giảm dần & tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại, giảm bớt sự phụ thuộc vào các trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật, EU,…)
+ Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực & mở rộng quan hệ với các nước ngoài khu vực.
Câu 33: Trình bày ngắn gọn quá trình ra đời và phát triển của EU.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu.
Năm 1951, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đã cùng nhau kia hiệp ướv Paris, thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu ( ECSC) với mục tiêu thống nhất việc sản xuất và phối hợp than thép châu Âu. Hiệp ước này cũng chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSE về nền tảng nhất thể hoá kinh tế châu Âu.
+ Năm 1967, Cộng đồng kinh tế châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) được thành lập. Lúc này chỉ có 6 nước thành viên.
+ Năm 1958, thành lập Cộng đồng nguyên tử châu Âu EURATOM với hiệp ước Roma.
+ Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức nói trên.
+ Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu, viết tắt là EU. Đến năm 1995, EU đã có 15 nước thành viên. Năm 2004 kết nạp thêm 10 nước và 2007 thêm 2 nước. Đến 2016, EU đã có 27 thành viên (EU27). Tuy nhiên nước Anh vừa quyết định rút lui khỏi Liên minh Châu Âu bằng "Brexit" giữa năm 2016. Dự kiến đầu năm 2017, Anh bắt đầu thực hiện điều 50 của hiệp ước Lisbon để rời EU và hồn tất vào cuối năm 2019.
EU ra đời khơng chỉ nhằm liên kết các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên mịn trong lĩnh vực chính trị, khiến châu Âu trở thành một khối thống nhất và vững mạnh hơn.