Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 52)

6. Kết cấu đề tài

1.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản theo BLHS năm

1.4.1. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

Giống nhau. Tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản giống nhau đều là tội xâm phạm quyền sở hữu và đều là các tội có tính chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ở tội cướp tài sản, dấu hiệu chiếm đoạt thể hiện ở mục đích của người phạm tội. Còn trong tội cướp giật tài sản, dấu hiệu chiếm đoạt được thể hiện bằng hành vi chiếm đoạt.

Khác nhau. Tội cướp tài sản.

Được khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng vũ

lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Mặt khách quan của tội cướp tài sản

nạn nhân như: đấm, đá, trói, bóp cổ, bắn, đâm, chém, nét giẻ vào miệng, trói... Hành vi này có thể sử dụng đối với người quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào mà người phạm tội cho là sẽ cản trở hành vi lấy tài sản của y, nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực có thể khơng gây ra thương tích, gây ra thương tích hoặc có thể dẫn đến chết người.

Tuy nhiên, những hậu quả này phải xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội. Chẳng hạn, trong quá trình giằng co với nạn nhân, người phạm tội đã xô nạn nhân xuống đất dự định để trói nạn nhân những vơ tình để nạn nhân té, đầu đập xuống thềm, gây chấn thương sọ não dẫn đến chết.

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hay hành động nhằm đe doạ người bị hại rằng nếu không đưa tài sản thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay...

Các hành vi khác: là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ... làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hơn mê, khơng cịn khả năng chống cự.

Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì thế, tội phạm được xem là hồn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm được tài sản hay chưa.

Những vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản

Thực tiễn xét xử còn cho thấy dùng bạo lực liền sau khi lấy được tài sản để giữ bằng được tài sản cũng bị xem là tội cướp tài sản.

Đây là trường hợp mà khoa học Luật hình sự gọi là chuyển hố tội phạm. Ví dụ, ban đầu người phạm tội lấy tài sản một cách lén lút (trộm cắp) hoặc lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (cướp giật). Tuy nhiên, sau đó bị phát hiện, người phạm tội lúc đó chưa hồn tồn giữ được tài sản và giằng co với chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc những người giúp chủ sở hữu quản lý tài sản và đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản khơng giữ được tài sản thì cũng bị xem là phạm tội cướp tài sản.

Hậu quả của tội cướp tài sản có thể chỉ là thiệt hại nhân thân (tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm) hoặc thiệt hại về sở hữu (tài sản). Khi cả hai

quan hệ đó đều bị xâm hại thì xác định xem có xảy ra trường hợp phạm nhiều tội hay không:

Nếu người phạm tội dùng mọi hành vi và mong muốn nạn nhân chết hoặc để mặc nạn nhân chết nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sau khi cướp tài sản, bị đuổi bắt, người phạm tội đã giết người thì phải định hai tội: cướp tài sản và giết người.

Nếu có hậu quả thương tích xảy ra (tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên), người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng “gây thương tích” (khoản 2, 3 hoặc khoản 4 Điều 168 tuỳ vào tỷ lệ thương tật).

Nếu có xảy ra hậu quả về danh dự, nhân phẩm xảy ra mà hành vi xâm hại đó khơng liên quan đến việc khống chế khả năng chống cự của nạn nhân thì người phạm tội cịn bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng với hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm đó.

Về mặt chủ quan của tội cướp tài sản

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu có hành vi mà khơng có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì khơng

cấu thành tội cướp tài sản.

Vì thế, mục đích “chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướp tài sản.

Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì khơng thể có tội cướp tài sản dù sau đó người phạm tội có chiếm đoạt tài sản.

Tội cướp giật tài sản.

Về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản:

Khác với tội cướp tài sản

Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được; Mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thốt nhằm tránh sự đuổi bắt của người quản lý tài sản.

Đặc trưng của tội phạm này là công khai chiếm đoạt tài sản (không lén lút, để phân biệt với tội trộm tài sản), không dùng bạo lực (phân biệt với tội cướp tài sản), không dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần (cưỡng đoạt tài sản)...

Một số trường hợp liên quan đến tội cướp giật tài sản cũng xem là hành vi cướp giật khi người phạm tội có tác động nhẹ vào người nạn nhân (khơng đáng kể, không nhằm làm mất đi sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) và giật tài sản.

Đối tượng của hành vi cướp giật thường là những loại tài sản gọn nhẹ, như: đồng hồ, dây chuyền, hoa tai, túi xách., cá biệt có thể là xe đạp, xe gắn máy.

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này khơng phải là "hành hung để tẩu thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản."

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội giật tài sản khỏi nơi giữ của nạn nhân, khơng kể sau đó có chiếm ln được hay khơng.

Về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản

Là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mục đích này chỉ có thể hình thành trước khi hành vi cướp giật diễn ra.

Trong tội cướp tài sản, người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có thủ đoạn khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được, nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Những hành vi đó mà người phạm tội thực hiện sử dụng là để tác động, tấn công người quản lý tài sản hoặc người xung quanh nhằm đè bẹp sự kháng cự của họ. Còn trong tội cướp giật tài sản, người phạm tội không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn nào khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản mà chỉ lợi dụng sự sơ hở của nạn nhận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh. Điểm cơ bản này giúp chúng ta dễ dàng phân biệt được tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.

tài sản có hành vi xâm phạm đến thân thể nạn nhân nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi để dễ dàng chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, rất cần thiết có sự phân biệt giữa trường hợp bị coi là tội cướp tài sản hay chỉ là tội cướp giật tài sản. Ví dụ những hành vi tác động lên nạn nhân như: ngáng chân làm cho nạn nhân ngã rồi chộp lấy tài sản, bỏ chạy hoặc đánh vào tay người đang cầm tài sản để nạn nhân buông tay rồi chiếm đoạt tài sản. Những trường hợp đó cho thấy việc dùng vũ lực nhưng không phải là tội cướp tài sản bởi hành vi sử dụng vũ lực không chứa đựng khả năng đè bẹp sự kháng cự của người quản lý tài sản mà chỉ có ý nghĩa tạo thuận lợi cho việc chiếm đoạt bằng thủ đoạn nhanh chóng mà thơi.

Trong thực tiễn còn cần phải phân biệt giữa tội cướp giật tài sản và trường hợp chuyển hóa từ tội cướp giật thành tội cướp tài sản. Nhiều trường hợp lúc đầu, người phạm tội chỉ có ý định cướp giật tài sản nhưng trong quá trình thực hiện hành vi cướp giật tài sản bị chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự giữ lấy tài sản hoặc giằng lấy lại tài sản nên người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản, thì hành vi phạm tội đó khơng cịn là hành vi cướp giật tài sản nữa mà phải bị coi là cướp tài sản. Khoa học pháp lý gọi là chuyển hóa thành tội cướp tài sản.

1.4.2. So sánh tội cướp giật tài sản giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015

Những nội dung mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 BLHS năm 1999 và Điều 171 BLHS năm 2015

Điều 136 Tội cướp giật tài sản theo BLHS năm

1999

Điều 171 Tội cướp giật tài sản theo BLHS năm

2015

Điểm mới

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chun nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm; c) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thốt;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chun nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có

Thêm trường hợp: - Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Bỏ trường hợp

“gây hậu quả nghiêm trọng”.

khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một

trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Thay trường hợp

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng”

thành trường hợp

“Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc

Thêm trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn

đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. mỗi người 31% trở lên; Tách trường hợp “làm chết người” thành 1 điểm riêng; Thay trường hợp

“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thành “Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” 5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. 5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY

ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Lạt và toà án nhân dân thành phố Đà Lạt

2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đơng Dương, Tồn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đơng Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt

ngày nay là một thành phố gồm 12 phường, 4 xã với dân số 250.000

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)