Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khoá phần quang hình học lớp 11 trung học phổ thông với sự trợ giúp của máy vi tính (Trang 26 - 100)

Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng mới có tác động tích cực tới việc học tập của học sinh.

* Tiêu chí đối với cá nhân

- Đánh giá về ý thức trách nhiệm, hiệu quả đóng góp vào việc tổ chức hoạt động ngoại khoá.

- Đánh giá về trình độ tiếp thu mà nội dung hoạt động ngoại khoá đã chuyển tải.

* Tiêu chí đối với tập thể

- Số lượng học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá.

- Số lượng và chất lượng sản phẩm đã làm của nhóm, của lớp. - Tinh thần tập thể và ý thức hợp tác trong hoạt động.

1.7. Những ưu điểm của việc sử dụng máy vi tính xây dựng bài dạy ngoại khoá Vật lí cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông

1.7.1. Tính hiệu quả sư phạm

Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của máy vi tính trong quá trình dạy học nói chung và trong hoạt động ngoại khoá nói riêng.

Hoạt động ngoại khoá được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình dạy học trên lớp nên nó phải bổ sung được những vấn đề về nội dung kiến thức, kỹ năng mà trong quá trình dạy học trên lớp chưa làm được. Ngoài ra nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng của hoạt động ngoại khoá là để củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh, tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú đối với môn học, xóa bỏ cảm giác e ngại, sợ sệt đối với môn học – một môn học mà nhiều người vẫn cho là khó.

Với đặc thù là hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp nên để thu được hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải bỏ công sức để nghiên cứu xem nên chọn hình thức ngoại khoá nào, trọng tâm sẽ phải rơi vào nội dung nào, phải củng cố, khắc sâu những nội dung kiến thức nào, thời gian tiến hành vào thời điểm nào

là hợp lý. Ngoài ra còn phải chú ý tới tính vừa sức đối với học sinh mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra.

Hơn nữa, để đáp ứng được yêu cầu sau buổi hoạt động ngoại khoá học sinh thấy say mê, hứng thú với môn học thì nhất thiết trong giáo án ngoại khoá phải có những nội dung kiến thức mở rộng, gần gũi với đời sống hằng ngày, khơi gợi được khả năng tư duy một cách khoa học cho học sinh, giúp các em bước đầu có được tố chất của những người nghiên cứu khoa học.

1.7.2. Tính hiện đại

Khi tiến hành việc thiết kế các giáo án dành cho hoạt động ngoại khoá, chúng ta cần sử dụng các thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin nhằm mục đích lập trình các hiện tượng, các quá trình một cách chính xác, đồng thời tăng khả năng tương tác nhiều chiều đối với máy vi tính. Có rất nhiều chương trình, phần mềm có thể sử dụng trong hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên cần chọn các chương trình, phần mềm hiện đại thích hợp, sao cho việc thiết kế đơn giản, thuận tiện mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra. Các chương trình đó phải hỗ trợ tốt chức năng chèn ảnh, chèn các đoạn phim, chức năng mô phỏng sống động các hiện tượng Vật lí. Các đoạn phim chèn vào chương trình phải ở chế độ tương tác được. Nghĩa là, người sử dụng có thể làm phim chạy nhanh lên, chậm lại hoặc dừng lại những lúc cần thiết. Trong giáo án của hoạt động ngoại khoá cần sử dụng chức năng siêu liên kết (hyperlink) đến các phần mềm, file, các trang web, thí nghiệm ảo, hình ảnh, phim, âm thanh... để người sử dụng dễ dàng lấy ra được những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích của mình. Sử dụng máy vi tính trong hoạt động ngoại khoá nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh, tạo sự say mê, hứng thú đối với môn học...thì nhất thiết trong việc thiết kế giáo án ngoại khoá cần đưa vào nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh sống động mà các giáo cụ trực quan truyền thống không thể làm được điều đó. Hơn nữa, qua việc sử dụng máy vi tính trong hoạt động ngoại khoá giúp học sinh tiếp cận gần nhất với những tiến bộ vượt bậc của khoa học hiện đại.

1.7.3. Tính thực tiễn

Việc đưa ra được một giáo án hoạt động ngoại khoá để phù hợp với mục tiêu đề ra tương đối mất thời gian, nhất là giáo án ngoại khoá dưới hình thức "Hội vui". Để có một giáo án ngoại khoá có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức, từ việc xây dựng ý tưởng đến việc chọn lựa hình thức, thời gian tổ chức. Việc sử dụng máy vi tính để thiết kế chương trình giúp cho giáo viên và học sinh có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên việc lựa chọn phải bám sát mục tiêu đề ra, các thông tin đưa vào phải gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày, mang tính thực tiễn cao. Và một điều cũng cần hết sức chú ý, đó là việc thiết kế sao cho phù hợp với trình độ tin học của giáo viên và học sinh, phù hợp với đặc điểm của vùng miền khác nhau, cách sử dụng phải đơn giản, dễ hiểu, có sự tương tác với các trình duyệt quen thuộc.

1.7.4. Tính thẩm mỹ

Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động ngoại khoá Vật lí là tạo ra sự hứng thú, say mê của học sinh đối với bộ môn, xoá bỏ cảm giác e ngại, sợ sệt đối với môn học. Vì vậy trong việc thiết kế chương trình của hoạt động ngoại khoá cần chú ý thiết kế một cách sinh động, hài hoà về màu sắc, âm thanh sống động... có sức thu hút lớn đối với học sinh, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khoá đối với học sinh. Hình ảnh, đoạn phim đưa vào phải được chọn lọc, rõ nét, mang tính nghệ thuật, chính xác về mặt ngôn từ và kiến thức. Không nên lạm dụng việc sử dụng màu sắc quá sặc sỡ hoặc đưa vào những âm thanh quá sống động để tránh gây nhiễu trong quá trình ngoại khoá. Đặc biệt với sự phong phú về lượng thông tin trên mạng Internet đòi hỏi người thiết kế và sử dụng phải đưa vào được những thông tin mang tính cập nhật cao.

2.3.5. Tính mềm dẻo

Khi thiết kế giáo án hoạt động ngoại khoá với sự hỗ trợ của máy vi tính đòi hỏi giáo viên phải đầu tư khá nhiều công sức, tham khảo ý kiến của nhiều

đồng nghiệp, thậm chí đó phải là sản phẩm của một tổ hoặc của một nhóm người. Việc thiết kế giáo án ngoại khoá phải mang tính mềm dẻo, không "đóng kín", nghĩa là người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi, chọn lựa sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, với thời gian hoặc địa điểm tiến hành, với cơ sở vật chất mà nhà trường và giáo viên, học sinh hiện có. Trong quá trình diễn ra hoạt động ngoại khoá có thể có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, đòi hỏi người xây dựng chương trình phải dự kiến trước được những tình huống có thể xảy ra đó, có những phần nội dung, kiến thức dự trữ để có thể giải quyết tốt những tình huống bất ngờ đó. Muốn vậy, cần phải xây dựng thư viện hình ảnh động phong phú, đa dạng liên quan đến nội dung ngoại khoá để giáo viên có thể tuỳ ý sử dụng khi cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trên đây chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về Vật lí ở trường phổ thông. Qua phân tích những vấn đề trên, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Hoạt động ngoại khoá nói chung và hoạt động ngoại khóa Vật lí nói riêng góp phần củng cố, đào sâu, mở rộng, chuẩn hoá hệ thống kiến thức Vật lí đã học trên lớp. Giúp học sinh hiểu hơn về vai trò của Vật lí đối với đời sống, xã hội; thông qua đó góp phần giáo dục tư tưởng và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.

- Thông qua hoạt động ngoại khoá có thể phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu học sinh, xây dựng phong cách làm việc tập thể, tạo cho các em học sinh có thói quen phân công, trao đổi, bàn bạc và có ý thức trách nhiệm với công việc.

- Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá Vật lí phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo đối với lớp học, cấp học. Phải phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, hoàn cảnh cụ thể của từng trường. Phải có sự đầu tư kỹ lưỡng, có kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra hứng thú học tập của học sinh.

- Hoạt động ngoài giờ phải mang tính thực tiễn, phải gắn với thực tế tự nhiên, kỹ thuật và đời sống.

- Có nhiều hình thức để tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí ở trường phổ thông. Tuỳ vào tình hình cụ thể để đưa ra hình thức thích hợp.

- Hoạt động ngoại khoá Vật lí là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng rất cần thiết vì nó làm cho quá trình dạy học thêm phong phú và toàn diện. Hoạt động ngoại khoá Vật lí đa dạng về hình thức nên làm cho việc học tập của học sinh thêm sinh động, bổ ích và hứng thú. Hoạt động ngoại khoá giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và khó quên hơn. Tuy nhiên, muốn việc tổ chức hoạt động ngoại khoá có hiệu quả tốt, thì đòi hỏi người giáo viên phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phải nghiên

cứu kỹ việc lựa chọn và soạn thảo nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức để lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia và thực sự phát huy hết tác dụng của công tác ngoại khoá.

- Ứng dụng máy vi tính trong hoạt động ngoại khoá tạo ra một môi trường hoạt động ngoài giờ lên lớp khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, phù hợp với việc triển khai vận dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Đồng thời giúp giáo viên và học sinh làm quen với nguồn tri thức mới bên ngoài sách giáo khoa, có kỹ năng làm việc với máy tính, kỹ năng khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau. Với nguồn tri thức được khai thác từ Internet, giáo viên và học sinh có cái nhìn rộng hơn ra thế giới bên ngoài và bước đầu hình thành thói quen khai thác và sử dụng nguồn thông tin vô tận này để tự tìm hiểu và học tập suốt đời.

CHƯƠNG 2

ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH VÀO

DẠY HỌC NGOẠI KHOÁ PHẦN "QUANG HÌNH HỌC"

2.1. Yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh cần nắm được khi học phần "Quang hình học" lớp 11 trung học phổ thông ban cơ bản

2.1.1. Các yêu cầu cụ thể của chương "Khúc xạ ánh sáng"

* Về kiến thức

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.

- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

- Mô tả sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của nó.

* Về kỹ năng

- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.

- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần. * Về thái độ

- Có hứng thú học tập, yêu thích tìm tòi khoa học.

- Có thái độ nghiêm túc, tinh thần tự giác, tích cực trong học tập. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống, học tập.

2.1.2. Các yêu cầu cụ thể của chương "Mắt. Các dụng cụ quang học"

* Về kiến thức

- Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua nó.

- Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì.

- Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn vị đo độ tụ.

- Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì.

- Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn.

- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.

- Trình bày các đặc điểm mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.

- Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.

- Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn là gì.

* Về kỹ năng

- Vẽ được tia ló khỏi thấu kính hội tụ, phân kỳ và hệ hai thấu kính đồng trục.

- Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính.

- Vận dụng công thức thấu kính và công thức tính độ phóng đại để giải các bài tập đơn giản.

- Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của mỗi loại kính.

- Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kỳ bằng thí nghiệm.

* Về thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tinh thần tự giác, tích cực trong học tập. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống, học tập.

- Yêu thích phương pháp thực nghiệm, bảo quản tốt các dụng cụ thí nghiệm.

2.2. Tìm hiểu thực tế dạy học phần "Quang hình học" ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Định, Thanh Hoá

Để có cơ sở đề xuất phương án dạy học ngoại khoá phần "Quang hình học" lớp 11 trung học phổ thông bằng việc sử dụng máy vi tính, chúng tôi đã điều tra ở trường trung học phổ thông Trần Ân Chiêm và một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Định, Thanh Hoá.

2.2.1. Mục đích tìm hiểu

Tìm hiểu thực tế dạy học phần "Quang hình học" ở trường phổ thông nhằm thu được một số thông tin về:

- Giáo viên thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình dạy học các kiến thức của phần "Quang hình học".

- Những phương pháp mà giáo viên đã sử dụng, cách tổ chức dạy học, việc soạn giảng của giáo viên.

- Hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học, thời gian học sinh hoạt động và các hình thức hoạt động.

- Tình hình sử dụng máy vi tính hỗ trợ cho việc soạn giảng của giáo viên và việc học tập của học sinh.

Từ đó đề xuất những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nói trên và đưa ra những nhận xét về sự tiếp thu tri thức và hoạt động tự chủ của học sinh giờ học để làm cơ sở dạy học ngoại khoá phần "Quang hình học".

2.2.2. Phương pháp tìm hiểu

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp điều tra sau đây:

- Điều tra giáo viên: trao đổi trực tiếp với giáo viên, dùng phiếu điều tra và tham khảo giáo án của các giáo viên.

- Điều tra học sinh: trao đổi trực tiếp với học sinh, cho học sinh làm bài kiểm tra, dùng phiếu điều tra.

- Phân tích kết quả điều tra.

2.2.3. Kết quả tìm hiểu

Tháng 2 năm 2011 chúng tôi tiến hành tìm hiểu ở trường trung học phổ thông Trần Ân Chiêm và một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Định, Thanh Hoá.

Số phiếu điều tra:

+ Giáo viên: số phiếu phát ra: 24 phiếu, số phiếu thu vào: 24 phiếu. + Học sinh: số phiếu phát ra: 147 phiếu, số phiếu thu vào: 142 phiếu.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khoá phần quang hình học lớp 11 trung học phổ thông với sự trợ giúp của máy vi tính (Trang 26 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w