Nguyên tắc điều chế tín hiệu FM hai kênh L, R ở Việt Nam như sau: Trước tiên, tín hiệu L và R được đưa vào khối mạch ma trận để tạo thành tín hiệu tổng L+R
và tín hiệu L-R. Tín hiệu L+R được đưa đến bộ trộn ngang qua một dây trễ. Tín hiệu L-R được đưa đến mạch điều biên cân bằng sử dụng tần số sóng mang phụ 38Khz. Rồi đưa đến bộ trộn tín hiệu để trộn lẫn với tín hiệu L+R đ. được làm trễ. V. mạch điều chế cân bằng đ. triệt tiêu tần số sóng mang phụ 38KHz nên ta phải mở rộng thêm tín hiệu sóng mang chính ( tín hiệu lái) 19KHz vào bộ trộn và đưa ra tầng khuếch đại phát FM.
Hình 2.22 Sơ đồ khối máy phát FM Stereo
Do cấu trúc của máy phát FM Stereo có dạng như trên, nên sơ đồ khối của máy thu FM Stereo có dạng.
Hình 2.23 Sơ đồ khối máy thu Stereo
Sau mạch tách sóng FM ta nhận được 3 tín hiệu: tín hiệu L+R được tách ra nhờ LPF; tín hiệu R-L được điều biên tại tần số 38KH và tín hiệu lái 19KHz. Để phục hồi tín hiệu L – R người ta sử dụng bộ dao động VCO được điều khiển bởi sóng mang 19KHz dao động tạo ra bởi VCO ( 76KHz) được chia đôi để đưa đến mạch tách song biên độ hồi phục tín hiệu L – R. Tín hiệu L + R và L – R được đưa vào khối ma trận để tạo tín hiệu 2L, 2R
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
3.1 GIỚI THIỆU HUYỆN HẢI HẬU NAM ĐỊNH
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2.
Lịch sử hình thành và phát triển mảnh đất, con người Hải Hậu là quá trình lao động cần cù, sáng tạo để khẩn hoang lấn biển, mở đất khởi nghiệp bắt đầu từ mảnh đất Phú Cường đến xã Quần Anh và ngày nay là huyện Hải Hậu anh hùng.
Đó là kết tinh cao độ trí tuệ, mồ hôi, công sức và cả máu xương của bao thế hệ người Hải Hậu. Đó còn là một quá trình lịch sử từ không đến có, từ nhỏ đến lớn; từ hoang vu sơ khai lạc hậu đến văn minh hiện đại. Nhạc sĩ Vũ Minh Vĩ đã đúc kết trong đoạn ca từ: “… Ông cha mình nằm gai nếm mật, chân lội sình đầu đội tay bê, để bây giờ rực sáng một vùng quê…”.
Năm Quang Thuận thứ hai (1461), vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách khuyến nông, cụ Trần Vu cùng bàn với các đồng liêu Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập từ Tương Đông đưa quyến thuộc xuống bãi bồi Lạch Lác xin trưng khẩn. Được triều đình chấp thuận, phong cụ Trần Vu chức Doanh Điền phó sứ, đứng ra chiêu tập dân đinh, tổ chức lực lượng mở đất.
Theo gia phả dòng họ Vũ ở Tương Nam, lập từ thời Lê Vĩnh Trị (1676 -1679) do nhất trường Vũ Văn Tần lưu giữ thì “các cụ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập để lại 1.000 mẫu ruộng ở Tương Đông cho các ông Trần Lang
Tướng, Đoàn Đô Quan, Nguyễn Chiêu Thảo coi giữ, lại xuống phía nam Trấn Sơn Nam trưng khẩn một bãi bồi phù sa ven biển”.
Ban đầu, các cụ đưa gia đình xuống ở bên đất Xối nước phía Bắc Lạch Lác (Xối nước có nghĩa là góc đựng nước của sông Hồng. Tên gọi lấy chữ “Xối” giống như địa danh các vùng quê cũ: Xối Đông, Xối Tây, Xối Trì, Xối Thượng…) do đất của một nhà họ Nguyễn nhượng lại, diện tích 19 mẫu, 9 sào, 3 thước Bắc Bộ (ngày nay nhân dân vẫn thường gọi vùng đất này là đất cầu ông Vu, hay cầu Ngô), làm chỗ trú chân. Ngày ngày, phụ nữ ở lại chăm sóc con cái, bếp núc, còn trai tráng đẩy thuyền sang bãi đào đất đắp vùng, chiều tối mới trở về. Nhân dân đã phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian san đắp, vượt nền, dựng nhà. Dành khu đất cao trồng cấy, đào kênh mương dẫn nước, thau chua, rửa mặn, đến khi thành thổ cư mới đưa gia đình từ Xối Nước sang ở. Khu đất này đặt tên là Phú Cường (nay ở phía Nam liền kề Âu Múc cũ, xóm 6 xã Hải Trung). Đến đây, giai đoạn thăm dò, lập đất đứng chân trưng khẩn bãi bồi Lạch Lác của bốn dòng họ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đã hoàn thành, mở đầu cho quá trình tạo lập làng xã sau này.
Năm 1486 (Bính Ngọ, Hồng Đức thứ 17) triều đình ra lệnh cho các phủ, huyện xã rằng: “Nơi nào có ruộng đất bỏ hoang ở bờ biển mà người ít ruộng tình nguyện bồi đắp để khai khẩn nộp thuế thì phủ, huyện xét thực cấp cho làm" [1]
Từ thời điểm này, cụ Trần Vu cùng các cụ Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đẩy mạnh công cuộc khai khẩn bãi bồi Lạch Lác.
Đất đai tiếp tục san lấp, mở rộng sang phía Tây và phía Nam Lạch Lác. Quyến thuộc các dòng họ cùng dân ly tán các xã phía Bắc kéo về ngày một đông. Đất Phú Cường trở nên chật hẹp, dần dần nhà cửa dựng nên rải khắp trên các ngọn cồn từ cửa Múc đến đầu sông Trệ. Xen kẽ với dân khẩn điền, cụ Hoàng và thân tộc ở khu cồn Cao (nay gọi là Cồn họ Hoàng). Cụ Trần, cụ Vũ ở khu cồn Bồ Đề (nay là xóm Bồ Đề Hải Anh). Cụ Phạm ở khu cồn Cát, sát đê sông Lác, phía Tây xóm Bồ Đề. Bốn vị đứng đầu các dòng họ phân công nhau phụ trách từng công việc. Trần Vu lo tổ chức lực lượng khẩn hoang. Vũ Chi phụ trách công việc kiến thiết,
mở trường dạy học. Đến cuối thế kỷ XV các cồn đất bãi bồi, phía Bắc giáp sông Ninh Cơ ngày nay đã được san lấp liên kết với nhau thành ấp dân cư. Các cụ đặt tên là Cồn Ấp. Lạch Lác chảy mạnh đổi tên thành sông Cường Giang. Nhân dân đắp đê Cường Giang ngăn lũ, đồng thời đắp đê Hậu Đồng, trấn giữ phía Nam ngăn nước mặn (đê ở phía Nam sông Múc 2, đoạn chảy từ Hải Trung sang Hải Anh ngày nay). Cồn đất cao san xuống bãi đất trũng. Sông Múc hình thành lấy nước từ Cường Giang về tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho đồng ruộng.
Nối tiếp Tứ tính là Cửu tộc: Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ và Trần, Vũ phái khác lần lượt cùng về mở đất.
Từ Cồn Ấp, đất đai khẩn tiếp những vùng đất mới đều lấy chữ “Phú”, chữ “Cường” đặt tên. Đất “Phú” mở dần như Thượng Phú (Xóm Thượng), Phú Nghĩa (xóm Phe Nhì, Mộc Tây), Phú Mỹ (xóm Phe Tư), Phú Sâm (xóm Sách Sâm) (nay thuộc địa phận xã Hải Trung). Đất “Cường” mở rộng như Đông Cường, Tây Cường, Nam Cường, An Cường, Trung Cường, Ninh Cường…
Lúc này đồng đất đã rộng, người đã đông, để giữ gìn mốc giới khu khai khẩn với Quần Mông và ngăn nước mặn biển Đông tràn vào, nhân dân tập trung lực lượng đắp đê Đông. Theo “Quần Anh địa chí”, đây là đê chống mặn có vị trí quan trọng nhất, từ Bắc tới Nam hơn nghìn thước. Tương truyền chân đê nguyên là cát non, đắp rồi lại vỡ, sau phải từ chân đê đào thành đường hào, rồi chuyển đất thịt nơi khác đắp vào lòng hào để làm chân đê, từ đó đắp dần lên mới hoàn thành được.
Từ Đông sang Tây lại đắp đê Đồng Mục, ngăn nước mặn phía Nam, thân đê cấy dứa dại, tầm xuân, dứa gai chắn cát và ngăn trâu bò phá hoại.
Thời Lê Sơ, do những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế của khu vực ven biển và trong điều kiện của một chính quyền Trung ương tập quyền cao độ, công cuộc đắp đê vùng ven biển Nam Định mới được quan tâm và triển khai với quy mô lớn nhất từ trước đến đương thời.
Nửa sau thế kỷ XV trên vùng biển Nam Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả lao động to lớn của nhân dân Đại Việt, đó là việc khởi công và hoàn
thành đê Hồng Đức, một con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên của vùng châu thổ.
Theo “Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược”: “Tương truyền thời cổ vùng ven biển chưa có đê bối gì cả, thường xuyên bị nạn nước biển tràn vào phá hoại, thiệt hại về người và của không sao kể được. Thời Lê niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) vua ra lệnh xuất công khố đắp lên phía Bắc từ Quảng Yên, qua Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đến Nghệ An”. Trên địa bàn Hải Hậu, qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ Bắc Nghĩa Hưng sang Ninh Cường gần trùng với trục đường 56 ngày nay đến tận Hà Lạn, Hội Khê, dấu đê cũ còn lại những dải đất cát đốn cao như khu Nam Biên, Cồn Cối (Hải Anh, Hải Trung). “Có đoạn như Kiên Trung, Hà Lạn trông thấy như những núi đất kéo dài"[2].
Đến đây đê Hồng Đức đã hoàn thành, đê Đồng Mục không còn là đường chắn sóng. Sông Giữa giữ một vị trí trung tâm cho dân ấp đến ở dọc hai bên bờ. Đất đẹp, người đông, tứ tính, cửu tộc quyết định đổi tên Cồn Ấp thành ấp Quần Cường. Thôn, ấp hình thành một qui mô rộng rãi, dân cư hai bờ sông giữa chia làm 10 giáp (từ Giáp Nhất đến Giáp Thập) cho những người đến trước ở. Từ Đông sang Tây mỗi giáp một dong, mỗi dong có một cầu bắc qua sông Giữa để nối liền khu giáp. Riêng cầu Giáp Thập (Phe Mười) được kiến thiết theo kiểu Thượng gia hạ trì (trên nhà dưới sông). Cầu Phe Sáu và cầu Phe Ba là 2 cây cầu tống cố, kiến thiết rộng hơn. Các sách bản cũng dựng cầu đá (Sách Bản Nhất, Bản Nhì, Bản Ba…), cầu gạch, cầu gỗ, cầu tre, cầu ván, cầu đất… để nối hai bờ. Bốn biên ấp lập thành 4 thôn: Nam Cường, Bắc Cường, Đông Cường, Tây Cường cho những người đến sau ở và cũng được kiến thiết tương tự như cảnh trí trong làng.
Năm 1511, lập xã Quần Anh, năm 1827 thăng lên tổng Quần Anh. Năm 1619, An phủ sứ Vũ Duy Hoà lập làng Hà Lạn, năm 1888 thành tổng Kiên Trung.
thành tổng Ninh Nhất. Năm 1864, Tiến sỹ Đỗ Tông Phát mở đất phía đông, năm 1888 thành tổng Tân Khai.
Ngày 27-12-1888, sáp nhập 4 tổng Quần Anh, Kiên Trung, Ninh Nhất, Tân Khai lập huyện Hải Hậu.
Tiếp bước ông cha, con cháu đồng lòng mở đất, năm 1890 lập thêm tổng Ninh Mỹ và năm 1893 lập tổng Quế Hải.
Trải hơn 5 thế kỷ dựng nghiệp, các Thuỷ tổ đã hun đúc nên tinh thần “Tứ tính, Cửu tộc” với nét đẹp văn hoá đặc sắc "Nếp nhà nhân hậu, phúc, đức, cần, kiệm, mây sáng, trời trong, con cháu thảo hiền". Năm 1862, Triều đình nhà Nguyễn ban tặng mảnh đất con người Hải Hậu biển vàng: "Mỹ tục khả phong" và năm 1867 ban tặng biển vàng "Thiên tục khả phong".
Tiếp nối truyền thống Thuỷ tổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, từ năm 1929 Hải Hậu đã có cơ sở Đảng ở Hội Khê Ngoại, sau cách mạng tháng 8/1945 chi bộ đầu tiên ở Hải Hậu được thành lập, đến tháng 6/1947 thành lập Huyện uỷ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Hải Hậu cùng với cả nước lập nên những chiến công vang dội; trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến Mỹ; Nhà nước phong tặng huyện và 9 xã, thị trấn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; xã Hải Quang Anh hùng lao động; 128 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 11 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang.
Bước vào thời kỳ đổi mới cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn huyện nêu cao tinh thần cách mạng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 đến trên 10%. Huyện vinh dự được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, 2 Huân chương độc lập; từ năm 1978 đến nay liên tục giữ vững điển hình văn hoá cấp huyện của cả nước, Công ty Thuỷ nông là đơn vị Anh hùng lao động. Lịch sử hình thành và phát triển mảnh đất, con người Hải Hậu là thành quả đấu tranh kiên cường mở đất và giữ đất, là khí phách con người mãnh liệt hơn cả bão to, sóng lớn nên biển phải lùi xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng lúa bát ngát và vườn cây xum suê. Đó là sự đồng cam, cộng khổ, sự
cố kết cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo và nhẫn lại. Đó là những truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao thế hệ người Hải Hậu để khai phá, xây dựng và bảo vệ mảnh đất này. Và ngày nay, con người Hải hậu, dù ở quê hương hay mọi miền của Tổ quốc hay ngoài nước đều nguyện kế thừa, phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng mảnh đất, con người nơi đây ngày thêm giàu mạnh văn minh.
1.2 GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP.
Trung tâm viễn thông huyện Hải Hậu nằm ở khu 5 thị trấn Yên Định trên chục đường 21, Trực thuộc bưu chình viễn thông Việt Nam VNPT
3.1. Nội dung kiến thức
- Hiểu được nguyên tắc đấu nối, sử dụng các thiết bị đầu cuối.
- Nắm bắt được nguyên lý hoạt động củng như vận hành thiết bị, máy móc ứng dụng trong bưu điện.
3.2. Kỹ năng thực hành
- Làm quen với các loại máy đời mới phục vụ bảo dưỡng và tu sửa các thiết bị đầu cuối, đo đạc và kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như tín hiệu thông tin.
- Sử dụng thành thạo máy Hàn Hồ Quang FSM-60S, máy đo tín hiệu đường truyền cáp quang.
- Nắm bắt các bước hàn nối sơi quang và thi công trên tuyến.
- Xử lý tình huống nhanh, thao tác sử dụng các thiết bị cần chính xác.
- Hiểu rõ được nguyên lý cấu tạo của máy điện thoại di động, máy điện thoại ấn phím…qua đó biết cách khắc phục một số sự cố thông thường.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong điên thoại di động củng như các phần mềm ứng dụng trong bưu điện.
- Học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử khi làm việc ở cơ quan.
- Nhận biết được khả năng, năng lực làm việc của bản thân.
- Tạo được vốn kiến thức nhất định để áp dụng cho công việc sau này.
3.4. Máy hàn hồ quang FSM-60S
Máy FSM-60S là loại máy chuyên dùng để hàn nối sợi quang đơn, sử dụng công nghệ đồng chỉnh lõi-lõi theo công nghệ PAS được sáng chế và phát triển bởi Fujikura Ltd.
Có nhiều chế độ tự động (tự động hiệu chỉnh hồ quang, tự động nhận dạng sợi, tự động hàn sau khi đóng nắp khối bảo vệ gió, tự động gia nhiệt sau khi đóng nắp sợi gia nhiệt...)
Được thiết kế để thi công trên tuyến với các đặc tính chống chịu môi trườn khắc nghiệt theo chuẩn quốc tế (Telcordia)
Thiết bị có thể kết nối Iternet qua máy vi tính để nâng cấp phần mềm miễn phí, có nhiều tùy chọn ngôn ngữ, và thuận tiện...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Trần Viết Thắng, chủ biên; Ths. Võ Đình Tùng, Thiết bị viễn thông. 2. Web tài liệu trực tuyến http://www.tailieu.vn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị ...
Xác nhận sinh viên: ...Năm sinh...
Khoa: ...Lớp:...Theo giấy giới thiệu số:...
Trường: ...
Thực tập tại Phòng/Ban/Đơn vị chức năng: ...