Các biến độc lập khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của sự quá tự tin của CEO đến lựa chọn cấu trúc vốn (Trang 28 - 34)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xác định các biến trong mơ hình

3.3.2.2. Các biến độc lập khác

Độ trễ của tỷ lệ đòn bẩy (L1.LEVit)

Gaud et al. (2005); Barros & Silveira (2008) cho thấy tỷ lệ địn bẩy tài chính và độ trễ của chính nó thể hiện mối quan hệ cùng chiều với mức ý nghĩa cao.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy và độ trễ của tỷ lệ đòn bẩy trong bài nghiên cứu được kỳ vọng là cùng chiều.

Khả năng sinh lời (ROA hoặc ROS)

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty có lợi nhuận càng cao sẽ tạo ra nhiều nguồn lực để đầu tư mới. Nếu các CEO quyết định theo lý thuyết trật tự phân hạng, họ sẽ ít tìm kiếm nguồn tài chính bên ngồi, do đó, tỷ lệ địn bẩy của công ty sẽ thấp hơn. (Fama & French, 2002; Nguyen et al., 2012; Lê Đạt Chí, 2013).

Mặt khác, trong các mơ hình đánh đổi cấu trúc vốn, mối quan hệ này là đảo ngược. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, cơng ty có nhiều lợi nhuận, ít chịu rủi ro phá sản, như vậy chi phí phá sản dự kiến của công ty sẽ được khấu trừ và cơng ty có thể sử dụng nhiều hơn các tấm chắn thuế được cung cấp bởi nợ, do đó lựa chọn một tỷ lệ địn bẩy cao hơn.

Như vậy, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ đòn bẩy tài chính chưa thể dự đốn được.

Khả năng sinh lời trong bài nghiên cứu được đại diện bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân.

Tỷ số giá thị trƣờng so với giá trị sổ sách của cổ phiếu (PB)

Khi giá thị trường của cổ phiếu cao tương đối so với giá sổ sách, thị trường đang có tín hiệu tăng trưởng tốt hơn so với tăng trưởng mong đợi. Theo lý thuyết đánh đổi, các cơng ty với tỷ lệ PB cao thì có chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn và do đó dự kiến sẽ có nợ thấp hơn.

Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy tỷ số PB và tỷ lệ địn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều (Rajan & Zingales, 1995).

Với những lập luận trên, mối quan hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ PB được kỳ vọng là ngược chiều.

Tỷ lệ tài sản có thể thế chấp (TANG).

Tài sản có thể thế chấp có thể được coi là một tín hiệu về khả năng thanh toán của DN. Do đó, tài sản có thể thế chấp có tác động đến quyết định vay vốn của các DN. Nghiên cứu thực nghiệm (Rajan & Zingales, 1995; Frank & Goyal, 2004; Nguyen et al., 2012) cho thấy mối quan hệ giữa TANG và tỷ lệ đòn bẩy là cùng chiều.

TANG = (Hàng tồn kho + tài sản, nhà máy và trang thiết bị máy móc)/Tổng tài sản.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy và TANG được kỳ vọng là cùng chiều.

Quy mô công ty (SIZE)

Rajan & Zingales (1995) lập luận rằng các công ty lớn hơn có thể đa dạng hóa dễ dàng hơn, dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay mượn hơn và xác suất gặp khó khăn tài chính thấp hơn các cơng ty khác, theo đó các cơng ty này có thể tăng tỷ lệ đòn bẩy. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam của Nguyen et al., 2012 đã cho thấy quy mơ cơng ty có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy.

Mặt khác, quy mơ cơng ty cũng có thể cung cấp các thơng tin có sẵn cho bên ngồi, lý thuyết trật tự phân hạng chỉ ra rằng tài trợ nội bộ được ưa thích hơn so với nợ, do đó cơng ty có quy mơ lớn hơn sẽ có một tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn.

Với những lập luận trên, rất khó để xác định mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty và tỷ lệ địn bẩy tài chính.

Quy mơ cơng ty trong bài nghiên cứu được đại diện bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản (lnA).

Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS)

Nghiên cứu của Chen & Chen (2009) cho thấy tấm chắn thuế (phi nợ) có mối quan hệ trái chiều với tỷ lệ đòn bẩy của công ty. Kết luận này phù hợp với lý thuyết đánh đổi, cơng ty có tấm chắn thuế cao có thể tránh được một khoản chi

phí thuế thu nhập DN do đó sẽ lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy và tấm chắn thuế (phi nợ) được kỳ vọng là trái chiều.

NTDS được đo lường bằng tổng chi phí khấu hao trong kỳ.

Cổ tức (DIV)

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các cơng ty chi trả cổ tức có thể có thu nhập cao tương đối so với cơ hội đầu tư và do đó họ có thể duy trì tỷ lệ đòn bẩy thấp (Fama & French, 2002). Một cách lý giải khác của lý thuyết này, như giải thích bởi Shyam Sunder & Myers (1999); Frank & Goyal (2004), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, quyết định chi trả cổ tức làm tăng nhu cầu tài trợ của các công ty, hàm ý chi trả cổ tức làm tăng tỷ lệ đòn bẩy.

Theo lý thuyết đánh đổi, dự đoán về mối quan hệ giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính và các quyết định chi trả cổ tức phải xem xét đến các yếu tố chi phí, do đó việc cơng ty chi trả cổ tức thể hiện cơng ty có sẵn lượng tiền mặt và vì thế sẽ sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn.

Với những lập luận trên, rất khó để xác định mối quan hệ giữa việc chi trả cổ tức và tỷ lệ đòn bẩy.

DIV trong bài nghiên cứu được đo lường bằng cách sử dụng biến giả: DIV bằng 1 nếu trong năm cơng ty có chi trả cổ tức và bằng 0 nếu ngược lại.

Tốc độ tăng trƣởng (GROW)

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty tăng trưởng cao thường làm cạn kiệt nguồn vốn nội bộ và sau đó nguồn tài chính ưa thích tiếp theo là nợ.

Theo lý thuyết đánh đổi: Các công ty tăng trưởng cao nếu tài sản vơ hình lớn, khi xảy ra rủi ro sẽ có chi phí kiệt quệ tài chính lớn, vì vậy cơng ty có tăng trưởng càng cao nên sử dụng vốn nội bộ để tài trợ tăng trưởng.

và Zingales (1995) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đòn bẩy, nhưng các nghiên cứu ở các nước đang phát triển chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy và tốc độ tăng trưởng (Nguyen et al., 2012).

Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ địn bẩy và tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Biến GROW trong bài nghiên cứu được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh thu thuần (ds).

Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố nêu trên, bài nghiên cứu cịn đưa vào mơ hình một số nhân tố khác: Tính đơn trị (UNIQ) thể hiện đặc điểm riêng của công ty và biến ACCUM thể hiện sự tập trung quyền biểu quyết cuả CEO. Xem bảng 3.1 mô tả chi tiết các biến sử dụng trong mơ hình.

Bảng 3.1: Mô tả chi tiết các biến sử dụng trong mô hình

Tên của biến Định nghĩa Dự báo chiều

ảnh hƣởng

LEVMit Địn bẩy tài chính theo giá thị trường năm t

Địn bẩy tài chính theo giá thị trường. = Tổng nợ/ (MVS+A-E)

MVS: Giá trị thị trường của cổ phần thường.; A: Giá trị sổ sách tổng tài sản

E: Giá trị sổ sách vủa vốn cổ phần.

+

LEVBit Địn bẩy tài chính theo giá sổ sách năm t

Địn bẩy tài chính theo giá sổ sách = Tổng nợ/Tổng tài sản theo giá sổ sách

+

OVER1 Biến sự tự tin của CEO OVER1 = 1 nếu CEO hoặc chủ tịch là người chủ hoặc người thừa kế hoặc người sáng lập công ty, ngược lại OVER1 = 0

+

OVER2 Biến sự tự tin của CEO OVER2 = 1 nếu CEO hoặc chủ tịch là nắm giữ trên 50% cổ phần công ty, ngược lại OVER2 = 0

+

OVER3 Biến sự tự tin của CEO Chênh lệch lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực hiện

PB Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách

Giá thị trường của cổ phiếu trên giá sổ sách của cổ phiếu

-

GROW Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (ds)

Sự biến đổi tỷ lệ phần trăm của doanh thu năm thứ t- 1 và năm t

+/-

ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế trên cho tổng tài sản bình quân +/-

ROS Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế trên cho doanh thu thuần +/-

TANG Tỷ lệ tài sản có thể thế chấp

Tài sản cố định cộng với hàng tồn kho trên tổng tài sản.

+

SIZE Quy mô công ty Logarit tự nhiên của tổng tài sản. +/-

UNIQ Tính đơn trị Chi phí bán hàng trên doanh thu thuần. -

NDTS Tấm chắn thuế (phi nợ

)

Chi phí khấu hao trên tổng tài sản. -

DIV Chia cổ tức Biến giả DIV = 1 nếu công ty chia cổ tức trong năm,

ngược lại bằng 0.

+/-

ACCUM Tập trung quyền điều hành của CEO và chủ tịch cho một người

Biến giả bằng 1 nếu tập trung quyền điều hành của CEO và chủ tịch cho một người, ngược lại bằng 0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của sự quá tự tin của CEO đến lựa chọn cấu trúc vốn (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)