CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng Tật khúc xạ tại BV ĐK Gia Lâm (Trang 34 - 37)

4.1.KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tơi có hơn 240 người mắc tật khúc xạ được phát hiện trong 4 tháng, trong đó

- Cận thị 76.3%. - Viễn thị 17.1%. - Loạn thị 26.7% Phân bố độ tuổi : 40 : cận thị chiếm tỷ lệ lớn (92.4%). 40 : viễn thị chiếm tỷ lệ lớn (52.9%). Phân bố giới tính : Nam 38%, Nữ 62%. TKX nhẹ chiếm đa số : 76 %, trung bình - Cận thị - 2.25 D

- Viễn thị 1.54 D - Loạn thị 1.16 D

Sau khi chỉnh khúc xạ tối đa : 80% Mắt đạt TL 10/10. Mắc TKX cả 2M : 89%; 1M : 11%

Lệch khúc xạ : 8.3%

Một tỷ lệ lớn người dân chưa được điều chỉnh khúc xạ triệt để : 89% người đến khám :

- Chưa được điều chỉnh : 56.3% - Điều chỉnh chưa tối đa : 32.5% - Điều chỉnh tối đa :11.3%

Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ : chủ yếu ảnh hưởng tới tật cận thị - Gia đình.

- Thời gian làm việc khoảng cách gần (thời gian điều tiết). - Thời gian làm việc, sinh hoạt ngoài trời.

4.2.KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tơi xin có một số kiến nghị sau:

Số lượng người mắc tật khúc xạ ở huyện Gia Lâm rất lớn, trong đó số lượng người chưa được điều chỉnh khúc xạ cịn cao. Do đó triển khai phịng khám khúc xạ, phịng mài lắp kính tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm là cần thiết nhằm mục đích cải thiện thị lực cho nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, lao động, đặc biệt là đối với trẻ em.

Các trang thiết bị cần thiết cần bổ sung bao gồm máy mài lắp kính, máy khoan, máy khị, máy xẻ cước, các loại kìm và kéo chuyên dụng.

Tỉ lệ người mắc cận thị nặng không cao (khoảng 4%) nhưng số lượng khá đáng kể. Họ cần được khám tầm sốt về nguy cơ bong võng mạc, Glơcơm góc mở mỗi năm 1 lần. Những người viễn thị cũng cần kiểm sốt nguy cơ Glơcơm góc đóng. Tơi đề xuất cần có kính 3 mặt gương để phục vụ việc khám vùng võng mạc chu biên cho bệnh nhân cận thị nặng.

Việc khám sức khỏe định kì cho học sinh các cấp (mẫu giáo đến sau THPT) cần được tiến hành thường xuyên ít nhất 1 lần/năm với bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm TKX và các bệnh lý khác, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp, đảm bảo việc học tập và sinh hoạt. Với trẻ trước độ tuổi đi học, phát hiện TKX sớm còn giúp phòng tránh nguy cơ lác và nhược thị sau này. Các biện pháp điều chỉnh khúc xạ chính hiện nay bao gồm : kính gọng, kính tiếp xúc, Orthokeratology, phẫu thuật khúc xạ.

Cần có sự phối hợp giữa ngành y tế, ngành giáo dục với gia đình cũng như các ban ngành liên quan khác trong việc giảm các yếu tố nguy cơ mắc và tiến triển của TKX, thay đổi thói quen của trẻ, bao gồm : giảm tải chương trình học, kiểm sốt tư thế ngồi học, cải thiện điều kiện ánh sáng trong lớp, tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời như chơi thể thao hay các hoạt động

ngoại khóa,...Trẻ dưới 10 tuổi sử dụng smartphone nên có sự kiểm sốt của phụ huynh và giáo viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng Tật khúc xạ tại BV ĐK Gia Lâm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w