Bộ trưởng Quốc phịng Ngơ Xn Lịch và người đồng cấp Nhật Bản Onodera Itsunori đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phịng, hướng đến thập niên tiếp theo.
Sáng 10-4-2018, trong khn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phịng, Đại tướng Ngơ Xn Lịch đã hội đàm với Bộ trưởng Nhật Onodera Itsunori.
Bộ trưởng Quốc phịng Ngơ Xn Lịch (trái) và người đồng cấp Nhật Bản Onodera Itsunori tại cuộc hội đàm ngày 10-4 ở thủ đơ Tokyo
Theo tin từ Bộ Quốc phịng Việt Nam, tại hội đàm, hai bộ trưởng đánh giá cao quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước đã phát triển trong nhiều lĩnh vực, nhất là hợp tác giữa các quân binh chủng.
"Chúng tơi hài lịng với những kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua. (...) Kết quả của hợp tác quốc phịng đã có những đóng góp hiệu quả vào mối quan hệ chung của hai nước. Tuy nhiên, là quan hệ đối tác chiến lược, tiềm năng và nhu cầu của hai nước cịn nhiều, tơi đề nghị thời gian tới chúng ta mở rộng hợp tác hơn nữa và đưa các nội dung hợp tác vào chiều sâu", Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại hội đàm.
Về quan hệ quốc phòng thời gian tới, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác theo các nội dung tại các văn bản đã ký kết.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng hai bên cần đẩy mạnh triển khai các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực này, đặc biệt là hợp tác về quân y (bao gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học, y học quân sự và quân y tham gia cứu trợ thảm họa, hỗ trợ nhân đạo...) và an ninh biển (nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển).
Người đứng đầu Bộ quốc phịng Việt Nam khẳng định sẵn sàng đón các loại tàu của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản ghé thăm hữu nghị cũng như thăm kỹ thuật.
Tại hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phịng Việt Nam - Nhật Bản hướng đến thập niên tiếp theo nhằm định hướng và thúc đẩy triển khai các nội dung hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước trong thời gian tới.
Về tình hình quốc tế và khu vực, Bộ trưởng Onodera Itsunori nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn tăng cường phối hợp với Việt Nam trong các nỗ lực dựa trên "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển, trong đó có Biển Đơng, hai bên nhấn mạnh các bên liên quan cần kiềm chế, tơn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hồ bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; cần thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đơng (COC) hiệu quả, nhằm giữ gìn hịa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên nhất trí ủng hộ vấn đề phi hạt nhân hố bằng các biện pháp hồ bình; ủng hộ những hành động mang tính xây dựng, thiết thực và nghiêm túc
tuân thủ, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, đóng góp cho việc duy trì hồ bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới.