CHƯƠNG III: TỔNG KẾT CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập giữa khóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 28 - 31)

3.1. Đánh giá kiến tập

Có thể nói, q trình kiến tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã mang lại cho em những cơ hội quý báu để áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học trong các môn học Giao dịch thương mại quốc tế, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương,…, những kiến thức tự tìm hiểu được về thanh tốn quốc tế, bảo hiểm trong kinh doanh,… vào thực tế cơng việc. Thêm vào đó, em cịn có cơ hội quan sát, học hỏi, trải nghiệm tác phong làm việc chuyên nghiệp dưới áp lực cơng việc cao, địi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt nhưng phải tuyệt đối chính xác. Thời gian kiến tập 5 tuần tuy không dài nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của chị Nguyễn Thị Dung cùng các anh chị trong phòng khách hàng doanh nghiệp 1 – ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình, em đã học được rất nhiều thứ về kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp, cũng như kĩ năng xử lí cơng việc, góp phần nâng cao và hồn thiện thêm vốn kiến thức của mình. Được làm việc trong một mơi trường làm việc thực thụ, được trải nghiệm công việc, được tham gia và trở thành 1 phần góp phần hồn thiện sản phẩm giúp em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu mà em chưa từng có cơ hội tiếp cận, đặc biệt là tinh thần thái độ nghiêm túc với công việc và trách nhiệm với công việc được giao. Hơn thế nữa, quá trình kiến tập đã giúp em nhận ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, và những phương pháp để giải quyết trong những tình huống đó 1 cách linh hoạt và hiệu quả. Thực sự, thời gian kiến tập này đã giúp em có được những bài học sâu sắc để có thể định hướng cho tương lai cũng như xây dựng được những kế hoạch hoàn thiện bản thân trong năm học cuối cùng tại trường Đại học Ngoại thương.

3.2. Những khó khăn cịn tồn tại trong q trình kiến tập và đề xuất khắc phục

Trong thời gian kiến tập tại phòng khách hàng doanh nghiệp 1 – ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình, bên cạnh những kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tiễn quý báu thu thập được, em vẫn gặp phải một số khó khăn, làm giảm tính hiệu quả của q trình học hỏi. Em xin phép được nêu ra một số khó khăn cũng như đề xuất một số ý kiến để nâng cao chất lượng kiến tập giữa khoá như sau:

Một là, thời gian làm việc căng thẳng tại công sở thực sự là một thử thách

đối với em trong những ngày đầu tham gia kiến tập tại đơn vị. Thời gian bắt đầu làm việc tương đối sớm và nghỉ tương đối muộn (buổi sáng bắt đầu từ 7h, kết thúc lúc 11h30; buổi chiều bắt đầu từ 13h30 và kết thúc lúc 17h30). Thêm vào đó, thực tế tại phịng khách hàng doanh nghiệp 1 nói riêng và tồn bộ chi nhánh BIDV Ninh Bình nói chung, ngồi thời gian làm việc chính thức 8h/ngày, nhân viên thường xuyên phải làm thêm 1h đến 2h một ngày để kịp tiến độ cơng việc. Do đó, để đảm bảo việc đi làm và về đúng giờ với 02 buổi thực tập một ngày, em đã cố gắng khắc phục những thói quen xấu khi cịn đi học ở trường (ngủ muộn, dậy muộn,..). Việc này có thể coi là một cơ hội để em khắc phục những tật xấu của bản thân, tạo tiền đề tốt để xây dựng cho mình một tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Hai là, hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tiễn trong suốt ba năm học tại

trường Đại học đã cản trở q trình trực tiếp thực hiện cơng việc, khiến em mất một khoảng thời gian khá lớn để tập làm quen chỉ với những công việc đơn giản nhất. Để khắc phục được hạn chế này, em đã cố gắng tự tìm hiểu và làm việc thực tế nhiều hơn, tuy nhiên, em rất mong trong thời gian tới, nhà trường và khoa tạo điều kiện tổ chức để sinh viên năm cuối như chúng em được tham gia một số buổi hướng dẫn, giao lưu, tham quan các công ty, tổ chức, doanh nghiệp để tránh việc sinh viên khó hồ nhập với mơi trường làm việc của cơng ty.

Trên đây là một số khó khăn em gặp phải trong quá trình kiến tập và những đề xuất của em để khắc phục những khó khăn đó. Em rất mong trong thời gian năm học cuối cùng tại trường, em có thể có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với những môi trường làm việc thực tế, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn phục vụ cho q trình cơng tác sau này.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ như hiện nay, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Ninh Bình nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Nếu biết tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, với năng lực vốn có của một trong những ngân hàng hàng đầu cả nước, một chi nhánh ngân hàng đứng đầu toàn tỉnh, chắc hẳn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình sẽ cịn gặt hái được nhiều thành công, ngày càng vươn cao vươn xa hơn nữa để khẳng định vị thế của mình.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám đốc chi nhánh, anh Mai Khánh Toàn, chị Nguyễn Thị Dung cùng các anh chị thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 cũng như các anh chị cán bộ nhân viên chi nhánh BIDV Ninh Bình đã hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập 5 tuần của em tại đơn vị. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sĩ Lê Minh Trâm – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo kiến tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp (đăng ký lần đầu ngày 29/6/1993, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 02/5/2012).

3. Quyết định số 1256/QĐ-HĐQT v/v phê duyệt mơ hình tổ chức mẫu của Chi nhánh và ban hành chức năng, nhiệm vụ chính của các Phịng/Tổ, Phịng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

4. Các văn bản do phịng tổ chức hành chính lưu trữ về việc thành lập chi nhánh, thành lập các phịng ban, mơ hình tổ chức hoạt động của chi nhánh BIDV Ninh Bình.

5. Website của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập giữa khóa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)