BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM
1.3.1. Bản chất của quyền được làm viê ̣c và quyền bình đẳng về việc làm
Quyền được làm việc là một quyền cơ bản được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Quyền được làm việc là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác và tạo nên một phần quan trọng, không thể tách rời và tự nhiên của nhân phẩm. Mỗi cá nhân đều có quyền được tạo điều kiện và làm việc để sống có nhân phẩm. Quyền được làm việc cùng lúc đóng góp vào sự tồn tại của cá nhân và gia đình của các cá nhân đó chừng nào mà con người được tự do lựa chọn và chấp nhận công việc để phát triển bản thân và được thừa nhận trong cộng đồng.
Tại Bình luận chung số 18 trang 192 (Cuốn quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc [48] về quyền được làm việc nêu:
Quyền được làm việc là bao gồm quyền của mỗi người được quyết định tự do chấp nhận và lựa chọn việc làm. Điều này có nghĩa là cá nhân khơng bị cưỡng bức làm việc bằng bất cứ hình thức nào và họ có quyền được tiếp cận với hệ thống đảm bảo cho mỗi một nhân viên được tiếp cận với công việc. Điều này cũng hàm ý rằng cá nhân có
quyền không bị đuổi việc một cách không công bằng.
Phụ nữ và quyền làm việc: Điều 3 Công ước ICESCR quy định ”đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”. Các quốc gia phải có một cơ chế bảo hộ toàn diện nhằm chống lại phân biệt giới tính và đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội và đối xử giữa nam và nữ liên quan đến quyền làm việc bằng cách đảm bảo trả lương như nhau cho những cơng việc có cùng giá trị. Đặc biệt thời kỳ mang thai của nữ giới không thể là lý do cản trở công việc và ngày càng không thể là lý do khiến họ mất việc.
Thanh niên và quyền làm việc: Có được cơng việc đầu tiên chính là cơ hội để bắt đầu tự lập về kinh tế và trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với thốt khỏi đói nghèo. Thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên thường gặp nhiều khó khăn khi tìm việc. Các chính sách quốc gia về giáo dục, đào tạo hướng nghiệp cần được thông qua và thực thi để nâng cao hỗ trợ khả năng cơ hội tiếp cận cơ hội làm việc của thanh niên đặc biệt là nữ thanh niên.
Lao động trẻ em và quyền làm việc: Trong điều 10 Công ước, quy định trẻ em được chăm sóc sức khỏe trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Trong công ước về quyền trẻ em đã công khai thừa nhận yêu cầu bảo vệ trẻ em và thanh niên khỏi tất cả các hình thức bóc lột kinh té hay lao động cưỡng bức.(Công ước quyền trẻ em, điều 32, khoản 1).
Người cao tuổi và quyền được lao động: Được quy định trong công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người cao tuổi và dặc biệt về yêu cầu tiến hành chống phân biệt đối xử vì lý do tuổi tác trong quá trình tìm việc và làm việc.‟
Người khuyết tật với quyền được làm việc: Quyền của mỗi cá nhân được có cơ hội kiếm sống với những cơng việc mà họ tự do lựa chọn và chấp nhận sẽ không thể thực hiện được nếu như vẫn còn trường hợp mà cơ hội thực sự và duy nhất mở ra cho người khuyết tật là làm việc trong những cơ sở ”tồi tệ với điều kiện làm việc dưới mức tiêu chuẩn” [51]. Các quốc gia phải có biện pháp tạo điều kiện cho người khuyết tật có được và giữ được một cơng việc thích hợp và có cơ hội thăng tiến trong cơng việc, để từ đó khuyến khích họ hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội.
Lao động nhập cư và quyền được lao động: Nguyên tắc không phân biệt đối xử quy định ở điều 2, khoản 2 của công ước và trong điều 7 của Công ước quốc tế về bảo vệ quyền di trú của tất cả lao động nhập cư và thành viên gia đình họ cần phải được áp dụng trong mối liên hệ với cơ hội việc làm cho
1.3.2. Nguồn gốc của quyền bình đẳng về viê ̣c làm
Về phương diện lịch sử, ở chính các nước cơng nghiệp hóa phương Tây, lao động được trả lương đã trở thành phương thức chính để phân chia thu nhập quốc dân cho các thành viên trong xã hội, và ý nghĩa về mặt chính trị của quyền lao động cũng theo đó tăng lên đáng kể. Nguyên tắc quyền làm việc liên quan mật thiết tới lao động được trả lương theo nghĩa hiện đại. Trong các xã hội chưa cơng nghiệp hóa, lao động được trả lương có vai trò nhỏ bé (ví dụ thời Đế Quốc La Mã, các công việc chủ yếu do nô lệ thực hiện). Nghĩa vụ làm việc cũng chỉ là phương thức áp thuế đối với các nhóm người trong một xã hội khơng có đồng tiền chung. Loại thuế này tồn tại ở Đế quốc trong nhiều thế kỷ liền.
Nguyên tắc về chế độ thù lao công bằng của người lao động theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa trọng thương thì cần phải giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, và để đạt được mục tiêu này thì tiền cơng phải do cơ quan cơng quyền quy định. Mặc dù tiền cơng có thể được xác định ở mức thấp nhất có thể nhưng vẫn có giả định là có tồn tại một mức tiền công đủ sống. Ngược lại, trong giai đoạn tự do, quy định tiền cơng bởi chính quyền đã bị thay thế bởi giá cả thị trường “tự do”. Tính tự do trong ký kết hợp đồng lao động và sự không can thiệp của nhà nước trong việc điều tiết tiền công và điều kiện làm việc đã dẫn tới những hậu quả rộng khắp liên quan tới lao động trẻ em, đói nghèo… Vì thế phong trào lao động đã xác định mục tiêu chính là thiết lập một mức tiền cơng tối thiểu thơng qua hình thức thương lượng tập thể và từ đó khơi phục vai trò quy định tiền cơng của chính quyền.
Nguyên tắc chế độ thù lao công bằng trở thành một trong những nội dung nền tảng của Hiến chương ILO. Rõ ràng một mức sống tối thiểu là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các quyền khác của người lao động. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, một công ước và một khuyến nghị đã được
thông qua nhằm phát triển pháp luật về tiền công tối thiểu (công ước số 26 nằm 1928 – Công ước về cơ chế xác định tiền công tối thiểu, và Khuyến nghị số 30 năm 1928). Sau chiến tranh thế giới thứ II, pháp luật về vấn đề này đã được xây dựng ở một số nước châu Âu. Về nguyên tắc tiền công ngang bằng bắt nguồn từ Hiến chương ILO năm 1919 và ngày nay được đưa vào nhiều văn kiện quốc tế.
Học thuyết “nam giới và phụ nữ phải được nhận chế độ thù lao ngang
bằng cho những cơng việc có giá trị ngang nhau” được thể hiện trong phần XIII của Hiệp định Versailles và được coi là nguyên tắc cơ bản để quy định vấn đề điều kiện lao động ở tất cả các nước công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện hóa nguyên tắc này đã bị cản trở do cuộc suy thoái kinh tế quốc tế những năm 1930 đã cướp đi sự cạnh tranh đầy đủ và công bằng của phụ nữ trên thị trường lao động. Người dân ở hầu hết các nước đã cảm thấy phụ nữ nên tự giới hạn mình với vai trò nội trợ truyền thống và không nên cạnh tranh với nam giới để làm việc ngoài gia đình. Quan điểm này minh chứng cho mức độ quan trọng của quyền bình đẳng trong làm việc đối với các quyền khác của người lao động.
1.3.3. Ý nghi ̃a xã hô ̣i của quyền bình đẳng về viê ̣c làm
Quyền bình đẳng về viê ̣c làm mang một số ý nghĩa xã hội như sau: - Thứ nhất, vị trí quyết định của việc làm trong phát triển xã hội, phát triển con người. Việc làm giúp con người từ vượn thành người, giúp con người thành con người xã hội. C. Mác đã chỉ ra rằng: Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngơn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Lao động, việc làm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho xã hội, nhờ đó xã hội phát triển tiến bộ. Theo quan điểm duy vật lịch sử: vật chất quyết định ý thức. Lao động, việc làm tạo ra kinh tế, quy định sự phát triển của xã hội, xã hội phát triển được hay không trước hết phải trên cơ sở phát triển kinh tế. Lao động và việc làm là lĩnh vực quan trọng quyết định của đời sống xã hội. Khơng có việc làm sẽ khơng có thu nhập và khơng có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của cả lao động nam và nữ, nhất là đối với LĐN, chất lượng cuộc sống giảm sút. Cả lao động nam, nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia đình, mặt khác góp phần vào q trình phát triển kinh tế, xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình phát triển. Phát triển của một quốc gia hay địa phương phải quan tâm đến hai nhân tố: sự phát triển tiềm lực chung như công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng… và sự phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có liên quan trực tiếp với chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn một số nhu cầu của con người. Chất lượng cuộc sống càng cao, mức độ phúc lợi xã hội, sự thỏa mãn nhu cầu của con người càng cao và càng thích ứng. Các yếu tố cốt lõi của chất lượng cuộc sống bao gồm: Sức khỏe, giáo dục, cơng việc làm, tiền bạc (do có thu nhập), quan hệ xã hội, mơi trường. Do đó, có việc làm, có thu nhập do việc làm đem lại được coi là hai yếu tố quan trọng trong các yếu tố cấu thành chất lượng cuộc sống của con người.
- Thứ hai, quyền bình đẳng về việc làm góp phần trực tiếp phát huy lực lượng lao động nam, nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Để phát triển đất nước
cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực con người trở thành yếu tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người bao gồm cả lao động nam và LĐN, khi có bình đẳng sẽ phát huy được cả hai lực lượng lao động này, LĐN chiếm một nửa thế giới, nếu họ được bình đẳng với nam giới họ sẽ phát huy hết tiềm năng, như vậy nguồn lực lao động sẽ có chất lượng hơn. Thực hiện bình đẳng việc làm, đồng nghĩa với việc giúp LĐN có điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm như lao động nam, từ đó giúp họ tự khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời cân bằng cuộc sống cho bản thân, cho con và các thành viên trong gia đình, qua đó giúp họ có lòng tin đối với xã hội, và cũng chính là điều kiện thực hiện quyền cơ bản nhất trong Hiến pháp, đó là quyền được làm việc.
Thực hiện bình đẳng trong lao động và việc làm sẽ giúp lực lượng lao động dễ bị tổn thương tái sản xuất ra sức lao động mới tốt hơn, sinh và nuôi dưỡng được những đứa con khỏe mạnh, thơng minh, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp. Thực hiện bình đẳng việc làm cũng sẽ tạo cho lao động dễ bị tổn thương được tiếp cận với các cơ hội đào tạo và phát triển, nâng cao trình độ nhận thức, khắc phục dần và đi đến xóa bỏ định kiến về giới, từ đó tạo tiền đề vật chất (công nghệ, kỹ thuật, vốn và môi trường pháp lý) để tạo việc làm, tự tạo việc làm của lao động, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Điều này khơng chỉ có lợi cho bản thân người lao động mà còn có lợi cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
- Thứ ba, bình đẳng việc làm là cơ sở thúc đẩy bình đẳng trong các lĩnh vực khác. Bất bình đẳng việc làm là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bất bình đẳng trong giáo dục, y tế, quản lý… ở cả xã hội, cộng đồng và gia đình. Bất bình đẳng việc làm dẫn đến lãng phí, khơng phát huy được nguồn lực con người trong lao động, sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hiện nay là phát triển kinh tế.
Hiện nay, trên thế giới, bất bình đẳng việc làm mang tính phổ biến, nhiều nơi rất trầm trọng, là một thực tế cản trở không nhỏ đến thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế của nhiều nước.
1.4. CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM
Phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm bao gồm:
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tơn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp;
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà Nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác: “Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc
nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của cơng việc đó thì sẽ khơng coi là phân biệt đối xử”.[13]
Mặc dù thế giới đã có nhiều tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống tình trạng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm, song tình trạng bất bình đẳng về giới trong thu nhập và những hình thức phân biệt đối xử khác vẫn gia tăng tại các cơ sở lao động và đang trở thành mối lo ngại lớn trong xã hội. Trong báo cáo mới nhất vừa được cơng bố nhan đề "Bình đẳng tại nơi làm việc: Xử
lý những thách thức", Tổ chức lao động thế giới (ILO) cho rằng bức tranh
toàn cầu về cuộc chiến nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử cho thấy có cả những tiến bộ và thất bại.
Tình trạng phân biệt đối xử không chỉ về giới, về sắc tộc, về độ tuổi, nó còn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS, những người tàn tật, trong khi toàn thế giới hiện có tới gần nửa tỉ người ở độ tuổi lao động bị tàn tật.
Tình trạng này gây trở ngại cho nỗ lực huy động tiềm năng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Báo cáo cho biết các nước thành viên ILO đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực hạn chế phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Ngày nay hầu như tất cả mọi người đều lên án tệ phân biệt đối xử trong lao động và việc làm.
Phần lớn trong số 180 nước thành viên ILO đã phê chuẩn hai công ước cơ bản về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nhu cầu phải