Khả năng vận dụng kinh nghiệm giải quyết an sinh xã hội đối với người cao tuổi của Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hoạch định chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nhật bản và kinh nghiệm tham chiếu cho việt nam (Trang 26 - 32)

Do thực tế phát triển của mỗi quốc gia, chúng ta có thể tham chiếu học hỏi và rút kinh nghiệm từ chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Nhật Bản nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một là, nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của tồn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi. Thực tế cho thấy, muốn thay đổi bất

kỳ chính sách nào thì cần phải nâng cao được nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và tồn xã hội về vấn đề đó. Do vậy, nếu vấn đề già hóa dân số và thực trạng dân số cao tuổi không được đánh giá, quan tâm sâu sắc thì sẽ khơng có sự thay đổi các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới phù hợp với xu hướng già hóa và thực trạng dân số cao tuổi. Những thách thức mà các quốc gia có dân số già và rất già như Nhật Bản là những bài học thực tiễn cho Việt Nam, đó là cần phải chuẩn bị ngay các chính sách, chương trình hướng tới một dân số già nhưng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế còn thấp.

Hai là, giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo đảm An sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí.Cần xây dựng hệ thống hưu trí đa cột, đa tầng. Hiện nay, lương hưu bình quân khoảng 3 triệu/người/tháng trong khi

Việt Nam lại đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Để xây dựng hệ thống lương hưu đa tầng, nhà nước phải có hệ thống luật lệ chặt chẽ để các bên tham gia đều tuân thủ đúng pháp luật. Nâng cao vai trị của hiệp hội, tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp trong xây dựng và tuyên truyền để các chính sách, luật lệ có thể thực hiện cụ thể.

Thực trạng “già trước khi giàu” là một thách thức rõ rệt đối với việc đáp ứng nguồn lực giải quyết một dân số già hóa. Trong điều kiện đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với các mục tiêu xã hội phải được coi là chiến lược quan trọng hàng đầu. Để làm được điều này cần tận dụng tốt cơ hội “dân số vàng” ngay từ bây giờ sẽ giúp Việt Nam có được một dân số

già có thu nhập cao và sức khỏe tốt trong tương lai. Nguồn thu nhập ổn định nhất của người cao tuổi chính là tiền lương hưu được hưởng từ những gì mà họ đã đóng góp trong suốt thời gian làm việc. Do đó, cần phải cải cách hệ thống hưu trí theo một lộ trình nhất định nhằm đảm bảo sự công bằng, ổn định, phát triển quỹ và phù hợp với tình hình phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Ngồi việc đảm bảo mối quan hệ đóng - hưởng sát thực hơn thì việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống hưu trí sẽ cải thiện cân bằng quỹ hưu trí một cách đáng kể, đặc biệt việc đầu tư quỹ hưu trí được chú trọng và có hiệu quả hơn. Gắn liền với chính sách này, cần:

Ba là, cần thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Để đạt được mục tiêu

bảo hiểm y tế tồn dân trong điều kiện quỹ bảo hiểm cịn hạn chế, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả toàn bộ tiền khám và chữa bệnh trường hợp phải nằm viện, đối với trường hợp ngoại trú, trừ trường hợp thuộc chính sách, các trường hợp khác phải tự chi trả. Như vậy sẽ bớt gánh nặng cho quỹ bảo hiểm, góp phần san sẻ cho những đối tượng chưa đủ khả năng chi trả bảo hiểm y tế. Bên cạnh đo cần tạo điều kiện cho người có thẻ bảo hiểm được khám chữa bệnh ở những cơ sở thuận tiện nhất. Đồng thời cũng cần nâng cao chất lượng y tế bằng cách: đào tạo nguồn nhân lực phục vụ y tế, cải cách hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, đầu tư phát triển y tế nông thôn, xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động phúc lợi y tế, phối hợp nhà nước, tư nhân và cộng đồng xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn tật. Chú trọng việc quản lý và kiểm sốt các bệnh mạn tính (đặc biệt như tim mạch, tăng huyết áp, thoái khớp, tiểu đường, ung thư…) cùng với việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mạn tính. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành về việc tạo ra môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi (như xây dựng

nhà cao tầng phải có thang máy hoặc đường đi cho xe lăn của người bị tàn tật hoặc già yếu…). Cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia tồn diện về chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một số mục tiêu lượng hố được và có tính đặc trưng giới để cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi, giảm các bệnh mạn tính, tàn tật và tử vong khi bước vào tuổi già.

Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mạn tính. Phát triển mạnh mẽ mạng lưới bác sỹ gia đình. Mạng lưới y tế cần đảm bảo được sự tiếp cận thuận lợi cho các nhóm người cao tuổi thiệt thịi hoặc bất lợi như người cao tuổi ở nông thôn, phụ nữ cao tuổi hoặc người cao tuổi dân tộc ít người.

Thứ ba, đối với phúc lợi người già cần phát triển dịch vụ chăm sóc người già ở nhiều cấp độ khác nhau, phối hợp tốt giữa vai trò cộng đồng – gia đình và các cá nhân cao tuổi. Bởi nếu nhà nước chịu trách nhiệm tồn

bộ thì tất yếu phải tăng thuế để tăng thu ngân sách. Nhà nước khuyến khích sự tham gia của tư nhân và cộng đồng vào lĩnh vực này. Sự phối hợp theo cơ chế trên vừa phát huy vai trị của gia đình và sự cố gắng của người già, gắn người già khơng chỉ với mơi trường xã hội mà cịn gắn người già với gia đình.

Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào phát triển hệ thống các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, ni dưỡng người cao tuổi, nhất là đối với người cao tuổi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi là những người có cơng với đất nước, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, ni dưỡng người cao tuổi do tư nhân cung cấp. Tạo điều kiện tốt nhất để tăng cường xã hội hóa cơng tác chăm sóc và phát huy người cao tuổi trong xu thế già hóa với tốc độ phi mã ở nước ta. Hỗ trợ thông qua giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, định hướng phát triển nguồn nhân lực… là những việc làm thiết thực nhất để tạo điều kiện cho các tổ chức này xây

dựng, củng cố và phát triển trong điều kiện nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng cao. Kết hợp hình thức này với việc khuyến khích chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng và từng bước nâng cao và mở rộng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Đây là hoạt động xã hội hóa chăm sóc người cao tuổi cần được quan tâm ngay. Về dài hạn, với nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, Việt Nam có thể cung cấp nhân lực điều dưỡng lão khoa cho khu vực và quốc tế.

Xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa trên phạm vi cả nước. Trước mắt, cần hoàn thiện hệ thống khoa lão khoa trong các bệnh viện đa khoa, phát triển hệ thống các bệnh viện chuyên khoa lão khoa ở Trung ương và tuyến tỉnh; củng cố và hoàn thiện các bộ phận khám, chữa bệnh lão khoa tại bệnh viện tuyến huyện và đưa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở. Đổi mới chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa với chuẩn đầu ra có chất lượng về khám, chữa bệnh lão khoa. Từng bước xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo điều dưỡng lão khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương. Các nội dung về nguyên tắc, cách tiếp cận trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cần phải được đưa vào chương trình đào tạo y khoa cũng như các chương trình tập huấn cho nhân viên dịch vụ dân số, y tế, xã hội và truyền thơng. Các chương trình đào tạo người chăm sóc khơng chính thức như các thành viên gia đình, bạn bè đồng niên… của người cao tuổi cũng cần được xây dựng và phát triển từ cộng đồng.

KẾT LUẬN

Già hóa dân số khơng phải là một gánh nặng mà nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế và xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu khơng có những bước chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tốc độ già hóa cao và với nhiều đặc điểm đặc trưng cho người cao tuổi ở Việt Nam là sức khỏe yếu, thu nhập thấp và không ổn định, phần đông sống ở nông thôn, đời sống vật chất nghèo, sống dựa vào con cháu; đời sống tinh thần đơn điệu, buồn tẻ, đồng thời cũng chưa chuẩn bị tâm thế sống xa gia đình trong các trung tâm chăm sóc người cao tuổi…, trong khi đó, thời gian chuẩn bị thích ứng khơng cịn nhiều nên cần phải hoạch định những chiến lược, chính sách thực tế, xác đáng để bảo đảm An sinh xã hội cho người cao tuổi.

Những chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản đã góp phần làm cho đời sống của những người già tại đây được cải thiện, giúp cho tuổi thọ trung bình của Nhật Bản ngày một tăng lên và đồng thời cũng đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng, những chính sách của Nhật Bản cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế. Chính những thành cơng và hạn chế đó sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách an sinh xã hội đối với người già trong giai đoạn già hóa dân số hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạch định chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ở nhật bản và kinh nghiệm tham chiếu cho việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w