3.1. Những mặt được
- Hệ thống văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp đã tương đối hồn thiện nên ít xảy ra vướng mắc phát sinh trong việc tổ chức, thực hiện.
- Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng vai trị, vị trí của mình trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đặc biệt là công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề, có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các
ngành, các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện, chia sẻ thông tin, giải quyết các vướng mắc trong thực tế phát sinh.
- Nhân lực và cơ sở vật chất tại các địa phương đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện.
- Các trung tâm dịch vụ việc làm đang chủ động hơn nữa trong việc tích cực tư vấn về việc làm với nhiều hình thức phong phú và ln tích cực cải tiến quy trình tư vấn việc làm. Một số trung tâm dịch vụ việc làm đã rất tích cực trong việc tìm kiếm nguồn cầu lao động, tìm hiểu về nhu cầu của người sử dụng lao động để có những tư vấn việc làm phù hợp với người lao động: trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn nhằm thu thập nhiều thông tin về tuyển dụng, việc làm trống của của doanh nghiệp.
- Các trung tâm dịch vụ việc làm đang chủ động hơn nữa trong việc tư vấn học nghề, chương trình, mức học phí và cơ sở dạy nghề đối với người thất nghiệp. Một số trung tâm dịch vụ việc làm cịn chủ động xây dựng chương trình học, thời gian và hình thức đào tạo phù hợp với đối tượng người học là người thất nghiệp để hỗ trợ tốt nhất từ khâu tham gia học nghề đến khâu tìm việc làm mới.
- Người thất nghiệp đã ý thức việc học tập, nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết đối với bản thân họ, tại nhiều địa phương, người lao động sẵn sang bỏ thêm nhiều chi phí học nghề, ăn ở, đi lại,… bù vào phần chênh lệch so với chi phí được hỗ trợ để hồn thành hết khóa học nghề.
- Các cơ sở dạy nghề cũng đã chủ động hơn trong việc đào tạo nghề đối với đối tượng là người thất nghiệp: xây dựng khung chương trình, mức học phí, quy trình thanh quyết tốn chi phí học nghề.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Ý thức của người lao động cũng như người sử dụng lao động chưa cao:
- Trước hết tâm lý của người lao động là khơng muốn bỏ tiền ra đóng góp bất kỳ khoản gì, khơng muốn tham gia vì ngại những thủ tục phiền hà...
Hiện tượng còn rất nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động khơng chịu đóng bảo hiểm thất nghiệp là do họ rất băn khoăn về 3 câu hỏi:
Thứ 2 : Thủ tục đăng kí khá phiền hà.
Thứ 3 : Nhiều lao động còn tỏ ra chủ quan khi nhận định rằng những gì họ nhận được từ bảo hiểm thất nghiệp là quá phiền phúc và từ đó có tâm lý là thà tranh thủ đi kiếm việc khác tốt hơn.
- Đó là người lao động cịn người sử dụng lao động thì ta thấy rằng trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt, trong điều kiện hội nhập mà nước ta hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì bất kỳ một sự gia tăng chi phí đầu vào nào dù là nhỏ cũng sẽ gây ảnh hướng sống còn đến hoạt động, sự sống của doanh nghiệp. Vì thế xảy ra hiện tượng chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mặt khác, người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phần lớn là lao động phổ thông nên chưa nhận thức rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, khơng trung thực trong việc khai báo tình trạng việc làm do lo sợ bị mất quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3.2.2. Các cơ quan hữu quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau:
- Quy định của Luật về Bảo hiểm thất nghiệp nêu: trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đăng ký thất nghiệp; 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy chỉ trong vòng 22 ngày người lao động phải hồn tất hồ sơ, nếu khơng sẽ bị từ chối hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lao động cho hay nơi họ làm việc cố tình gây khó khăn trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người thất nghiệp đã gặp nhiều vướng mắc. Nhiều người dù đã đăng ký từ sớm nhưng chưa được chốt sổ là do các doanh nghiệp làm thủ tục chốt sổ khơng đúng quy trình, nhầm lẫn thơng tin của họ. Hồ sơ được gửi lên, Bảo hiểm xã hội rà soát thấy sai phải gửi trở lại để doanh nghiệp làm lại. Việc này sẽ khiến nhiều người lao động thất nghiệp không thể nhận được trợ cấp đúng hạn.
- Cơ quan chức năng lúng túng thừa nhận có nhiều vướng mắc phát sinh từ thực tế mà họ chưa lường hết được. Đơn cử, trong trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm thất nghiệp từ 3 tháng trở lên thì người lao động khơng được chốt sổ bảo hiểm xã hội và như vậy sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Lỗi ở đây là của chủ doanh nghiệp, nhưng thiệt hại lại thuộc về người lao động. Và cơ quan chức năng thì chưa biết xử lý ra sao.
- Tương tự, ở doanh nghiệp có chủ bỏ trốn cũng khơng biết phải giải quyết quyền lợi cho người lao động ra sao. Nếu doanh nghiệp không hợp tác trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng hạn thì cơ quan chức năng cũng chưa biết phải áp dụng biện pháp hữu hiệu nào.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về bảo hiểm thất nghiệp, do đó, cịn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến cơng tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; phần lớn chưa thực hiện thơng báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP nên không cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương;
3.2.3. Tính đa dạng của thị trường lao động nảy sinh các trường hợp khó giảiquyết: quyết:
Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp còn do những người lao động làm những cơng việc mang tính chất mùa vụ, những làng nghề truyền thống. Tiền lương của họ cũng phụ thuộc vào sản lượng đặt hàng cũng như thời vụ trong năm do đó việc tính tốn tiền lương chính xác để tính phí bảo hiẻm cũng khơng thể rõ ràng được. Đó là chưa kể, mức độ luân chuyển, di dời lao động ở nhiều công ty phải đến 50% mỗi năm khiến việc theo dõi, chốt sổ bảo hiểm rất phức tạp.
3.2.4. Các nguyên nhân khác:
- Phần mềm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm chưa được nâng cấp, hoàn thiện nên một số Trung tâm cập nhật các thơng tincủa người lao động trong q trình hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thủ cơng, do đó, dễ gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Cơng tác tổ chức cán bộ tại một số Trung tâm dịch vụ việc làm cịn nhiều khó khăn do hiện nay mới chỉ có định suất lao động mà chưa được biên chế chính thức nên cán bộ Trung tâm thường xun có sự thay đổi, ảnh hưởng đến cơng việc chuyên môn.
Chương III:
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI