Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu [thnn2][nghiencuumarketing][pdf][final]_trần_thị_mỹ_thuận_-_cà_phê_nguyên_chất_-_hcm_-_18-30 (Trang 88 - 89)

5.1. Giải pháp cho từng yếu tố tác động

5.1.6. Đối với doanh nghiệp

Phải sớm xây dựng chương trình hồn chỉnh cho việc khuyến khích tiêu dùng cà phê trên thị trường trong nước. Đây là một vấn đề được giới kinh doanh và sản xuất cà

phê trên thế giới quan tâm. Sau Brazil, Colombia cũng ra chương trình xúc tiến tiêu dùng trong nước mình. Tiếp đó Ấn Độ cũng đang có những chuẩn bị tích cực chính phủ cần có chính sách chủ động cho ngành cà phê, cải thiện năng lực tài chính cho do- anh nghiệp thông qua cơ chế vay vốn từ ngân hàng, tổ chức lại ngành hàng cà phê từ sản xuất, chế biến, xuất khẩu.. để nâng cao năng lực cho ngành cà phê Việt Nam.

Xây dựng, liên kết những hiệp hội như: hiệp hội sản xuất, hiệp hội những người buôn bán nhỏ, hiệp hội các công ty kinh doanh và hiệp hội người tiêu dùng. Hiện chúng ta chỉ có mơ hình hiệp hội kinh doanh cà phê, cịn các nhân tố khác vẫn rời rạc và ở quy mô nhỏ. Do vậy, cần tạo ra hiệp hội mới như hiệp hội sản xuất với mục đích kết nối quyền lợi của nông dân trồng cà phê, hay những hiệp hội buôn bán nhỏ, hiệp hội người tiêu dùng với vai trị góp phần tạo ra kênh phân phối hợp lí, tiếp cận và phản hồi thông tin và phản ưng thị trường một cách nhanh chóng và chính xác.

Thành lập ủy ban điều phối ngành hàng cà phê nhằm đề xuất và hoạch định chính sách chiến lược ngành, gồm chính sách dự trữ, cung cấp và phổ biến thông tin thị trường, cải tiến các thế chế tổ chức ngành hàng. Đặc biệt lưu ý là chiến lược xúc tiến thương mại. Thông qua dự án nghiên cứu nông nghiệp, marketing và dự báo mùa vụ. Thông qua giải pháp cân đối cung cầu cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Một phần của tài liệu [thnn2][nghiencuumarketing][pdf][final]_trần_thị_mỹ_thuận_-_cà_phê_nguyên_chất_-_hcm_-_18-30 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w