Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO):

Một phần của tài liệu Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc (Trang 26 - 33)

2. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc:

2.8.Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO):

2.8.1. Khái niệm:

Theo các phương pháp cổ truyền, các đức tính, đặc tính cá nhân thường được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Nhưng đối với phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO), trọng tâm của việc đánh giá chuyển từ các đức tính hay đặc tính của cá nhân qua sự hoàn thành công tác. Vai trò của nhà quản trị chuyển từ vai trò của người phân xử qua vai trò của người cố vấn hay tư vấn. Vai trò của nhân viên chuyển từ vai trò của người thụ động sang vai trò của người tham gia tích cực.

2.8.2. Nội dung:

Trong phương pháp này, người lãnh đao bộ phận cùng với từng nhân viên xây dựng các mục tiêy thực hiện công việc cho thời kì tương lai. Người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu để đánh giá sự hoàn thành công việc và mức độ tiến bộ của nhân viên, qua đó cung cấp những thông tin phản hồi cho họ. Để thực hiện phương pháp này, người lãnh đạo và nhân viên phải cùng thảo luận để thống nhất về 3 vấn đề sau:

Thứ nhất: Các yếu tố chính trong công việc của nhân viên

Thứ hai: Các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng yếu tố của công việc trong chu kì đánh giá đã được xác định trước.

Thứ ba: Xây dựng một kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu đó. "Cuối kì, người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, trong suốt chu kì đánh giá, nhân viên luôn tự xem xét lại một cách có định kỳ tiến độ công việc của mình dưới sự giúp đỡ của người lãnh đạo, và nếu cần thiết có thể đưa ra những điều chỉnh về kế hoạch hành động, thậm chí cả mục tiêu công việc" ( Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội, trang 157 ) .

2.8.3. Ví dụ:

Hình 2.11: Quá trình thực hiện quản trị theo mục tiêu

(Theo: Hà Văn Hội (2007), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tập 2, Hà Nội: NXB Thống kê,trang 119)

2.8.4. Ưu nhược điểm:2.8.4.1. Ưu điểm: 2.8.4.1. Ưu điểm:

Sử dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu có các ưu điểm là:

• Chương trình quản trị mục tiêu đề ra các mục tiêu và phương pháp đánh giá nhân viên theo mục tiêu đánh giá của doanh nghiệp.

• Nhân viên có định hướng về cách thức, yêu cầu hoàn thành công việc, tự tin và được kích thích, động viên tốt hơn trong quá trình phát triển cá nhân.

• Các quan hệ trong doanh nghiệp được phát triển, lãnh đạo và nhân viên có điều kiện gần gũi, hiểu biết, phối hợp làm việc tốt hơn.

2.8.4.2. Nhược điểm:

Phương pháp quản trị theo mục tiêu có những nhược điểm sau:

• Khi lãnh đạo đề ra các mục tiêu không phù hợp, chương trình quản trị theo mục tiêu dễ trở nên độc đoán, tốn nhiều thời gian.

Xác định những vấn đề cơ bản trong công việc

Thực hiện đánh giá hàng năm

Xác định các mục tiêu trong thời gian ấn định

Phát triển kế hoạch thực hiện Xem xét sự tiến bộ, điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu

• Quản trị theo mục tiêu thường chú trọng quá nhiều vào các mục tiêu đo lường được, do đó có thể làm giảm chất lượng hoặc coi nhẹ một số yếu tố trách nhiệm trong công việc.

• Nhân viên thích đặt ra các mục tiêu thấp để dễ hoàn thành.

Ngoài các phương pháp trên, một số ít các công ty lớn tại các nước phát triển trên thế giới còn áp dụng các phương pháp khác như: phương pháp đánh giá phân bố theo chỉ tiêu, phương pháp tường tình thực hiện công việc lựa chọn theo chỉ tiêu, và phương pháp tường trình thực hiện công việc theo trọng số. Vì các phương pháp này phức tạp khó áp dụng với thực tiễn Việt Nam, nên rất ít khi được các công ty áp dụng.

KẾT LUẬN

Khi một người quản lý giỏi biết cách thúc đẩy nhân viên của mình làm việc thì họ cũng cần phải biết cách quản lý quá trình làm việc của họ. Ngày nay, hoạt động đánh giá thực hiện công việc của người lao động có vai trò như một chiếc chìa khoá giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động quản lý từ việc tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển tài nguyên nhân sự đến việc đền bù, đãi ngộ và phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong tương lai. Hoạt động đánh giá thực hiện công việc có thể xem như một tác nhân kích thích lòng nhiệt tình của nhân viên. Đó là những gì nhà quản lý cần làm để chứng minh năng lực lãnh đạo của mình. Còn đối với nhân viên, mỗi lần đánh giá là một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc sống của họ.

Đánh giá thực hiện công việc luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý và có nhiều phương pháp để thực hiện vấn đề này. Vấn đề đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một chương trình đánh giá thực hiện công việc hợp lý, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu lên một vài phương pháp đánh giá thực hiện công việc đang được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. Trong tương lai, môi trường kinh doanh có thể có nhiều biến động, mỗi doanh nghiệp phải biết thích ứng với sự thay đổi đó. Điều này đặt ra yêu cầu đối với mỗi nhà lãnh đạo phải luôn luôn sáng tạo trong hoạt động quản lý của mình, luôn đưa ra những phương pháp đánh giá thực hiện công việc có hiệu quả. Có như thế mới mong doanh nghiệp của mình tồn tại và phát triển được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Hội ( 2007). Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tập 2. Hà Nội: NXB Bưu điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Hữu Thân ( 1996). Quản trị nhân sự. Hà Nội: NXB Thống kê. 3.Nguyễn Thanh Hội(1998). Quản trị nhân sự. Hà Nội: NXB Thống kê.

4. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004).Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.

5.Trần Kim Dung ( 2003).Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Thống kê. 6. website:

• Viện Quản lí Châu Á.Đánh giá công việc theo công nghệ HAY. 30/1/2007. Địa chỉ website: http://ain.edu.vn/?modul=consult- service&pag=view&id=306&cid=61

• Mai Hạnh .Đánh giá nhân viên như thế nào. 13/1/2007 . Địa chỉ website: http://bwportal.co.vn/?cid=4,4&txtid=2150

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC...2

1. Đánh giá thực hiện công việc:...2

1.1. Khái niệm:...2

1.2. Tầm quan trọng:...3

1.3. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc...4

2. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc:...6

2.1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ...6

2.1.1. Khái niệm:...6

2.1.2. Nội dung:...7

2.1.3. Ví dụ minh hoạ:...7

2.1.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp ...9

2.1.4.1. Ưu điểm ...9 2.1.4.2. Nhược điểm:...9 2.2. Phương pháp định lượng:...10 2.2.1. Khái niệm: ...10 2.2.2. Nội dung:...10 2.2.3. Ví dụ:...12

2.2.4. Ưu, nhược điểm:...13

2.3. Phương pháp danh mục kiểm tra:...13

2.3.1. Khái niệm:...13

2.3.2. Nội dung:...13

2.3.3. Ví dụ minh hoạ: ...13

2.3.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp:...14

2.3.4.1. Ưu điểm:...14

2.3.4.2. Nhược điểm:...14

2.4. Phương pháp ghi chép sự kiện quan trọng:...14

2.4.1. Khái niệm:...14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Nội dung:...15

2.4.3. Ví dụ minh hoạ:...15

2.4.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp:...15

2.4.4.1. Ưu điểm:...15

2.4.4.2. Nhược điểm:...16

2.5. Phương pháp đánh giá thang đo dựa trên hành vi:...16

2.5.1. Khái niệm:...16

2.5.2. Nội dung:...16

2.5.3. Ví dụ:...17

2.5.4. Ưu, nhược điểm:...17

2.5.4.1. Ưu điểm:...17

2.5.4.2. Nhược điểm:...18

2.6. Các phương pháp so sánh:...18

2.6.1. Phương pháp xếp hạng luân phiên:...18

2.6.1.1. Khái niệm:...18

2.6.1.3. Ví dụ minh họa:...19

2.6.1.4. Ưu nhược điểm của phương pháp:...20

2.6.2. Phương pháp phân phối bắt buộc:...20

2.6.2.1. Khái niệm và nội dung:...20

2.6.2.2. Ví dụ:...20

2.6.2.3. Ưu nhược điểm:...21

2.6.3. Phương pháp cho điểm:...21

2.6.3.1. Khái niệm và nội dung:...21

2.6.3.2. Ví dụ:...21

2.6.3.3. Ưu nhược điểm:...22

2.6.4. Phương pháp so sánh cặp:...22

2.6.4.1. Khái niệm và nội dung:...22

2.6.4.2. Ví dụ:...23

2.6.4.3. Ưu nhược điểm:...23

2.7. Phương pháp bản tường thuật:...24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.7.1. Khái niệm:...24

2.7.2. Nội dung:...24

2.7.3. Ví dụ:...24

2.7.4. Ưu,nhược điểm:...25

2.8. Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO):...26

2.8.1. Khái niệm:...26

2.8.2. Nội dung:...26

2.8.3. Ví dụ:...27

2.8.4. Ưu nhược điểm:...27

2.8.4.1. Ưu điểm:...27

2.8.4.2. Nhược điểm:...27

KẾT LUẬN...29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...30

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ thống đánh giá thực hiện công việc………...5

Hình 2.1: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ……….7

Hình 2.2: Mẫu đánh giá năng lực thực hiện công việc của thư kí giám đốc…….12

Hình 2.3: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp danh mục kiểm tra………..13

Hình 2.4: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp ghi chép sự kiện quan trọng………15

Hình 2.5: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng thang đo dựa trên hành vi………..16 Hình 2.6: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp xếp hạng luân phiên………19 Hình 2.7: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp phân phối bắt buộc………20 Hình 2.8: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp cho

điểm……….21 Hình 2.9: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp so sánh

cặp………..23 Hình 2.10: Mẫu đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp bản tường thuật………..24 Hình 2.11: Qúa trình quản trị theo mục tiêu………...27

Một phần của tài liệu Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc (Trang 26 - 33)