Những dự định chưa thực hiện được

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG tại TRUNG tâm TRỢ GIÚP SINH VIÊN (Trang 46 - 49)

V. ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG

2 Những dự định chưa thực hiện được

- Hiện thực hóa mơ hình thùng rác 2 ngăn trong thời gian thực tập

- Hiện thực hóa mơ hình ủ phân sinh học

3 Thuận lợi

- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất

- Các thầy cơ trong khoa tận tình hướng dẫn đặc biệt là thầy Lưu Hồng Minh

- Khoa chủ quản tạo điều kiện hỗ trợ về thiết bị (máy quay video và chân tripot)

- Các bạn sinh viên trong trường nhiệt tình ủng hộ dự án

- Các bạn thành viên trong nhóm thực hành rất tích cực và đồn kết.

4 Khó khăn

- Thời tiết tháng 4 và tháng 5 mưa nhiều ảnh hưởng đến q trình quay video truyền thơng

- Thiết bị quay video còn mờ và nhận âm thanh chưa thực sự tốt ảnh hưởng đến chất lượng video

5 Kiến nghị

a Về phía sinh viên và các cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tun xem xét thơng qua đề án về mơi trường của nhóm sinh viên thực tập bao gồm 2 hoạt động: thùng rác 2 ngăn và ủ phân sinh học bón cây.

- Sinh viên, bộ phận lao cơng các cán bộ Học Viện Báo Chí Và Tun Truyền phải thực hiện nghiêm túc các quy định thu gom rác thải đó là lọc ra rác có thể tái chế (giấy, báo, bìa, chai lọ nhựa...) để tập hợp cho người thu mua phế liệu. Ở những địa bàn đã được thực hiện thí điểm phân loại rác, duy trì phân loại rác, đồng thời tích cực “nói chuyện”, chia sẻ với các thành viên khác trong và ngoài cộng đồng, như người thân, bạn bè và đồng nghiệp phân loại rác đúng cách.

- Bên cạnh đó, sinh viên, bộ phận lao cơng các cán bộ Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền phải chủ động và tích cực tham gia các sinh hoạt của cộng đồng để nâng cao các kiến thức và nắm được các thông tin về thực trạng quản lý rác thải tại địa phương. Đảm nhận vai trò là người giám sát, thường xuyên chia sẻ và báo cáo nhanh cho các nhóm/tổ chức xã hội khác trong cộng đồng khi phát hiện có vấn đề rác thải nảy sinh. Hơn nữa, cần xác định rõ vai trò nam giới và nữ giới trong công tác quản lý rác thải, loại bỏ định kiến giới trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý rác thải. Nam giới khơng chỉ đóng vai trị là

người truyền tải thông tin từ các cuộc họp cho nữ giới trong và ngoài nhà trường, mà cần tham gia trực tiếp vào các hoạt động phân loại và thu gom rác.

b Về phía nhà trường và các cấp lãnh đạo

- Nhà trường cần đa dạng các hình thức truyền thơng tại Học Việ, trong đó đề cao vai trị của các thủ lĩnh. Nhà trường phải tăng cường các buổi sinh hoạt tại Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền để sinh viên phát biểu ý kiến. Đây chính là mơi trường thuận lợi cho sinh viên khóa mới có thể làm quen và thích nghi với vấn đề bảo vệ mơi trường. Đồng thời, khuyến khích nhóm người trẻ tuổi tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp lớp. Tâm lý người Việt vốn e ngại khi phát biểu trước đám đơng, vì vậy, nhà trường có thể tạo dựng các hịm thư góp ý hay đường dây nóng trực tiếp đến nhóm giám sát mơi trường ngay tại Học Viện. Cần xây dựng các chính sách quan tâm đến nhóm xã hội yếu thế, gồm nhóm cơng nhân vệ sinh mơi trường và nhóm thu mua phế liệu.

- Bên cạnh đó, nhà trường nên thiết lập cách thức cảnh cáo, kỷ luật hợp lý cho những sinh viên k giữ ý thức bảo vệ môi trường. Cần thành lập một câu lạc bộ vè bảo vệ môi trường hay một bộ máy giám sát kiểm tra chuyên trách về vệ sinh môi trường hoạt động ngay tại các lớp học.

- Nếu như việc xử phạt hay tăng thêm phí vệ sinh là cơng cụ kinh tế hỗ trợ cho quá trình quản lý rác thải bền vững, thì giáo dục mơi trường là một trong những cơng cụ nâng cao nhận thức của sinh viên. Bên cạnh các nội dung về môi trường và phát triển bền vững đã được đưa vào nội dung giáo dục trong Học Viện, cần có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên là chuyên gia, hoặc đội ngũ chuyên gia tại Học Viện. Thành viên của nhóm này có thể là những sinh viên tự nguyện trong cộng đồng, hoặc những thành viên của các tổ chức phi chính phủ .

- Nhóm tự quản trong Học Viện cần thực hiện đúng trách nhiệm của người dẫn dắt những sinh viên khác về việc thực hiện đúng các quy định, đồng thời phải kịp thời truyền tải những thông tin và ý kiến của sinh viên, giáo viên về các vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý rác thải tới ban giám hiệu nhà trường. Ngồi ra, phải có cơ chế làm việc minh bạch, cơng khai nhằm tạo dựng lòng tin cho nhà trường cũng như cho sinh viên, phải làm gương trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, phát huy vai trò của người thủ lĩnh trong Học Viện. Hơn nữa, cần có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân/đồn thể thực hiện tốt trong q trình quản lý rác thải. Có thể thực hiện

những hoạt động khen thưởng ngay trong nội bộ lớp học với nhau hoặc trong khoa.

c Về phía khoa Xã hội học

- Khoa Xã hội học hỗ trợ nhóm sinh viên thực tập về mặt kiến thức, kỹ năng đồng thời là cầu nối vững chắc để ý tưởng của nhóm thực tập đến được với các thầy trong Ban giám đốc.

d Về phía nhóm thực tập

- Nghiên cứu, thực hiện báo cáo và gửi đề án chi tiết đến các cơ quan và cá nhân liên quan.

e Đối với nhóm cơng ty/cơng nhân vệ sinh mơi trường

- Nhóm cơng ty vệ sinh mơi trường cần trang bị đầy đủ số lượng thùng rác tại các khu cần thiết của Học Viện, tránh tình trạng để khơng có thùng rác khiến sinh viên khơng có chỗ để rác đặc biệt đối với những khu vực đông sinh viên như căng tin, đồng thời cần tìm hiểu các đặc điểm của cộng đồng sinh viên, từ đó có những điều chỉnh về thời gian thu gom hợp lý. Công nhân vệ sinh môi trường cần nghiêm túc thực hiện đúng quy trình thu gom rác, đặc biệt ở các nơi thí điểm phân loại rác, đồng thời hợp tác tích cực cùng các đồn thể trong trường và nhóm tự quản cấp cơ sở nhắc nhở, hướng dẫn sinh viên thực hiện đúng các quy định. Bên cạnh đó, phía cơng ty vệ sinh mơi trường, với tư cách là nhóm cung cấp dịch vụ đơ thị cần xây dựng một kênh phản hồi chính thức, như thư góp ý hay phiếu trưng cầu ý kiến để sinh viên có thể phản hồi trực tiếp về hiệu quả của các dịch vụ mà họ đang phải trả tiền.

f Đối với sở giáo dục và đào tạo

- Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục, tuyên truyền đối với học sinh các thói quen tiết giảm, tái sử dụng và tái chế rác thải nói chung và phân loại rác thải sinh hoạt nói riêng vào các giờ học tự nhiên, xã hội, các chương trình hoạt động ngoại khóa.

6 Đề xuất

- Hiện thực hóa mơ hình thùng rác 2 ngăn và ủ phân sinh học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG tại TRUNG tâm TRỢ GIÚP SINH VIÊN (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w