Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu Hoang Ngoc Au - Luan an - CN Quan ly kinh te (Trang 36 - 37)

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã được khẳng định

- Về mặt lý luận: đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể về QLNC trong HNQT cho các nước đang phát triển, tạo ra một khoảng trống kiến thức, thông tin về lĩnh vực này. Cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện QLNC ở Việt Nam trong HNQT, giai đoạn 2011-2022;

- Về thực tiễn: Đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng QLNC ở Việt Nam trong HNQT, giai đoạn 2011-2017 và đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện QLNC ở Việt Nam trong HNQT, giai đoạn 2018- 2022, tầm nhìn 2030.

1.2.2. Những vẫn đề cần tiếp tục làm rõ

Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu bổ sung, phát triển, làm rõ những vấn đề sau: - Khung lý thuyết về QLNC trong HNQT phù hợp cho các nước đang phát triển? nội dung cơ bản của QLNC cùng những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá QLNC trong HNQT? Trong HNQT, QLNC ở Việt Nam cần đạt những mục tiêu, nguyên tắc QLNC nào? những vấn đề gì đặt ra về yêu cầu cần tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán QLNC Việt Nam nhằm đảm an ninh tài chính-tiền tệ quốc gia trong HNQT giai đoạn 2018-2022?

- Đánh giá chính xác thực trạng, chỉ ra những hạn chế của QLNC ở Việt Nam trong HNQT trong giai đoạn 2011-2017, xác định các nguyên nhân chủ yếu của nó.

- Trong HNQT, Việt Nam cần sửa đổi khung pháp lý, mơ hình quản lý, công cụ quản lý, các nghiệp vụ QLNC thế nào để tiệm cận thông lệ quốc tế? Việt Nam cần làm gì để quản lý rủi ro nợ cơng khi tự do tài khoản vốn? cách thức vận động tài trợ trong môi trường cạnh tranh vốn gay gắt trên thị trường vốn quốc tế?

- Việt Nam làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ? để nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế?

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn nợ cơng Việt Nam trong HNQT, giai đoạn 2018-2022 cần chú trọng đến những vần đề nào?

- Để xây dựng hệ thống thông tin nợ công, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu trong nước và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLNC ở Việt Nam trong HNQT, tăng cường hợp tác quốc tế về QLNC Việt Nam cần phải những làm gì?

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Một phần của tài liệu Hoang Ngoc Au - Luan an - CN Quan ly kinh te (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w