Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 44 - 46)

DMO Đăng cai hội thảo

2.2.2. Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết

2.2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình

Tp. Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở

miền Nam Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành

phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đơng

Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thơng quan trọng cả về đường bộ, đường thủy

và đường khơng, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là một cửa ngõ quốc tế.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng cả đường không, đường bộ và đường thủy đối với toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam và là cửa ngõ quốc tế đến Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh phát triển du lịch MICE.

2.2.2.2. Thủy văn

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gịn, Tp. Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sơng khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 - 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sơng Sài Gịn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Một con sơng nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sơng Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sơng Đồng Nai và Sài Gịn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Sồi Rạp và Gành Rái. Ngồi các con sơng chính, Thành phố Hồ Chí Minh cịn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lị Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðơi....

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh được thiên nhiên ban tặng về mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch đa dạng, chằng chịt có thể phát triển sản phẩm du lịch đường sơng để phục vụ khách du lịch, trong đó có khách du lịch MICE.

2.2.2.3. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng

một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào

mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðơng Bắc từ biển Đơng, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khơ. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khơng có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm khơng khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khơ (74,5%). Bình qn độ ẩm khơng khí đạt 79,5%/năm.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng khơng có gió bão, thời tiết, khí hậu khá ổn định, ơn hịa có thể phát triển du lịch quanh năm. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch MICE.

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w